(VTC News)- Thị trưởng thành phố Montrealtừng có câu nói nổi tiếng: "Đăng cai Olympic chẳng tốn bằng việc trong nhà có thêm một đứa trẻ".
Tuy nhiên, tính toán chi phí sai lầm cùng dự kiến doanh thu lạc quan thái quá đã khiến Montreal (Canada) trả giá bằng số nợ lên tới 1,5 tỷ USD. Phải mất tròn ba thập kỷ sau đó, vào năm 2006, thành phố này mới trả xong những khoản nợ cuối cùng.
Montreal là ví dụ điển hình cho những thành phố gánh nợ è cổ sau khi dốc toàn lực đầu tư vào việc đăng cai Olympic.
Không phủ nhận những lợi ích lớn mà việc trở thành chủ nhà Olympic mang lại. Lợi thế quảng bá hình ảnh đất nước, con người quá rõ ràng với việc xuất hiện trên sóng truyền hình của 2/3 dân số thế giới. Những con số tăng trưởng ấn tượng về khách du lịch, sức tiêu thụ, các loại hình kinh doanh dịch vụ trong thời gian thi đấu có thể đem lại thời cơ phát triển kinh tế "nghìn năm có một".
Chưa có thành phố đăng cai Olympic nào có lãi
Tuy nhiên, đó chỉ là những lợi ích mang tính ngắn hạn trước mắt. Lợi ích dài hạn lại là một câu chuyện khác. Việc sử dụng những công trình, nhà thi đấu bạc triệu có hiệu quả là bài toán hóc búa với các quốc gia chủ nhà. Trên thực tế, phí duy trì hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa khổng lồ cho các công trình này không hề được báo cáo trên những bản thống kê lợi nhuận "hoành tráng" ra bên ngoài.
Từ Montreal đến Seoul, Sydney rồi Athens, hầu như không có một ngoại lệ nào có thể coi là thành công về mặt tài chính hậu Olympic. Barcelona 1992 vẫn được coi là hình mẫu cho phần còn lại khi giảm 44% số người thất nghiệp (từ 127 nghìn xuống 61 nghìn người) chỉ trong vòng 6 năm 1986-92. Chất lượng sống của người dân thành phố này tăng lên hạng 5 châu Âu. Tuy nhiên, nhìn vào con số đầu tư trên 11 tỷ USD thời bấy giờ, chuyện Barcelona thu hồi vốn là điều không tưởng.
Mới nhất, Olympic London 2012 không tạo được hiệu ứng như mong đợi từ các nhà tổ chức. 300 ngàn du khách ngoại quốc và 800 ngàn du khách nội địa tới London mỗi ngày trong tháng Tám vừa qua - những con số không có gì đột biến.
Theo một khảo sát trên 2.500 chủ khách sạn tại Anh quốc, 58% cho rằng thế vận hội chẳng ảnh hưởng gì tới chuyện kinh doanh của họ trong khi chỉ có 35% kỳ vọng vào những lợi ích "trong tương lai".
Còn với hiệp hội taxi London, họ sụt giảm doanh thu tới 20-40% trong tháng Olympic. Lý giải cho điều này, hiệp hội cho hay lượng khách chủ yếu của họ là người London nhưng trong tháng Tám, thành phố này chủ yếu là khánh du lịch. Người dân địa phương đều rời London hoặc chọn cách làm việc ở nhà và biến đường phố nơi mình sinh sống trở nên vắng vẻ và đùi hiu.
Nước Anh đã sớm mắc nợ ngay từ khi London khởi động chiến dịch vận động đăng cai Olympic 2012. 14,8 tỷ USD kinh phí nước này bỏ ra là con số thực. Còn 16 tỷ USD mà các chuyên gia dự đoán London 2012 mang lại cho nền kinh tế vẫn là con số ảo.
"Nạn nhân" của Olympic không chỉ có một
Thực tế việc giành quyền đại diện cho một quốc gia đi vậnđộng đăng cai với các đại diện quốc gia khác đã là một thách thức. London phải vượt qua hàng chục thành phố trong Vương quốc Anh để đi "thi đấu" ở đấu trường quốc tế. Trước khi bước lên đấu trường do Ủy ban Olympic IOC làm "trọng tài", số tiền họ bỏ ra để quảng bá cũng như duy trì hoạt động nhân viên là không hề nhỏ.
Chicago là trường hợp dở khóc dở cười. Trong suốt ba năm vận động quyền đăng cai Olympic 2016, họ đã chi tới 100 triệu USD xây dựng các công trình, thực hiện các chiến dịch khuếch trương thanh thế nhưng cuối cùng lại đánh rơi chiến thắng vào tay Rio de Janeiro của Brazil.
Rõ ràng, một khi đã bước vào cuộc chơi đắt đỏ mang tên Olympic, dù là kẻ thắng người thua cũng đều "thâm thủng" túi tiền nặng nề.
