Không bao giờ nói lời cảm ơn với cha mẹ
Đứa trẻ thể hiện thái độ cư xử đúng mực với người khác nhưng lại không bao giờ thể hiện lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình. Trẻ em quên nói lời cảm ơn không phải do chúng cố ý hay muốn làm cha mẹ buồn, mà chỉ vì chúng cho rằng những gì cha mẹ làm cho mình là điều đương nhiên.
Các nhà tâm lý học cho rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trong tương lai vì cha mẹ đã không dạy chúng cách yêu thương và biết ơn những người luôn quan tâm, lo lắng nhất cho mình
Không làm việc nhà
Cha mẹ nào cũng nên có trách nhiệm dạy con làm việc nhà. Khi 3 tuổi, bé có thể tự nhặt đồ chơi. Khi 5 tuổi, trẻ có thể giúp đỡ làm những công việc nhỏ. Khi lên 10, chúng có thể giúp mẹ nấu ăn. Nếu cha mẹ tìm mọi cách để bắt trẻ làm việc nhà mà chúng không chịu, đó là dấu hiệu cho thấy đây là đứa trẻ hư.
Theo thống kê, ngày nay, trẻ em từ 3 - 12 tuổi dành khoảng 3 tiếng mỗi tuần để làm việc nhà, đối lập với 14 tiếng dành ra để chơi game, lên mạng... Những đứa trẻ này sẽ không có trách nhiệm đối với gia đình, và trong tương lai chúng cũng sẽ không tự xoay sở được để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của mình.
Không hòa đồng với bạn bè
Khi giao tiếp với những đứa trẻ khác, một đứa trẻ hư không biết rằng chúng không thể nhận được điều gì từ người khác mà không cho đi trước tiên. Việc chỉ biết đến nhu cầu của mình và thiếu sự đồng cảm bạn bè không muốn chơi cùng những đứa trẻ này. Lúc này, đứa trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái nhưng lại không biết nguyên nhân vì sao, do đó chúng đổ lỗi cho cách cư xử của mọi người đối với mình.
Tức giận khi không có được thứ mình muốn
Không ai có thể phủ nhận được rằng đây là biểu hiện của một đứa trẻ hư. Điều này có thể bình thường với một đứa trẻ mới tập đi, nhưng không hề bình thường với một đứa trẻ đã đến tuổi đi học. Cha mẹ nên nhớ rằng, nếu con cái đòi bằng được một thứ gì đó và bạn cho chúng, chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc và thấy rằng mình có thể "thao túng" được cha mẹ, còn bạn thì thấy mệt mỏi, kiệt sức, thì đây chắc chắn không phải là một mối quan hệ tốt đẹp.
Không thích các hoạt động thi đấu
Các nhà tâm lý học thường khiến chúng ta tin rằng, chúng ta phải luôn ủng hộ, khen ngợi con cái như những người giỏi nhất để chúng không bị tổn thương. Nhưng điều này là không đúng. Cha mẹ nên dạy con một bài học quan trọng rằng chúng ta có thể thất bại nhiều lần, và phải biết chấp nhận nó để tiến bộ hơn.
Những đứa trẻ luôn nghĩ là mình người giỏi nhất sẽ thường từ chối và không muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động hay cuộc thi nào.
Cư xử với cha mẹ như với bạn bè
Hãy chấp nhận sự thật, cha mẹ là tác nhân chính làm hư đứa trẻ. Họ chỉ biết đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt mà không giúp đứa trẻ định hướng tốt trong cuộc sống. Kết quả là, đứa trẻ sẽ tỏ ra thiếu tôn trọng cha mẹ. Chúng nghĩ rằng bản thân có vị thế quan trọng như cha mẹ (hay thậm chí còn lớn hơn) và cho phép mình có những hành động tự phụ.
Chiếm mọi thời gian của cha mẹ
Khi phụ huynh biến đứa trẻ thành trung tâm của vũ trụ, chúng sẽ hoàn toàn sống phụ thuộc vào cha mẹ. Quan tâm đầy đủ đến con cái là điều cần thiết, nhưng cha mẹ nào cũng cần những khoảng thời gian riêng. Được toàn bộ gia đình xoay quanh sẽ là cơ sở khiến đứa trẻ thêm hư.
Cãi nhau với người lớn
Bạn đã bao giờ gặp những cha mẹ luôn bảo vệ con cái vô điều kiện, bất chấp chúng làm sai chưa? Điều này sẽ tạo cho đứa trẻ suy nghĩ chúng luôn đúng và những người khác đều là kẻ ngốc. Bên cạnh đó, khi cha mẹ không thể hiện quyền của mình, đứa trẻ sẽ không biết sợ, từ đó thiếu tôn trọng với tất cả mọi người.
Không hiểu giá trị đồng tiền
Đứa trẻ cần hiểu tiền không phải từ trên trời rơi xuống mà đó là thành quả lao động của cha mẹ. Khi cha mẹ cố gắng không để đứa con phải suy nghĩ về tiền nong, đứa trẻ sẽ lớn lên với niềm tin rằng mọi mong muốn của chúng đều quan trọng hơn là khả năng tài chính của gia đình.
Nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ này sẽ khó độc lập tài chính và thường xuyên vay nợ hơn.
Thường xuyên than buồn
Nếu đứa trẻ không biết tự khuây khỏa và luôn than vãn về sự buồn chán thì đó chính là dấu hiệu của một đứa trẻ hư.
Không kiểm soát cảm xúc
Mỗi chúng ta đều từng thất bại trong việc làm chủ cảm xúc, nhưng những đứa trẻ hư thậm chí còn không có cơ hội để học cách kiểm soát cảm xúc. Chúng sẽ thể hiện mọi cảm xúc như một đứa bé sơ sinh, thậm chí về già cũng sẽ vậy. Chúng không biết kiểm soát tính khí, phân tích hành vi hoặc làm chủ bản thân. Cách duy nhất chúng biết là "trình diễn" toàn bộ xúc cảm của mình.
Bình luận