(VTC News) – Kinh doanh trên facebook sẽ vào tầm ngắm khi Nghị định 72 quy định các trang tin cá nhân không được phép tổng hợp thông tin.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết hiện nay có nhiều người lập trang cá nhân trên facebook để kinh doanh. Bên cạnh đó, có rất nhiều blog hoặc tài khoản Facebook do cá nhân lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, hay các bài viết về sức khoẻ, công nghệ, thời trang. Các bài viết này thường được tổng hợp từ nhiều nguồn.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, việc tổng hợp này liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ. Nếu muốn trích dẫn, cần phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật.
Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó, chứ không được phép tổng hợp thông tin.
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đề cập tới việc có người lợi dụng Internet để lập những website giả mạo tổ chức, cá nhân có uy tín lớn trong xã hội và phát tán thông tin sai sự thật.
Về vấn đề xử lý các trang tin mạo danh tổ chức, cá nhân và phát tán các thông tin sai lệch, Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, đây là công việc cần sự kết hợp và nỗ lực của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước cũng như và cả cộng đồng chứ không đơn thuần là xử lý hành chính hay chặn bằng các biện pháp kỹ thuật một cách đơn thuần.
Thứ trưởng cũng cho biết nhiều website có nội dung xuyên tạc có nguồn gốc từ nước ngoài. Do vậy, việc xử lý, ngăn chặn các trang tin loại này ngoài sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia khác.
Theo Thứ trưởng, hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong cả 2 lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin và Báo chí xuất bản và thông tin điện tử. Theo kế hoạch ban soạn thảo sẽ trình Chính phủ trong thời gian sắp tới.
Trả lời những thắc mắc liên quan tới quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới, Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, Nghị định 72 mới đề ra nguyên tắc chung nhất. Hiện tại, Chính phủ đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục xây dựng thông tư hướng dẫn các nội dung cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới.
Về nguyên tắc, thông tư sẽ tuân thủ nghị định, Luật Viễn thông, các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia.
Tuy nhiên, thứ trưởng khẳng định quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới là một thử thách rất lớn đòi hỏi cần sự nỗ lực không chỉ của mỗi nước mà còn cả cộng đồng các nước, hoạt động trong các tổ chức liên chính phủ.
Trả lời câu hỏi về việc cấp phép cho mạng xã hội, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay việc cấp phép này chỉ điều chỉnh đối với doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, chứ không điều chỉnh với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Chiều 31/7/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức họp báo giới thiệu Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Điều hành buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, Nghị định này được ban hành nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển Internet tại Việt Nam.
Nghị định 72 được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/7 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9.
Tại buổi họp báo, phóng viên và các doanh nghiệp đặt rất nhiều câu hỏi về Nghị định 72. Trong đó, những vấn đề được quan nhiều nhất chính là việc cung cấp thông tin của các trang cá nhân, trang tin điện tử và quản lý thông tin xuyên biên giới.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng tại buổi họp báo (Ảnh: Vietnamnet) |
Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, việc tổng hợp này liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ. Nếu muốn trích dẫn, cần phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật.
Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó, chứ không được phép tổng hợp thông tin.
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đề cập tới việc có người lợi dụng Internet để lập những website giả mạo tổ chức, cá nhân có uy tín lớn trong xã hội và phát tán thông tin sai sự thật.
Về vấn đề xử lý các trang tin mạo danh tổ chức, cá nhân và phát tán các thông tin sai lệch, Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, đây là công việc cần sự kết hợp và nỗ lực của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước cũng như và cả cộng đồng chứ không đơn thuần là xử lý hành chính hay chặn bằng các biện pháp kỹ thuật một cách đơn thuần.
Thứ trưởng cũng cho biết nhiều website có nội dung xuyên tạc có nguồn gốc từ nước ngoài. Do vậy, việc xử lý, ngăn chặn các trang tin loại này ngoài sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia khác.
Theo Thứ trưởng, hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong cả 2 lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin và Báo chí xuất bản và thông tin điện tử. Theo kế hoạch ban soạn thảo sẽ trình Chính phủ trong thời gian sắp tới.
Trả lời những thắc mắc liên quan tới quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới, Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, Nghị định 72 mới đề ra nguyên tắc chung nhất. Hiện tại, Chính phủ đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục xây dựng thông tư hướng dẫn các nội dung cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới.
Về nguyên tắc, thông tư sẽ tuân thủ nghị định, Luật Viễn thông, các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia.
Tuy nhiên, thứ trưởng khẳng định quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới là một thử thách rất lớn đòi hỏi cần sự nỗ lực không chỉ của mỗi nước mà còn cả cộng đồng các nước, hoạt động trong các tổ chức liên chính phủ.
Trả lời câu hỏi về việc cấp phép cho mạng xã hội, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay việc cấp phép này chỉ điều chỉnh đối với doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, chứ không điều chỉnh với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Thanh Hà
Bình luận