Dành 2 giờ đồng hồ để cọ rửa nhà bếp, người phụ nữ chết do ngộ độc

Sức khỏeThứ Ba, 10/07/2018 07:19:00 +07:00

Các sản phẩm tẩy rửa, cọ sạch nhà bếp tuy có tác dụng mạnh nhưng chúng cũng chứa độc tố khiến người phụ nữ thiệt mạng vì sử dụng chúng quá lâu.

Một người phụ nữ Tây Ban Nha 30 tuổi, sinh sống tại thủ đô Madrid mới đây không may thiệt mạng sau khi dành hai tiếng để cọ rửa sạch sẽ căn bếp của mình.

Theo trung tâm cấp cứu tại thủ đô Madrid, cô gọi cấp cứu vào 3h chiều 9/7, cho biết rằng mình đang ở trong tình trạng không ổn định, sức khỏe yếu. Tuy nhiên, khi dịch vụ cấp cứu đến nơi, cô gái trẻ đã chết trong tình trạng ngừng tim và ngưng thở. Nhóm cấp cứu cho biết, cô gái trẻ không may thiệt mạng vì chứng đau tim, phần nhiều có liên quan tới chất amoniac.

4E11134700000578-5934891-image-a-9_1531157429551

Nhóm cấp cứu tới căn hộ của bệnh nhân nhưng đã quá trễ, cô gái trẻ thiệt mạng nhiều giờ trước đó (Ảnh: Daily Mail) 

Chất này thường được sử dụng làm thành phần của các sản phẩm làm sạch thủy tinh, lò nướng và cả nước rửa bát. Tiếp xúc với nồng độ cao amoniac sẽ gây bỏng mắt, mũi và cổ họng, suy phổi, suy tim và tổn thương não.

Theo thống kê, nạn nhân chết cho ngộ độc các sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong gia đình là rất hiếm. Các sản phẩm được sử dụng hàng ngày đã được pha loãng. Nhưng, theo Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor, một nhà độc dược học tại Trung tâm kiểm soát chất độc quốc gia, tất cả các sản phẩm làm sạch là những chất kích thích, và bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc nếu họ tiếp xúc liên tục với các chất này.

"Khi có các triệu chứng ngộ độc, nhiều người vẫn tiếp tục công việc dọn dẹp, cọ rửa của mình, nhưng vì khi tiếp xúc trong một thời gian dài, phổi của họ sẽ bị kích thích gây ra các tình trạng nặng hơn.

Vậy nên khi phải sử dụng hóa chất để tẩy rửa, mọi người nên mở cửa sổ, hoặc tới những nơi có thông gió tốt để giảm thiểu các tác hại của khí độc. Trong trường hợp không gian cần dọn dẹp không thông thoáng, cần nghỉ giải lao giữa chừng và đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh" - Tiến sĩ Johnson-Arbor chia sẻ.

Video: Vụ ngộ độc ở Sơn La: Phát hiện khuẩn Salmonella trong mẫu bệnh phẩm

Bệnh cạnh đó, TS Arbor cho biết, không nên trộn lẫn các sản phẩm amoniac với thuốc tẩy - một sự kết hợp có thể giải phóng khí clo - chất độc rất mạnh. Nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn đối với những người có bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng.

Cuối cùng, Tiến sĩ Johnson-Arbor cho biết thêm, các chất tẩy rửa thay thế khác cũng không phải là lựa chọn tốt: "Các sản phẩm không chứa amoniac hoặc thuốc tẩy có thể chứa các hóa chất khác để đạt được hiệu quả tương tự, do đó không có nghĩa là nó không độc hại".

Chi Lê
Bình luận
vtcnews.vn