• Zalo

Đầu năm 2014, sản xuất Việt Nam tăng vượt bậc

Kinh tếThứ Năm, 06/02/2014 09:01:00 +07:00Google News

(VTC News) - Sản lượng sản xuất, đơn đặt hàng tăng kỷ lục từ tháng 4/2011 đến nay kéo tỷ lệ tồn kho giảm mạnh và đi theo đó là nhu cầu việc làm tiếp tục tăng trong vòng 6 tháng nay là tín hiệu vui đối với sản xuất Việt Nam đầu năm 2014.

Thông tin vừa được Ngân hàng HSBC (Việt Nam) công bố liên quan đến Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 1/2014.
Sản xuất tăng kỷ lục
Theo đó, tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã lấy lại được động lực vào đầu năm 2014 mà điển hình là sản lượng đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011 cho đến nay.
Cụ thể, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần được điều chỉnh theo mùa đã tăng trong hai tháng liên tiếp, đạt 52,1 điểm trong tháng 1/2014 so với 51,8 điểm trong tháng 12/2013. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh của lĩnh vực sản xuất đã được cải thiện trong suốt năm tháng liền và là mức cải thiện cao kỷ lục sau số liệu được ghi nhận từ tháng 4/2011.
kinh tế, ngành sản xuất, tăng trưởng, Việt Nam, phục hồi, khởi sắc

Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã lấy lại được động lực vào đầu năm 2014 với sản lượng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011

Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ tư trong vòng năm tháng qua, với một tốc độ nhanh đạt mức 52,4 điểm và chỉ thay đổi một chút so với tốc độ của tháng 12/2013. Nhưng đơn hàng xuất khẩu tăng 52,2 điểm, vượt so với tháng 12/2013 đến 3,1 điểm. Điều này cho thấy nhu cầu của khách hàng đã tăng lên, đặt biệt là đơn hàng xuất khẩu mới đã kết thúc chuỗi giảm kéo dài hai tháng trước đó. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng đã giảm mạnh trong ba tháng liên tiếp vừa qua.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng cũng đạt mức cao thứ nhì trong lịch sử khảo sát ở mức 52,1 điểm kể từ tháng 4/2011 và sản lượng tăng suốt bốn tháng qua cho thấy những dấu hiệu khởi sắc trong lĩnh vực sản xuất tại Viêt Nam
Mua hàng tăng tốc
Sản lượng tăng trưởng đã kéo theo đó là hoạt động mua hàng gia tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát. Theo bộ phận nghiên cứu của HSBC hoạt động giao hàng hoá cho khách hàng đã làm giảm đáng kể tồn kho hàng hóa sau sản xuất tại các công ty sản xuất của Việt Nam. Tốc độ giảm hàng tồn kho là nhanh nhất kể từ tháng 2/2013. Theo nghiên cứu, hàng tồn kho đã giảm 2 điểm so với tháng trước còn 45,1 điểm và chỉ số lượng hàng mua tăng đến 55,2 điểm, cao nhất từ tháng 4/2011 đến nay.
kinh tế, ngành sản xuất, tăng trưởng, Việt Nam, phục hồi, khởi sắc

Tháng 1/2014, ngành sản xuất Việt Nam chứng kiến dấu hiệu khởi sắc của các chỉ số thị trường

Theo số liệu khảo sát, mặc dù giá cả đầu vào vẫn tiếp tục tăng trong tháng 1/2014, nhưng tốc độ tăng chỉ nhích nhẹ so với cuối năm 2013 từ 54,7 điểm của tháng 12/2013 lên 54,8 điểm. Trong khi đó, một số nhà cung cấp đã bắt đầu tăng giá bán lên 50,4 so với 49 điểm của tháng trước. Việc tăng chi phí đầu vào đã làm cho các nhà sản xuất phải tăng giá đầu ra trong tháng, nhưng mức tăng giá cả đầu ra đã liên tiếp trong bốn tháng qua cho thấy những dấu hiệu phục hồi đối với các đơn hàng trong suốt thời gian qua
Với số liệu này, việc chỉ số hàng tồn kho giảm 2 điểm trong tháng 1/2014 so với tháng trước còn 45,1 điểm là điều dễ hiểu càng làm giới nghiên cứu lạc quan hơn.
Nhu cầu việc làm tăng 6 tháng liên tiếp
Nhu cầu cao về sản xuất kéo theo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng lên. Thị trường lao động tháng 1/2014 chứng kiến một loạt các thông báo tuyển dụng thêm của các doanh nghiệp. Và càng lạc quan hơn khi việc làm đã tăng trong suốt 6 tháng qua, mặc dù tốc độ tăng việc làm có chậm lại một chút so với tháng 12/2013 nhưng vẫn ở mức cao là 53 điểm.
kinh tế, ngành sản xuất, tăng trưởng, Việt Nam, phục hồi, khởi sắc

 Tăng trưởng ngành sản xuất kéo theo nhu cầu về lao động tăng liên tiếp trong 6 tháng qua (ảnh : internet)

Đánh giá về các số liệu khả quan này, Trinh Nguyen, Chuyên viên kinh tế Ngân hàng HSBC nói: “Sự bật dậy đáng chú ý của lĩnh vực sản xuất phản ánh nhu cầu đã mạnh lên cả ở trong  nước và nước ngoài. Việc làm tiếp tục tăng cho thấy các nhà sản xuất lạc quan về triển vọng tăng trưởng của lĩnh vực này. Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu sẽ có một năm tăng mạnh nữa ở Việt Nam, nâng tỷ lệ tăng trưởng lên 5,6%. Với mức tăng giá đầu vào ổn định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có khả năng chưa thay đổi lãi suất”.
Bình luận
vtcnews.vn