Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là một nhóm bệnh do lượng mỡ trong gan tăng cao gây ra. Những rối loạn bất thường trong giấc ngủ có thể cho thấy gan không khỏe mạnh.
Gan đóng vai trò quan trọng đối với nội tiết tố của một người.
Khi các hormone trong cơ thể đã hoàn thành nhiệm vụ, kích hoạt phản ứng căng thẳng hay chuẩn bị cho quá trình rụng trứng, hormone sẽ báo cáo cho gan, nơi chúng bị phân hủy và ngừng hoạt động. Quy trình này này ngăn ngừa sự mất cân bằng nội tiết tố xảy ra.
Nhiều loại hormone khác nhau có khả năng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Cortisol là một loại hormone stress thường được tiết ra ngay trước khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng cho ngày mới.
Melatonin được tạo ra khi ánh sáng tự nhiên tắt dần, đem lại cảm giác thư thái và buồn ngủ để chuẩn bị cho giờ đi ngủ.
Gan của bạn có thể ảnh hưởng đến các hormone này theo một số cách.
Nếu bạn dễ bị căng thẳng hoặc lo lắng, điều đó đồng nghĩa nồng độ cortisol trong máu của bạn tăng cao. Khối lượng công việc của gan sẽ tăng lên để ngừng hoạt động loại hormone này.
Trong trường hợp bệnh nhân căng thẳng mạn tính, gan có nguy cơ bị quá tải, lượng cortisol dư thừa tồn tại trong cơ thể lâu hơn.
Khi không khỏe mạnh, gan sẽ phải vật lộn để phân hủy melatonin. Bạn sẽ thấy mệt mỏi vào ban ngày, tỉnh táo vào ban đêm. Do đó, rối loạn giấc ngủ trong khoảng thời gian từ 1h đến 3h sáng thường liên quan đến lá gan suy yếu.
Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Anh phân tích rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân xơ gan. Theo đó, các nguyên nhân chính của xơ gan liên quan đến uống rượu, viêm gan siêu vi B và C, rối loạn chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Rối loạn giấc ngủ - thức thường gặp ở bệnh xơ gan, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Những bất thường phổ biến nhất là mất ngủ (khó đi vào giấc ngủ, không ngon giấc), buồn ngủ quá mức vào ban ngày, rối loạn nhịp sinh học.
Ngoài sử dụng thuốc, giới nghiên cứu tìm cách giải quyết vấn đề bằng các liệu pháp thực hành chánh niệm, yoga.
Bình luận