• Zalo

Đau lưng dưới bên trái và những điều cần lưu ý

Gia đìnhThứ Tư, 12/04/2023 07:37:05 +07:00Google News

Đau thắt lưng bên trái là tình trạng nhiều người thường xuyên gặp phải, dưới đây là một số phương pháp để phòng ngừa bệnh lý này.

Đau lưng bên trái là triệu chứng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cơn đau lưng trái là do bệnh lý thì người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả.

1. Tình trạng đau thắt lưng bên trái  

Đau nhức thắt lưng là những cơn đau xuất hiện từ phần lưng dưới vùng thắt lưng. Những cơn đau này tập trung ở phần bên trái và lan rộng xuống chân hoặc lan ra vùng cột sống lưng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng đau thắt lưng trái sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Đau lưng dưới bên trái và những điều cần lưu ý - 1

Triệu chứng đau lưng dưới bên phải

2. Các nguyên nhân dẫ đến đau thắt lưng bên trái

  •  Tổn thương hoặc căng cơ: Nguyên nhân bị đau thắt lưng bên trái do tổn thương cơ hoặc tình trạng căng cơ kéo dài vô cùng phổ biến với nhóm đối tượng người bệnh trẻ tuổi. 
  • Thoát vị đĩa đệm : Thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm bị rách lớp vòng sợi bên ngoài, hoặc lớp vòng này bị suy giảm rõ rệt khả năng giãn. Từ đó, nhân nhầy bên trong khớp bị rò rỉ ra bên ngoài và chèn ép rễ thần kinh, gây ra những cơn đau tại vị trí đó.

Một số loại thoát vị đĩa đệm có thể gây ra cơn đau lưng bên trái gồm:

- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

- Thoái hóa khớp ở khớp mặt

- Rối loạn chức năng khớp

  • Nhiễm trùng thận hay viêm thận là tình trạng thận, cụ thể là cầu thận bị vi khuẩn gây hại xâm nhập. 
  • Sỏi thận gây đau lưng thường là các trường hợp người bệnh có sỏi với kích thước lớn. 
  •  Viêm tụy là một bệnh khởi phát gây ra triệu chứng đau lưng trái ở người bệnh. 
  • Lạc nội mạc tử cung là một bệnh tiết niệu, phát bệnh khi các mô tế bào tử cung phát triển bất thường bên ngoài tử cung. 
  • Viêm khớp là một trong những tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. 
  • Gãy xương do căng thẳngVỡ xương do mỏi hay gãy xương do căng thẳng là hiện tượng cấu trúc xương hoặc các đốt sống bị phá huỷ hoàn toàn. 
  • Mang thai là quá trình thay đổi nội tiết tố nhiều nhất phụ nữ. 
  • Rối loạn cơ xương khớp gọi chung là sự suy giảm chức năng các khớp và bộ phận liên quan đến vận động của khớp bao gồm: gân, xương, khớp, cơ, sụn, . .. 
  • Hầu hết các khối u cột sống gây đau nhức lưng và cũng có thể bị tổn thương dây thần kinh, ví dụ như liệt hoặc yếu. Một số ít trường hợp sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào. Các triệu chứng ung thư cũng sẽ khác nhau rất lớn tùy theo vị trí và loại u cụ thể.

3. Cách điều trị đau lưng dưới bên trái

3.1. Cách điều trị tại nhà

Cách điều trị đau lưng bên trái được ưu tiên nhất là người bệnh cần đến thăm khám với các bác sĩ chuyên môn. Việc này giúp người bệnh được điều trị kịp thời, phù hợp với tình trạng tổn thương vùng cơ xương và thể trạng của mình.

  • Hạn chế vận động nặng đặc biệt là vận động phần thắt lưng đang đau.
  • Nên nghỉ ngơi và đặt cơ thể ở trạng thái thư giãn để giảm tình trạng căng thẳng cho phần lưng.
  • Tập giãn cơ hoặc vận động nhẹ với các bài tập dành cho người đau lưng hoặc các bài tập yoga nhẹ nhàng.
  • Trường hợp sưng tấy hoặc căng cứng cơ quá mức thì người bệnh có thể chườm nóng, chườm lạnh để giảm tình trạng này.Có thể sử dụng các liệu pháp điều trị như châm cứu, bấm huyệt,…
  • Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách giảm chất đạm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,... hải sản tôm, cua, ghẹ,... 
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ trong bữa ăn và hạn chế rượu bia, chất kích thích trong sinh hoạt hàng ngày.
Đau lưng dưới bên trái và những điều cần lưu ý - 2

Điều trị đau lưng tại nhà hiệu quả

3.2. Đến cơ sở y tế

  • Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh để giảm đau nhức và dựa trên các nguyên nhân để được kê đơn hoặc có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Thực hiện các loại chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp Xquang, chụp CT, chụp MRI cắt lớp,…
  • Tiêm tê màng cứng để giúp giảm đau thắt lưng bên trái hay bên phải dành cho các trường hợp đau nhức do các nguyên nhân về xương khớp.
  • Đeo đai trị liệu để giúp định hình cột sống tránh những ảnh hưởng về tư thế từ đó sẽ giúp cho người bệnh có thể hồi phục tình trạng tổn thương hiệu quả hơn.
  • Tập vật lý liệu trị liệu bằng các bài tập dành cho vùng thắt lưng 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng đau thắt lưng bên trái hay bên phải và cách điều trị hiệu quả.

Lam Nguyn
Bình luận
vtcnews.vn