Sau nhiều lần đối thoại bất thành, bà con nông dân đã đặt chiếc xe đạp chắn ngang sân khấu buổi trình diễn Chợ quê diễn ra sáng qua (2/3) tại bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) buộc buổi biểu diễn phải kết thúc.
Đây là lần thứ ba, các buổi trình diễn của Đào Anh Khánh bị dang dở. Và cũng như hai lần trước, giấy phép trình diễn vẫn là vấn đề với nghệ sĩ trình diễn này.
Như các báo đã thông tin, Chợ quê có sự tham gia của hoạ sĩ Nguyễn Thân, nghệ sĩ Đào Anh Khánh, Đoàn Minh Hoàn, nhạc sĩ đương đại Robert Pepper và Brett Zweiman (đến từ New York) – tái hiện cuộc sống, văn hóa làng quê. Vì lẽ đó mà ê – kíp quyết định chọn không gian trình diễn thiên nhiên ở bãi giữa sông Hồng…
Đào Anh Khánh kết thúc màn trình diễn khi sân khấu bị xe đạp chắn ngang.
Đào Anh Khánh “hạ cánh” sau 15 phút
Sân khấu là một dải lụa trắng dài chừng 10m, rộng độ nửa mét, trải dài trên con đường ruộng nâu sầm. Trong tiếng kèn du dương của nghệ sĩ Nguyễn Thân, tiếng gõ bát, xoong lạ tai của hai nghệ sĩ nước ngoài, Đào Anh Khánh và Đoàn Minh Hoàn bắt đầu những chuyển động nhịp nhàng.
Đào Anh Khánh hôm nay lưng trần, cuốn ngang mình mảnh vải màu đen, tóc tết ngang vai. Trong gió sông Hồng, cùng phù sa sông mẹ bụi mù, anh vừa vẫy vùng vừa thể hiện sự khao khát vừa thét vang: “Đồng hoang…Cỏ mọc…” (cùng rất nhiều âm thanh khác mà người viết không biết xếp vần thế nào).
“Cháy hết mình” được độ 15 phút, hai người nông dân xuất hiện và yêu cầu chương trình dừng lại. Lý do của họ là buổi trình diễn cản trở đi lại. Đang “bay”, Đào Anh Khánh cùng ê - kíp cũng phải “hạ cánh” để chuyện trò diễn giải. Không lâu sau, nhóm nông dân buộc phải đi chỗ khác. Và Đào Anh Khánh tiếp tục: “Đồng hoang…Cỏ mọc…”
Chương trình tiếp tục diễn ra không nút mở, nút thắt (hoặc chưa) như vậy suốt gần tiếng đồng hồ. Nhóm nông dân lại xuất hiện. Lần này số lượng đông hơn, lý lẽ chuẩn bị kỹ càng hơn. “Ruộng này đã cày, tuy chưa gieo hạt nhưng khán giả dẫm lên ruộng không xin phép là không được!”- một người nông dân nói.
Những người tổ chức nhanh nhảu hứa sẽ bồi hoàn đủ số tiền hoa màu cũng như thiệt hại sau buổi trình diễn. Song những người nông dân không chấp nhận. Nghệ sĩ ngó lơ vẫn diễn, người dân lại yêu cầu dừng, những người tổ chức vẫn cố thuyết phục, khán giả ở giữa thì thấy tụt dần cảm xúc.
Cao trào là màn chắn ngang sân khấu bằng xe đạp. Sự việc xảy ra bất ngờ còn khiến những người không theo dõi từ đầu, có lẽ sẽ nhầm rằng đây là chủ ý của tác giả.
Tuy nhiên, buổi biểu diễn buộc phải kết thúc trong tiếng vỗ tay của khán giả.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng cũng xuất hiện, ôn tồn nhắc nhở nhóm nghệ sĩ.
Giấy phép không kịp… ngẫu hứng
Dù diễn ra chóng vánh, song Đào Anh Khánh cũng không quá buồn. Có lẽ bởi anh đã quen với những cái kết như vậy. Còn nhớ, năm 2000, Đào Anh Khánh có dựng một tác phẩm dài 1km trên đê Ngọc Thụy. Song do không có giấy phép biểu diễn, sản phẩm ngốn 8 tháng ròng này của anh bị dỡ trong… một ngày.
