(VTC News) – Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, loại dầu được tái chế từ cống rãnh có chứa rất nhiều chất độc như kim loại nặng gây độc ghê gớm cho con người.
Ngày 10/9, sau khi biết thông tin về việc tập đoàn Chang Guann của Đài Loan sản xuất và kinh doanh dầu ăn được tái chế từ váng dầu cống rãnh và rác thải nhà bếp, cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tiến hành rà soát danh sách các sản phẩm dầu ăn và các sản phẩm từ dầu ăn của Đài Loan được công bố để nhập khẩu vào Việt Nam.
Vào thời điểm đó, cục này chưa phát hiện có sản phẩm nào đã công bố để nhập khẩu vào Việt Nam.
Nhưng đến ngày 15/9/2014, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội thông báo công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại Cửu Hương đã nhập khẩu từ Đài Loan hai loại sản phẩm của công ty Hữu hạn Cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Wei Chuan, Đài Loan có chứa dầu ăn bẩn.
Hai loại sản phẩm này là dưa chuột trộn thịt lợn đóng hộp (canned picked cucumber with pork) loại 170g, số lượng 240 thùng, ngày sản xuất 01/5/2014, hạn sử dụng 01/5/2017 và sốt thịt cay đóng hộp (canned minced meat with chilli) loại 150g, số luợng 240 thùng, ngày sản xuất 31/5/2014, hạn sử dụng 31/5/2017.
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại Cửu Hương dừng ngay việc lưu thông, khẩn trương thu hồi các sản phẩm nêu trên và báo cáo kết quả về Cục trước ngày 20/9/2014.
Tối 19/9, Chi cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã đến công ty này để làm việc nhưng vì muộn nên công ty này đã đóng cửa. Sáng 20/9, chi cục tiếp tục đến làm việc với Cty Cửu Hương.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc dầu bẩn từ Đài Loan, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa cho rằng, loại dầu được tái chế từ cặn bã cống rãnh có chứa rất nhiều chất độc, nó là một hỗn hợp chất chứa kim loại nặng.
Việc dầu bẩn làm từ nước thải cống rãnh là có thật. Không phải chỉ nước ngoài mà ngay cả Việt Nam trước đây đã phát hiện một cơ sở sản xuất dầu ăn từ cống rãnh tại TP. HCM.
Lý giải nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp lại dùng nước cống rãnh để làm dầu ăn, PGS Thịnh giải thích: “Trong nước thải sinh hoạt hàng ngày, người dân ăn thường xả nước trực tiếp xuống cống rãnh, khi xả xuống cống rãnh thì mỡ thừa không hòa tan trong nước. Vì thế, nó sẽ nổi lên trên bề mặt. Đó chính là lý do tại sao một số cơ sở sản xuất lại dùng nước cống rãnh, hay nói cách khác là vớt mỡ nổi ở cống rãnh để sản xuất dầu ăn là vậy”.
Theo ông Thịnh, ở các nước phát triển họ thường thu hồi dầu mỡ, bao gồm dầu thực vật và dầu máy móc ở dưới các cống rãnh, nhưng mục đích thu hồi của họ là để xử lý môi trường hoặc để tái chế, bôi trơn, rửa máy.
Còn việc, dùng váng nổi của dầu mỡ để tái chế thành dầu mỡ ăn hàng ngày thì là việc làm quá liều và quá nguy hiểm. Bởi khi dầu mỡ vào nước nó rất dể bị nhiễm các chất độc hóa học, thêm vào đó là việc vi khuẩn thâm nhập. Như vậy là ảnh hưởng rất lớn đến con người.
Tất nhiên, việc dùng loại dầu mỡ này không thể chết ngay hay ngộ độc ngay được mà nó sẽ ngấm từ từ. Vì người dùng với liều lượng nhất định chứ nó không như nước uống hàng ngày.
Về đối tượng sử dụng, ông Thịnh cho biết đối tượng sử dụng chủ yếu là những người có thu nhập thấp, hoặc giới trẻ ăn những thức ăn, đồ uống vỉa hè. “ Đa số những người có thu nhập thấp, ham rẻ hoặc các cô cậu sinh viên sẽ là người sử dụng các loại dầu mỡ bẩn này, bởi người có điều kiện cao không ai sử dụng những loại dầu đóng can, đóng thùng hoặc không nguồn gốc”, PGS Thịnh phân tích.
» Dầu bẩn Đài Loan: Lộ danh sách thương hiệu có tại Việt Nam
» Dầu ăn bẩn Đài Loan có trên bàn ăn người Việt?
