Theo The Guardian, ngày nay Mông Cổ là một trong những quốc gia điển hình của "khủng hoảng giới ngược''. Tại đất nước này, phụ nữ có trình độ giáo dục cao hơn đàn ông, ít có nguy cơ thất nghiệp hơn,sống lâu hơn trung bình khoảng 10 năm.
Nhiều phụ nữ Mông Cổ ở thành thị có xu hướng độc thân sau khi học đại học và có việc làm tốt, bởi họ cảm thấy chật vật để tìm được người bạn đời phù hợp. Tỷ lệ kết hôn ở thủ đô Ulaanbaatar giảm mạnh từ 22,9 xuống 8,9/1000 người/năm theo văn phòng thống kê quốc gia.
Dân số ở thủ đô Ulaanbaatar chiếm gần một nửa trong tổng số 3 triệu dân trên cả nước, và tại đây phụ nữ nhiều hơn đàn ông khoảng 60.000 người. Tại các trường đại học và ở môi trường làm việc thường có nhiều phụ nữ hơn đàn ông.
Video: Bình đẳng giới, chồng cũng bị vợ đánh
Một khảo sát của Ngân hàng thế giới tháng 3/2018 tiết lộ đàn ông Mông Cổ ngoài 20 tuổi thường mô tả phụ nữ là tham vọng hơn nam giới, điều khiến họ thấy không hấp dẫn. Một số thắc mắc tại sao phụ nữ lại đầu tư quá nhiều vào giáo dục, trong khi điều đó làm tăng “nguy cơ” họ không kiếm được chồng.
Theo ông Boldbaatar Tumur Hội trưởng Hội đàn ông một tỉnh ở Mông cổ chia sẻ: “khủng hoảng giới ngược” ở Mông Cổ phản ánh tình trạng những người đàn ông ở đây không được quan tâm đúng mức. Hàng nghìn nam giới Mông Cổ mất việc từ những năm 1990 và vẫn chưa phục hồi được, họ đối mặt với nạn nghiện rượu và thất nghiệp trong khi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đều quan tâm đến phụ nữ nhiều hơn''.
“Phụ nữ bắt đầu không coi trọng đàn ông Mông Cổ vì họ đã bị tụt lại phía sau. Không có người phụ nữ nào muốn sống với một người đàn ông kém trình độ hơn. Mặt khác, những người đàn ông cảm thấy phụ nữ đang tìm kiếm người giàu có và có trình độ hơn họ” – Tumur nói.
Bình luận