Gần hơn, năm 2003, Đào Anh Khánh có màn trình diễn tại hồ Gươm- Hà Nội. Khi ấy có chừng 100 người theo dõi. Nhưng cũng độ 15 phút, chương trình bị dừng vì không có giấy phép và “gây mất trật tự công cộng”.
Còn về sự vụ vừa xong, Đào Anh Khánh chia sẻ với Thethaovanhoa: “Chương trình này của tôi cũng không có giấy phép. Tôi quá hiểu trình tự của việc xin phép trình diễn, triển lãm. Trong khi nghệ sĩ cần tâm trạng và cảm hứng sáng tạo. Làm sao có thể xin phép, diễn giải kịp cho được ngẫu hứng. Hơn thế, chương trình này quy mô cũng rất nhỏ, phi lợi nhuận. Tôi chỉ là người hát rong cố làm đẹp cho đời, trong phút ngẫu hứng thì trình diễn…”.
Còn chuyện người nông dân phản ứng, Đào Anh Khánh vẫn nhắc lại rằng đã xin lỗi và hứa bồi hoàn, song bà con vẫn “quá căng thẳng”. Cũng theo chia sẻ của nghệ sĩ, một trong những mục đích chọn bãi giữa làm nơi trình diễn của anh cũng là để mang nghệ thuật đến với bà con. Đồng thời, anh cũng muốn du khách trong và ngoài nước biết nhiều hơn đến địa danh đặc biệt này của Hà Nội. Và tất cả đều đã diễn ra như dự tính của anh, trừ cái kết.
Có nhiều cách lý giải cho hành động khó hiểu này của bà con. Song chính hành động này đã khiến mục đích “gợi lại chút hồn quê giữa phố phường bụi bặm” của Đào Anh Khánh đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Bởi cả nét hoang dại, quê mùa của cánh đồng bãi giữa và tâm lý “người nhà quê, tránh phiền hà” (chữ dùng của Nam Cao) đều đã được tái hiện rất… chân thật.
Đây là lần thứ ba, các buổi trình diễn của Đào Anh Khánh bị dang dở. Và cũng như hai lần trước, giấy phép trình diễn vẫn là vấn đề với nghệ sĩ trình diễn này.
Như các báo đã thông tin, Chợ quê có sự tham gia của hoạ sĩ Nguyễn Thân, nghệ sĩ Đào Anh Khánh, Đoàn Minh Hoàn, nhạc sĩ đương đại Robert Pepper và Brett Zweiman (đến từ New York) – tái hiện cuộc sống, văn hóa làng quê. Vì lẽ đó mà ê – kíp quyết định chọn không gian trình diễn thiên nhiên ở bãi giữa sông Hồng…
Đào Anh Khánh kết thúc màn trình diễn khi sân khấu bị xe đạp chắn ngang.
Đáo xuân 8 của Đào Anh Khánh lại bị ngưng giữa chừng. |
Sân khấu là một dải lụa trắng dài chừng 10m, rộng độ nửa mét, trải dài trên con đường ruộng nâu sầm. Trong tiếng kèn du dương của nghệ sĩ Nguyễn Thân, tiếng gõ bát, xoong lạ tai của hai nghệ sĩ nước ngoài, Đào Anh Khánh và Đoàn Minh Hoàn bắt đầu những chuyển động nhịp nhàng.
Đào Anh Khánh hôm nay lưng trần, cuốn ngang mình mảnh vải màu đen, tóc tết ngang vai. Trong gió sông Hồng, cùng phù sa sông mẹ bụi mù, anh vừa vẫy vùng vừa thể hiện sự khao khát vừa thét vang: “Đồng hoang…Cỏ mọc…” (cùng rất nhiều âm thanh khác mà người viết không biết xếp vần thế nào).
