Giá BĐS ở các khu vực ngoại thành vẫn chủ yếu vận hành theo kiểu "tin đồn", rỉ tai nhau nên chuyện “sốt” giá là “sốt” ảo, giờ đây khi đang giảm mạnh là giá đất đang trở về giá trị thực của nó.
Không nằm ngoài vòng xoáy giảm giá, trầm lắng chung của thị trường bất động sản (BĐS), đất thổ cư tại nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội như: Thanh Trì, Từ Liêm, Hoài Đức, Đông Anh, Sóc Sơn… tiếp tục rớt giá từng ngày, điều quan trọng dù giá giảm nhưng chẳng có người hỏi mua…
Giá giảm cao nhất tới hơn 50%
Bà Nguyễn Thị Lúy ở Văn Điển (huyện Thanh Trì) đang “đỏ mắt” chờ người đến hỏi mua đất vì gia đình có việc cần tiền, nhưng đánh tiếng bán gấp suốt vài tháng nay cũng chưa thấy người nào hỏi cả.
“Thời điểm này năm ngoái, mảnh đất 100m2 này của tôi đã được khách trả từ 27 – 40 triệu đồng/m2 mà tôi ngần ngừ không bán vì cứ nghĩ càng để đất càng có giá. Hơn nữa, lúc đó cũng chưa có việc nên mới không bán, nào ngờ giờ muốn bán mà khó quá, người mua chạy đâu hết cả”, bà Lúy kể lại.
Đi xa hơn một chút nhưng vẫn ở khu vực huyện Thanh Trì, tại Đông Mỹ mảnh đất cách đường to chưa đầy 100m trước đây đã có khách trả tới 37 triệu đồng/m2 mà chủ nhân mảnh đất cũng không đồng ý, đến nay hạ giá bán chỉ 27 triệu đồng/m2 cũng chưa thấy có ai hỏi mua.
Thậm chí, mảnh đất khá đẹp với diện tích gần 60 m2, mặt tiền 5m, nằm ngay mặt đường rộng 4m ở Duyên Hà đang được chủ nhân rao bán chỉ với giá 20 triệu đồng/m2.
Theo khảo sát của PV, giá đất ở khu vực huyện Đan Phượng, Hoài Đức cũng không nằm ngoài vòng xoáy giảm giá. Nếu như trước đây, đất thổ cư ở Đan Phượng có lúc được đẩy lên mức 70-80 triệu đồng/m2 thì nay đất nằm trên trục đường 32, ngay thị trấn Phùng cũng chỉ chừng 30 triệu đồng/m2, còn đất trong làng ở các xã chỉ khoảng trên 10 triệu đồng/m2….
Tại trục đường 69, Đông Ngạc (Từ Liêm) nếu như hơn một năm trước giá đất thổ cư từ 50-60 triệu đồng/m2 thì nay chỉ khoảng 40 triệu đồng/m2 ở mặt đường, còn trong ngõ giá chưa đầy 30 triệu đồng/m2…
Tại các xã Đông Anh, năm ngoái được dân đầu tư mua đi bán lại khiến giá đất đẩy lên từng ngày. Một mảnh đất được mua từ tay người dân chỉ 15 triệu đồng/m2 đã được sang tay tới 5-7 chủ với giá 43-50 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hiện nay giá đất nơi đây đang rớt giá thê thảm, rao bán chỉ 25 triệu đồng/m2 cũng chẳng có ai hỏi mua.
Anh Bình, một dân đầu tư chót “ôm” gần chục mảnh đất ở Sóc Sơn cũng đang “khóc mếu” khi đất thổ cư ở địa bàn này gần như “chết” hẳn. Nếu như hơn một năm trước, đất ở các xã như Minh Trí, Nam Sơn trung bình 5 - 6 triệu đồng/m2, thì nay chỉ còn 2 triệu đồng/m2.
Vì sao rớt giá thê thảm?
Đất thổ cư ở các khu vực ngoại thành nói trên sở dĩ sốt giá từ hơn một năm trước đây là bởi giới đầu tư thổi tai nhau về những thông tin sẽ có dự án này, dự án kia nên chủ yếu là mua giá thấp, bán giá cao kiếm lời. Đến nay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung nên các dự án hầu như đều “án binh bất động” nên đất đai mới lâm vào cảnh chợ chiều như thế.
Nhìn nhận vấn đề này, một số chuyên gia môi giới BĐS cho rằng: Người có nhu cầu để ở thì lại không tìm mua đất ngoại thành mà chủ yếu là người đầu tư “lướt sóng”. Nhà đất giờ đang giảm mạnh, người có tiền mua để ở sẽ đầu tư các quận nội thành, còn người đã trót mua để “lướt sóng”, trước sức ép thu hồi tiền phải bán tháo chấp nhận lỗ.
