V.League đã kết thúc nhưng The Voice đang tiếp tục. Đó là hai cuộc thi ở hai lĩnh vực khác nhau, một là thi tài năng của chân và một là chọn tài năng của…mồm. Thế nhưng lại có những điểm tương đồng.
Ở V.League, có huấn luyện viên. Ở The Voice, để thêm tính chất thi đấu, thay vì gọi là Ban giám khảo, họ cũng có…huấn luyện viên.
Ở V.League, thu nhập của một HLV mỗi mùa có thể lên tới nửa tỷ. Ở The Voice, thù lao cho HLV cũng chẳng kém.
Ở V.League, đối đầu là một trong những cách để phân định thắng thua. Ở The Voice người ta dùng…đối mặt.
Ở V.League, người ta tranh giành nhau cầu thủ, hứa hẹn môi trường tốt, lương cao thậm chí khuyến khích cầu thủ "lật kèo" CLB cũ. Ở The Voice, vòng giấu mặt, các HLV cũng tranh giành nhau thí sinh theo một phong cách khá…chợ.
Ở V.League, có ông bầu "phát khóc" vì không biết nên chọn đội nào để vô địch, bởi đội bóng nào cũng là gà nhà, là át chủ bài và chung một nguồn sữa đầu tư. Ở The Voice, tại vòng đối đầu, có HLV khóc như mưa vì không biết chọn ai, loại ai vì thí sinh nào cũng được yêu quý.
Ở V.League, có những HLV được mời về với chi phí cả tỷ nhưng NHM đội bóng không biết ông thầy đắt giá này sẽ dạy gì cho các cầu thủ. Cuối cùng thì ông HLV ấy chẳng dạy được điều gì thật, kết quả đội bóng xuống hạng. Ở The Voice, một ca sỹ đàn chị cũng đã hỏi các HLV câu hỏi tương tự "Không biết họ sẽ dạy thí sinh bằng cái gì?".
Ở V.League, sức mạnh của đội bóng là những cầu thủ ngoại. Ở The Voice, sức mạnh và nơi phô diễn khả năng của các đội chơi là những bài hát ngoại.
Ở V.League, có những đội bóng (như CS.Đồng Tháp) biết chắc là sẽ xuống hạng dù vẫn còn khả năng trụ hạng ở những vòng đấu cuối. Vậy là cứ phải thi đấu và hy vọng nhưng kết cục xuống hạng vẫn cứ xuống hạng vì "chạy" cũng không kịp so với các đội khác. Ở The Voice có những thí sinh biết chắc là mình sẽ thua trong vòng đối mặt để rồi vẫn cứ phải đấu và hát xong nước mắt ròng ròng chờ thông báo…bị loại. Đơn giản là dù có hát tốt hơn nhưng không có độ "hot" và khả năng câu khán giả bằng đối thủ.
Ở V.League, người ta câu khán giả đến sân bằng…beer và miễn phí. Ở The Voice, họ câu rating bằng tranh cãi và các loại chiêu trò.
Ở V.League, năm nay, những tưởng sẽ là một giải bóng đá cực hay sau những thay đổi về quản lý, nhưng càng về sau thì thực trạng vẫn y nguyên và nói chung cả chặng đường V.League 2012 càng về sau càng…chán. Ở The Voice, càng vào những vòng sau xem ra càng…nhạt.
Còn bao nhiêu tương đồng nữa…
Chỉ biết là V.League đã khởi đầu như "The Voice" mà khúc đuôi thì như "The…Chuột".
Ở V.League, có huấn luyện viên. Ở The Voice, để thêm tính chất thi đấu, thay vì gọi là Ban giám khảo, họ cũng có…huấn luyện viên.
Ở V.League, thu nhập của một HLV mỗi mùa có thể lên tới nửa tỷ. Ở The Voice, thù lao cho HLV cũng chẳng kém.
Ở V.League, đối đầu là một trong những cách để phân định thắng thua. Ở The Voice người ta dùng…đối mặt.
Ở V.League, người ta tranh giành nhau cầu thủ, hứa hẹn môi trường tốt, lương cao thậm chí khuyến khích cầu thủ "lật kèo" CLB cũ. Ở The Voice, vòng giấu mặt, các HLV cũng tranh giành nhau thí sinh theo một phong cách khá…chợ.
Ở V.League, có ông bầu "phát khóc" vì không biết nên chọn đội nào để vô địch, bởi đội bóng nào cũng là gà nhà, là át chủ bài và chung một nguồn sữa đầu tư. Ở The Voice, tại vòng đối đầu, có HLV khóc như mưa vì không biết chọn ai, loại ai vì thí sinh nào cũng được yêu quý.
Ở V.League, có những HLV được mời về với chi phí cả tỷ nhưng NHM đội bóng không biết ông thầy đắt giá này sẽ dạy gì cho các cầu thủ. Cuối cùng thì ông HLV ấy chẳng dạy được điều gì thật, kết quả đội bóng xuống hạng. Ở The Voice, một ca sỹ đàn chị cũng đã hỏi các HLV câu hỏi tương tự "Không biết họ sẽ dạy thí sinh bằng cái gì?".
Ở V.League, sức mạnh của đội bóng là những cầu thủ ngoại. Ở The Voice, sức mạnh và nơi phô diễn khả năng của các đội chơi là những bài hát ngoại.
Ở V.League, có những đội bóng (như CS.Đồng Tháp) biết chắc là sẽ xuống hạng dù vẫn còn khả năng trụ hạng ở những vòng đấu cuối. Vậy là cứ phải thi đấu và hy vọng nhưng kết cục xuống hạng vẫn cứ xuống hạng vì "chạy" cũng không kịp so với các đội khác. Ở The Voice có những thí sinh biết chắc là mình sẽ thua trong vòng đối mặt để rồi vẫn cứ phải đấu và hát xong nước mắt ròng ròng chờ thông báo…bị loại. Đơn giản là dù có hát tốt hơn nhưng không có độ "hot" và khả năng câu khán giả bằng đối thủ.
Ở V.League, người ta câu khán giả đến sân bằng…beer và miễn phí. Ở The Voice, họ câu rating bằng tranh cãi và các loại chiêu trò.
Ở V.League, năm nay, những tưởng sẽ là một giải bóng đá cực hay sau những thay đổi về quản lý, nhưng càng về sau thì thực trạng vẫn y nguyên và nói chung cả chặng đường V.League 2012 càng về sau càng…chán. Ở The Voice, càng vào những vòng sau xem ra càng…nhạt.
Còn bao nhiêu tương đồng nữa…
Chỉ biết là V.League đã khởi đầu như "The Voice" mà khúc đuôi thì như "The…Chuột".
Song An(Thể Thao 24h)
Bình luận