“Cháy hết mình” được độ 15 phút, hai người nông dân xuất hiện và yêu cầu chương trình dừng lại. Lý do của họ là buổi trình diễn cản trở đi lại. Đang “bay”, Đào Anh Khánh cùng ê - kíp cũng phải “hạ cánh” để chuyện trò diễn giải. Không lâu sau, nhóm nông dân buộc phải đi chỗ khác. Và Đào Anh Khánh tiếp tục: “Đồng hoang…Cỏ mọc…”
Chương trình tiếp tục diễn ra không nút mở, nút thắt (hoặc chưa) như vậy suốt gần tiếng đồng hồ. Nhóm nông dân lại xuất hiện. Lần này số lượng đông hơn, lý lẽ chuẩn bị kỹ càng hơn. “Ruộng này đã cày, tuy chưa gieo hạt nhưng khán giả dẫm lên ruộng không xin phép là không được!”- một người nông dân nói.
Những người tổ chức nhanh nhảu hứa sẽ bồi hoàn đủ số tiền hoa màu cũng như thiệt hại sau buổi trình diễn. Song những người nông dân không chấp nhận. Nghệ sĩ ngó lơ vẫn diễn, người dân lại yêu cầu dừng, những người tổ chức vẫn cố thuyết phục, khán giả ở giữa thì thấy tụt dần cảm xúc.
Cao trào là màn chắn ngang sân khấu bằng xe đạp. Sự việc xảy ra bất ngờ còn khiến những người không theo dõi từ đầu, có lẽ sẽ nhầm rằng đây là chủ ý của tác giả.
Tuy nhiên, buổi biểu diễn buộc phải kết thúc trong tiếng vỗ tay của khán giả.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng cũng xuất hiện, ôn tồn nhắc nhở nhóm nghệ sĩ.
Dù diễn ra chóng vánh, song Đào Anh Khánh cũng không quá buồn. Có lẽ bởi anh đã quen với những cái kết như vậy. Còn nhớ, năm 2000, Đào Anh Khánh có dựng một tác phẩm dài 1km trên đê Ngọc Thụy. Song do không có giấy phép biểu diễn, sản phẩm ngốn 8 tháng ròng này của anh bị dỡ trong… một ngày.
Gần hơn, năm 2003, Đào Anh Khánh có màn trình diễn tại hồ Gươm- Hà Nội. Khi ấy có chừng 100 người theo dõi. Nhưng cũng độ 15 phút, chương trình bị dừng vì không có giấy phép và “gây mất trật tự công cộng”.
Còn về sự vụ vừa xong, Đào Anh Khánh chia sẻ với Thethaovanhoa: “Chương trình này của tôi cũng không có giấy phép. Tôi quá hiểu trình tự của việc xin phép trình diễn, triển lãm. Trong khi nghệ sĩ cần tâm trạng và cảm hứng sáng tạo. Làm sao có thể xin phép, diễn giải kịp cho được ngẫu hứng. Hơn thế, chương trình này quy mô cũng rất nhỏ, phi lợi nhuận. Tôi chỉ là người hát rong cố làm đẹp cho đời, trong phút ngẫu hứng thì trình diễn…”.
Còn chuyện người nông dân phản ứng, Đào Anh Khánh vẫn nhắc lại rằng đã xin lỗi và hứa bồi hoàn, song bà con vẫn “quá căng thẳng”. Cũng theo chia sẻ của nghệ sĩ, một trong những mục đích chọn bãi giữa làm nơi trình diễn của anh cũng là để mang nghệ thuật đến với bà con. Đồng thời, anh cũng muốn du khách trong và ngoài nước biết nhiều hơn đến địa danh đặc biệt này của Hà Nội. Và tất cả đều đã diễn ra như dự tính của anh, trừ cái kết.
Có nhiều cách lý giải cho hành động khó hiểu này của bà con. Song chính hành động này đã khiến mục đích “gợi lại chút hồn quê giữa phố phường bụi bặm” của Đào Anh Khánh đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Bởi cả nét hoang dại, quê mùa của cánh đồng bãi giữa và tâm lý “người nhà quê, tránh phiền hà” (chữ dùng của Nam Cao) đều đã được tái hiện rất… chân thật.
Theo Phạm Mỹ (Thể thao & Văn hóa)
Bình luận