Dư chấn hậu Olympic
Sydney, thành phố chi 6,8 tỷ USD tổ chức thế vận hội 2000 trước đây từng hứa hẹn sẽ giúp nền kinh tế Australia tăng trưởng với mức tiêu dùng nâng lên 5,6 tỷ USD. Sự thực là sau Olympic, đến năm 2005, số tiền người dân nước này chi tiêu không những không tăng mà giảm xuống chỉ còn 2,1 tỷ USD.
Hy Lạp sau khi tổ chức Olympic 2004 ba tháng đã mất tới 70 nghìn việc làm. 16 tỷ USD kinh phí tổ chức, gấp 10 lần con số dự kiến, vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế nước này. Cũng giống như Bắc Kinh 2008, Athens vẫn ngày ngày đối mặt với khoản chi phí khổng lồ 784 triệu USD duy trì, sửa chữa các hạng mục đắt đỏ được dựng lên phục vụ Olympic.
Sau 6 năm kinh tế suy thoái liên tiếp, tháng 3/2012, Athens phải tuyên bố vỡ nợ khi không có khả năng chi trả số nợ lên tới gần 400 tỷ USD.
Những bài toán kinh tế hậu Olympic luôn khiến giới chức trách các thành phố đăng cai nhức óc. Và có lẽ những tấm gương nhãn tiền từ Sydney, Athens hay Montreal có thể khiến Istanbul, Tokyo, Madrid (ba thành phố ứng cử đăng cai Olympic 2020) nghiền ngẫm nghiêm túc lời đúc kết của Mark Perryman, tác giả một cuốn sách nổi tiếng về kinh tế thể thao:
"Các kỳ thế vận hội được thiết kế để phục vụ những lợi ích của Ủy ban Olympic Quốc tế IOC và duy trì hình mẫu tổ chức cầu kỳ, kiểu cách mà họ mong muốn. Đó chẳng phải là nhu cầu hay đòi hỏi gì cấp bách cho các quốc gia và thành phố đăng cai".
Phá Hoàng
>> Chuyên đề: Việt Nam đăng cai ASIAD 2019: Mừng hay lo?
Cách ví von của trưởng ban tổ chức thế vận hội mùa hè 1976 là nhằm trấn an dư luận e ngại xung quanh vấn đề kinh phí tổ chức bạo tăng. Ông tin Montreal hoàn toàn có thể thu hồi được vốn thậm chí có lãi nhờ sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.Tuy nhiên, tính toán chi phí sai lầm cùng dự kiến doanh thu lạc quan thái quá đã khiến Montreal (Canada) trả giá bằng số nợ lên tới 1,5 tỷ USD. Phải mất tròn ba thập kỷ sau đó, vào năm 2006, thành phố này mới trả xong những khoản nợ cuối cùng.
Montreal là ví dụ điển hình cho những thành phố gánh nợ è cổ sau khi dốc toàn lực đầu tư vào việc đăng cai Olympic.
Montreal điển hình cho các thành phố gánh nợ ngập đầu sau khi đăng cai Olympic. |
Không phủ nhận những lợi ích lớn mà việc trở thành chủ nhà Olympic mang lại. Lợi thế quảng bá hình ảnh đất nước, con người quá rõ ràng với việc xuất hiện trên sóng truyền hình của 2/3 dân số thế giới. Những con số tăng trưởng ấn tượng về khách du lịch, sức tiêu thụ, các loại hình kinh doanh dịch vụ trong thời gian thi đấu có thể đem lại thời cơ phát triển kinh tế "nghìn năm có một".
Chưa có thành phố đăng cai Olympic nào có lãi
Tuy nhiên, đó chỉ là những lợi ích mang tính ngắn hạn trước mắt. Lợi ích dài hạn lại là một câu chuyện khác. Việc sử dụng những công trình, nhà thi đấu bạc triệu có hiệu quả là bài toán hóc búa với các quốc gia chủ nhà. Trên thực tế, phí duy trì hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa khổng lồ cho các công trình này không hề được báo cáo trên những bản thống kê lợi nhuận "hoành tráng" ra bên ngoài.
Từ Montreal đến Seoul, Sydney rồi Athens, hầu như không có một ngoại lệ nào có thể coi là thành công về mặt tài chính hậu Olympic. Barcelona 1992 vẫn được coi là hình mẫu cho phần còn lại khi giảm 44% số người thất nghiệp (từ 127 nghìn xuống 61 nghìn người) chỉ trong vòng 6 năm 1986-92. Chất lượng sống của người dân thành phố này tăng lên hạng 5 châu Âu. Tuy nhiên, nhìn vào con số đầu tư trên 11 tỷ USD thời bấy giờ, chuyện Barcelona thu hồi vốn là điều không tưởng.