» Việt Nam nhập dầu bẩn từ Đài Loan
Nam Anh
Ngày 10/9, sau khi biết thông tin về việc tập đoàn Chang Guann của Đài Loan sản xuất và kinh doanh dầu ăn được tái chế từ váng dầu cống rãnh và rác thải nhà bếp, cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tiến hành rà soát danh sách các sản phẩm dầu ăn và các sản phẩm từ dầu ăn của Đài Loan được công bố để nhập khẩu vào Việt Nam.
Vào thời điểm đó, cục này chưa phát hiện có sản phẩm nào đã công bố để nhập khẩu vào Việt Nam.
Dầu, mỡ bẩn thường được đóng can không nhãn mác. Ảnh minh họa. |
Hai loại sản phẩm này là dưa chuột trộn thịt lợn đóng hộp (canned picked cucumber with pork) loại 170g, số lượng 240 thùng, ngày sản xuất 01/5/2014, hạn sử dụng 01/5/2017 và sốt thịt cay đóng hộp (canned minced meat with chilli) loại 150g, số luợng 240 thùng, ngày sản xuất 31/5/2014, hạn sử dụng 31/5/2017.
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại Cửu Hương dừng ngay việc lưu thông, khẩn trương thu hồi các sản phẩm nêu trên và báo cáo kết quả về Cục trước ngày 20/9/2014.
Tối 19/9, Chi cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã đến công ty này để làm việc nhưng vì muộn nên công ty này đã đóng cửa. Sáng 20/9, chi cục tiếp tục đến làm việc với Cty Cửu Hương.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc dầu bẩn từ Đài Loan, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa cho rằng, loại dầu được tái chế từ cặn bã cống rãnh có chứa rất nhiều chất độc, nó là một hỗn hợp chất chứa kim loại nặng.
Việc dầu bẩn làm từ nước thải cống rãnh là có thật. Không phải chỉ nước ngoài mà ngay cả Việt Nam trước đây đã phát hiện một cơ sở sản xuất dầu ăn từ cống rãnh tại TP. HCM.
Lý giải nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp lại dùng nước cống rãnh để làm dầu ăn, PGS Thịnh giải thích: “Trong nước thải sinh hoạt hàng ngày, người dân ăn thường xả nước trực tiếp xuống cống rãnh, khi xả xuống cống rãnh thì mỡ thừa không hòa tan trong nước. Vì thế, nó sẽ nổi lên trên bề mặt. Đó chính là lý do tại sao một số cơ sở sản xuất lại dùng nước cống rãnh, hay nói cách khác là vớt mỡ nổi ở cống rãnh để sản xuất dầu ăn là vậy”.
Theo ông Thịnh, ở các nước phát triển họ thường thu hồi dầu mỡ, bao gồm dầu thực vật và dầu máy móc ở dưới các cống rãnh, nhưng mục đích thu hồi của họ là để xử lý môi trường hoặc để tái chế, bôi trơn, rửa máy.
Còn việc, dùng váng nổi của dầu mỡ để tái chế thành dầu mỡ ăn hàng ngày thì là việc làm quá liều và quá nguy hiểm. Bởi khi dầu mỡ vào nước nó rất dể bị nhiễm các chất độc hóa học, thêm vào đó là việc vi khuẩn thâm nhập. Như vậy là ảnh hưởng rất lớn đến con người.
Tất nhiên, việc dùng loại dầu mỡ này không thể chết ngay hay ngộ độc ngay được mà nó sẽ ngấm từ từ. Vì người dùng với liều lượng nhất định chứ nó không như nước uống hàng ngày.
Về đối tượng sử dụng, ông Thịnh cho biết đối tượng sử dụng chủ yếu là những người có thu nhập thấp, hoặc giới trẻ ăn những thức ăn, đồ uống vỉa hè. “ Đa số những người có thu nhập thấp, ham rẻ hoặc các cô cậu sinh viên sẽ là người sử dụng các loại dầu mỡ bẩn này, bởi người có điều kiện cao không ai sử dụng những loại dầu đóng can, đóng thùng hoặc không nguồn gốc”, PGS Thịnh phân tích.
» Dầu bẩn Đài Loan: Lộ danh sách thương hiệu có tại Việt Nam
» Dầu ăn bẩn Đài Loan có trên bàn ăn người Việt?
» Việt Nam nhập dầu bẩn từ Đài Loan
Nam Anh
Bình luận