Để thực hiện được nhiệm vụ đưa thi hài Bác về căn cứ an toàn, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã điều động ba chiếc xe đặc biệt hoàn toàn đủ khả năng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình di chuyển.
Thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì, TP Hà Nội), Khu K9 nằm ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, từng là căn cứ địa của Trung ương và Hồ Chủ tịch. Nơi đây lưu giữ nhiều vật dụng một thời của Bác, trong đó những chiếc xe có nhiệm vụ di chuyển thi hài Bác vượt qua mọi địa, mọi hình thời tiết trong những năm tháng lịch sử của dân tộc.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2/9/1969), địa điểm đầu tiên được chọn làm nơi bảo quản thi hài Bác là Viện Quân y 108, cơ sở đó gọi là K75A. Hội trường Ba Đình - nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới 09/9/1969, còn gọi là K75B.
Thế nhưng, để ứng phó trong thời kỳ không quân Mỹ rải bom đánh phá Hà Nội, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Khu căn cứ Đá Chông (K9) để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác do nơi đây bảo đảm được các yếu tố yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông.
Để thực hiện được nhiệm vụ đưa thi hài Bác về căn cứ an toàn, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã điều động ba chiếc xe đặc biệt hoàn toàn đủ khả năng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình di chuyển.
Ngày 23/12/1969, đoàn xe đặc biệt xuất phát từ 75A đưa Bác lên K84 yên nghỉ. Nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công tác di chuyển thi hài của Người, một chiếc xe Zin 157 đã được "độ" lại theo đúng yêu cầu.
Sau một năm Bác yên nghỉ tại đây, cuối tháng 11/1970, trước diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, đặc biệt là vụ biệt kích Mỹ nhảy dù xuống Sơn Tây hòng giải vây trại giam tù binh Mỹ, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác trở về khu 75A. Đúng 22 giờ ngày 3/12/1970, đoàn xe lại lặng lẽ rời K84 đưa Bác về Hà Nội.
Vào mùa thu năm 1971, Mỹ đã sử dụng 277 lượt chiếc máy bay rải 8.312 đơn vị hóa chất xuống vùng trời Hà Nội và các vùng rừng núi thuộc lưu vực sông Hồng và sông Đà, tạo ra những đám mây lạnh xúc tác trong không khí gây ra những trận mưa dữ dội làm Hà Nội và các vùng lân cận ngập chìm trong biển nước.
Trước tình hình đó, ngày 18/8, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định đưa Bác về khu căn cứ K84 trong mưa giông.
Vì không thể chờ nước rút, thay vì sử dụng chiếc xe Zin 157 đã từng di chuyển Bác trong những lần trước đó, một chiếc xe Páp (xe lội nước) đã được thiết kế lại cho phù hợp để đảm nhận nhiệm vụ này.
Đến mùa hè năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt nhất ở các chiến trường Quảng Trị, Khu V, Tây Nguyên, Bình Long, Phước Long.
Đề phòng chính quyền Ních-xơn có thể liều lĩnh đánh phá Thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định di chuyển thi hài Bác đến Khu hang K2, phía tả ngạn sông Đà thuộc địa phận huyện Hưng Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Vậy là chiếc xe Páp lại một lần nữa được giao đảm đương nhiệm vụ này. Đúng 21 giờ ngày 11/7/1972 đoàn xe xuất phát từ Khu K84 vượt Sông Đà tiến sang Khu K2.
Do điều kiện rừng núi hiểm trở đi lại khó khăn, đời sống người dân còn nhiều vất vả, lại thiếu nhiều tiện nghi phục vụ việc bảo quản thi hài Bác cũng như nơi ăn ở cho các chuyên gia Liên Xô, đêm ngày mồng 4 Tết năm 1973, đoàn xe cập bến Khu hang đá K2 để di chuyển Bác về Khu K84.
Và đúng 16h ngày 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời khu căn cứ K84 tiến về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến 20h, Người đã an nghỉ tại đó.
Dưới đây là một số hình ảnh về những chiếc xe chuyên dùng đã luôn đảm trách xuất sắc nhiệm vụ "giữ yên giấc ngủ của Người", hiện những chiếc xe này đang được lưu giữ ở Đá Chông, như những nhân chứng lịch sử cho một giai đoạn đầy chông gai nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc Việt Nam:
Chiếc UAZ biển số FH-1468 chở thi hài Bác vào Quân y viện 108 để làm thuốc trước khi đưa Bác lên đồi Đá Chông.
Chiếc xe Zin 157 biển số 470-189 chở thi hài Bác trên đường bộ từ Hà Nội về đêm 23/12/1969.
Để đưa thi hài của Người về Đá Chông an toàn, những người lái xe đã luyện tập rất kỳ công. Đường sá bấy giờ chưa thật tốt nhưng xe chở di hài Bác có thể đặt cốc nước trong xe mà nước không bị sóng sánh đổ ra ngoài. Như vậy mới được coi là an toàn. Đến lúc đó mới được phép chở Người lên Đá Chông.