Mới nhất, Olympic London 2012 không tạo được hiệu ứng như mong đợi từ các nhà tổ chức. 300 ngàn du khách ngoại quốc và 800 ngàn du khách nội địa tới London mỗi ngày trong tháng Tám vừa qua - những con số không có gì đột biến.
London biến thành "thành phố ma" ngay trong tháng Olympic. |
Theo một khảo sát trên 2.500 chủ khách sạn tại Anh quốc, 58% cho rằng thế vận hội chẳng ảnh hưởng gì tới chuyện kinh doanh của họ trong khi chỉ có 35% kỳ vọng vào những lợi ích "trong tương lai".
Còn với hiệp hội taxi London, họ sụt giảm doanh thu tới 20-40% trong tháng Olympic. Lý giải cho điều này, hiệp hội cho hay lượng khách chủ yếu của họ là người London nhưng trong tháng Tám, thành phố này chủ yếu là khánh du lịch. Người dân địa phương đều rời London hoặc chọn cách làm việc ở nhà và biến đường phố nơi mình sinh sống trở nên vắng vẻ và đùi hiu.
Nước Anh đã sớm mắc nợ ngay từ khi London khởi động chiến dịch vận động đăng cai Olympic 2012. 14,8 tỷ USD kinh phí nước này bỏ ra là con số thực. Còn 16 tỷ USD mà các chuyên gia dự đoán London 2012 mang lại cho nền kinh tế vẫn là con số ảo.
"Nạn nhân" của Olympic không chỉ có một
Thực tế việc giành quyền đại diện cho một quốc gia đi vậnđộng đăng cai với các đại diện quốc gia khác đã là một thách thức. London phải vượt qua hàng chục thành phố trong Vương quốc Anh để đi "thi đấu" ở đấu trường quốc tế. Trước khi bước lên đấu trường do Ủy ban Olympic IOC làm "trọng tài", số tiền họ bỏ ra để quảng bá cũng như duy trì hoạt động nhân viên là không hề nhỏ.
Chicago là trường hợp dở khóc dở cười. Trong suốt ba năm vận động quyền đăng cai Olympic 2016, họ đã chi tới 100 triệu USD xây dựng các công trình, thực hiện các chiến dịch khuếch trương thanh thế nhưng cuối cùng lại đánh rơi chiến thắng vào tay Rio de Janeiro của Brazil.
Bắc Kinh 2008 là thế vận hội "ăn khách" hiếm hoi trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, để có được điều đó, chính quyền Bắc Kinh đã chi tới 40 tỷ USD kinh phí tổ chức- số tiền kỷ lục lịch sử Olympic. |
Rõ ràng, một khi đã bước vào cuộc chơi đắt đỏ mang tên Olympic, dù là kẻ thắng người thua cũng đều "thâm thủng" túi tiền nặng nề.
Dư chấn hậu Olympic
Sydney, thành phố chi 6,8 tỷ USD tổ chức thế vận hội 2000 trước đây từng hứa hẹn sẽ giúp nền kinh tế Australia tăng trưởng với mức tiêu dùng nâng lên 5,6 tỷ USD. Sự thực là sau Olympic, đến năm 2005, số tiền người dân nước này chi tiêu không những không tăng mà giảm xuống chỉ còn 2,1 tỷ USD.
Hy Lạp sau khi tổ chức Olympic 2004 ba tháng đã mất tới 70 nghìn việc làm. 16 tỷ USD kinh phí tổ chức, gấp 10 lần con số dự kiến, vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế nước này. Cũng giống như Bắc Kinh 2008, Athens vẫn ngày ngày đối mặt với khoản chi phí khổng lồ 784 triệu USD duy trì, sửa chữa các hạng mục đắt đỏ được dựng lên phục vụ Olympic.
Sau 6 năm kinh tế suy thoái liên tiếp, tháng 3/2012, Athens phải tuyên bố vỡ nợ khi không có khả năng chi trả số nợ lên tới gần 400 tỷ USD.
Những bài toán kinh tế hậu Olympic luôn khiến giới chức trách các thành phố đăng cai nhức óc. Và có lẽ những tấm gương nhãn tiền từ Sydney, Athens hay Montreal có thể khiến Istanbul, Tokyo, Madrid (ba thành phố ứng cử đăng cai Olympic 2020) nghiền ngẫm nghiêm túc lời đúc kết của Mark Perryman, tác giả một cuốn sách nổi tiếng về kinh tế thể thao:
"Các kỳ thế vận hội được thiết kế để phục vụ những lợi ích của Ủy ban Olympic Quốc tế IOC và duy trì hình mẫu tổ chức cầu kỳ, kiểu cách mà họ mong muốn. Đó chẳng phải là nhu cầu hay đòi hỏi gì cấp bách cho các quốc gia và thành phố đăng cai".
Phá Hoàng
Bình luận