Giới chuyên gia trong ngành thì cho rằng, diễn biến của giá BĐS ở các khu vực ngoại thành vẫn chủ yếu vận hành theo kiểu "tin đồn", rỉ tai nhau nên chuyện “sốt” giá là “sốt” ảo, giờ đây khi đang giảm mạnh là giá đất đang trở về giá trị thực của nó.
Nguyễn Lê/ lao động
Giá giảm cao nhất tới hơn 50%
Giới chuyên gia trong ngành thì cho rằng, diễn biến của giá BĐS ở các khu vực ngoại thành vẫn chủ yếu vận hành theo kiểu "tin đồn", rỉ tai nhau nên chuyện “sốt” giá là “sốt” ảo, giờ đây khi đang giảm mạnh là giá đất đang trở về giá trị thực của nó. |
“Thời điểm này năm ngoái, mảnh đất 100m2 này của tôi đã được khách trả từ 27 – 40 triệu đồng/m2 mà tôi ngần ngừ không bán vì cứ nghĩ càng để đất càng có giá. Hơn nữa, lúc đó cũng chưa có việc nên mới không bán, nào ngờ giờ muốn bán mà khó quá, người mua chạy đâu hết cả”, bà Lúy kể lại.
Đi xa hơn một chút nhưng vẫn ở khu vực huyện Thanh Trì, tại Đông Mỹ mảnh đất cách đường to chưa đầy 100m trước đây đã có khách trả tới 37 triệu đồng/m2 mà chủ nhân mảnh đất cũng không đồng ý, đến nay hạ giá bán chỉ 27 triệu đồng/m2 cũng chưa thấy có ai hỏi mua.
Thậm chí, mảnh đất khá đẹp với diện tích gần 60 m2, mặt tiền 5m, nằm ngay mặt đường rộng 4m ở Duyên Hà đang được chủ nhân rao bán chỉ với giá 20 triệu đồng/m2.
Theo khảo sát của PV, giá đất ở khu vực huyện Đan Phượng, Hoài Đức cũng không nằm ngoài vòng xoáy giảm giá. Nếu như trước đây, đất thổ cư ở Đan Phượng có lúc được đẩy lên mức 70-80 triệu đồng/m2 thì nay đất nằm trên trục đường 32, ngay thị trấn Phùng cũng chỉ chừng 30 triệu đồng/m2, còn đất trong làng ở các xã chỉ khoảng trên 10 triệu đồng/m2….
Tại trục đường 69, Đông Ngạc (Từ Liêm) nếu như hơn một năm trước giá đất thổ cư từ 50-60 triệu đồng/m2 thì nay chỉ khoảng 40 triệu đồng/m2 ở mặt đường, còn trong ngõ giá chưa đầy 30 triệu đồng/m2…
Tại các xã Đông Anh, năm ngoái được dân đầu tư mua đi bán lại khiến giá đất đẩy lên từng ngày. Một mảnh đất được mua từ tay người dân chỉ 15 triệu đồng/m2 đã được sang tay tới 5-7 chủ với giá 43-50 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hiện nay giá đất nơi đây đang rớt giá thê thảm, rao bán chỉ 25 triệu đồng/m2 cũng chẳng có ai hỏi mua.
Anh Bình, một dân đầu tư chót “ôm” gần chục mảnh đất ở Sóc Sơn cũng đang “khóc mếu” khi đất thổ cư ở địa bàn này gần như “chết” hẳn. Nếu như hơn một năm trước, đất ở các xã như Minh Trí, Nam Sơn trung bình 5 - 6 triệu đồng/m2, thì nay chỉ còn 2 triệu đồng/m2.
Vì sao rớt giá thê thảm?
Đất thổ cư ở các khu vực ngoại thành nói trên sở dĩ sốt giá từ hơn một năm trước đây là bởi giới đầu tư thổi tai nhau về những thông tin sẽ có dự án này, dự án kia nên chủ yếu là mua giá thấp, bán giá cao kiếm lời. Đến nay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung nên các dự án hầu như đều “án binh bất động” nên đất đai mới lâm vào cảnh chợ chiều như thế.
Nhìn nhận vấn đề này, một số chuyên gia môi giới BĐS cho rằng: Người có nhu cầu để ở thì lại không tìm mua đất ngoại thành mà chủ yếu là người đầu tư “lướt sóng”. Nhà đất giờ đang giảm mạnh, người có tiền mua để ở sẽ đầu tư các quận nội thành, còn người đã trót mua để “lướt sóng”, trước sức ép thu hồi tiền phải bán tháo chấp nhận lỗ.
Giới chuyên gia trong ngành thì cho rằng, diễn biến của giá BĐS ở các khu vực ngoại thành vẫn chủ yếu vận hành theo kiểu "tin đồn", rỉ tai nhau nên chuyện “sốt” giá là “sốt” ảo, giờ đây khi đang giảm mạnh là giá đất đang trở về giá trị thực của nó.
Nguyễn Lê/ lao động
Bình luận