Chiếc xe Páp biển số 31-162 là xe lội nước chở thi hài Bác vượt dọc sông Đà sơ tán vào hang sâu trong núi năm 1972, khi đế quốc Mỹ bắn phá ác liệt Miền Bắc.
Chiếc xe này đi được cả đường bộ và đường thuỷ.
Hai chiếc xe mang hiệu RANKA được Liên Xô sản xuất vào năm 1961 chuyên dùng để chở các nguyên thủ Quốc gia, được thiết kế rất an toàn. Năm 1983, Liên Xô tặng cho Việt Nam. Hướng dẫn viên tại khu di tích K9 cho biết, những năm đó chình phủ Việt Nam có nhờ Liên Xô thiết kế những chiếc xe chuyên chở thi hài nên Liên Xô đã cải tiến ra những chiếc xe này.
Những chiếc xe này được Chính phủ Liên Xô tặng, nhưng phía Việt Nam chưa có dịp sử dụng đến. Hiện tại, những chiếc xe trên còn đặt tại khu di tích Đá Chông K9, được giữ gìn cẩn thận.
Thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì, TP Hà Nội), Khu K9 nằm ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, từng là căn cứ địa của Trung ương và Hồ Chủ tịch. Nơi đây lưu giữ nhiều vật dụng một thời của Bác, trong đó những chiếc xe có nhiệm vụ di chuyển thi hài Bác vượt qua mọi địa, mọi hình thời tiết trong những năm tháng lịch sử của dân tộc.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2/9/1969), địa điểm đầu tiên được chọn làm nơi bảo quản thi hài Bác là Viện Quân y 108, cơ sở đó gọi là K75A. Hội trường Ba Đình - nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới 09/9/1969, còn gọi là K75B.
Thế nhưng, để ứng phó trong thời kỳ không quân Mỹ rải bom đánh phá Hà Nội, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Khu căn cứ Đá Chông (K9) để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác do nơi đây bảo đảm được các yếu tố yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông.
Để thực hiện được nhiệm vụ đưa thi hài Bác về căn cứ an toàn, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã điều động ba chiếc xe đặc biệt hoàn toàn đủ khả năng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình di chuyển.
Những chiếc xe vận tải đặc biệt đang được trưng bày, bảo quản ở Đá Chông. |
Sau một năm Bác yên nghỉ tại đây, cuối tháng 11/1970, trước diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, đặc biệt là vụ biệt kích Mỹ nhảy dù xuống Sơn Tây hòng giải vây trại giam tù binh Mỹ, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác trở về khu 75A. Đúng 22 giờ ngày 3/12/1970, đoàn xe lại lặng lẽ rời K84 đưa Bác về Hà Nội.
Vào mùa thu năm 1971, Mỹ đã sử dụng 277 lượt chiếc máy bay rải 8.312 đơn vị hóa chất xuống vùng trời Hà Nội và các vùng rừng núi thuộc lưu vực sông Hồng và sông Đà, tạo ra những đám mây lạnh xúc tác trong không khí gây ra những trận mưa dữ dội làm Hà Nội và các vùng lân cận ngập chìm trong biển nước.
Trước tình hình đó, ngày 18/8, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định đưa Bác về khu căn cứ K84 trong mưa giông.
Vì không thể chờ nước rút, thay vì sử dụng chiếc xe Zin 157 đã từng di chuyển Bác trong những lần trước đó, một chiếc xe Páp (xe lội nước) đã được thiết kế lại cho phù hợp để đảm nhận nhiệm vụ này.
Đến mùa hè năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt nhất ở các chiến trường Quảng Trị, Khu V, Tây Nguyên, Bình Long, Phước Long.
Đề phòng chính quyền Ních-xơn có thể liều lĩnh đánh phá Thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định di chuyển thi hài Bác đến Khu hang K2, phía tả ngạn sông Đà thuộc địa phận huyện Hưng Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Vậy là chiếc xe Páp lại một lần nữa được giao đảm đương nhiệm vụ này. Đúng 21 giờ ngày 11/7/1972 đoàn xe xuất phát từ Khu K84 vượt Sông Đà tiến sang Khu K2.
Do điều kiện rừng núi hiểm trở đi lại khó khăn, đời sống người dân còn nhiều vất vả, lại thiếu nhiều tiện nghi phục vụ việc bảo quản thi hài Bác cũng như nơi ăn ở cho các chuyên gia Liên Xô, đêm ngày mồng 4 Tết năm 1973, đoàn xe cập bến Khu hang đá K2 để di chuyển Bác về Khu K84.
Và đúng 16h ngày 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời khu căn cứ K84 tiến về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến 20h, Người đã an nghỉ tại đó.
Dưới đây là một số hình ảnh về những chiếc xe chuyên dùng đã luôn đảm trách xuất sắc nhiệm vụ "giữ yên giấc ngủ của Người", hiện những chiếc xe này đang được lưu giữ ở Đá Chông, như những nhân chứng lịch sử cho một giai đoạn đầy chông gai nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc Việt Nam:
Nguồn: Pháp luật Việt Nam
Bình luận