(VTC News) – Sau 3 ngày Nghị định 71CP có hiệu lực, số luợng người đến đăng kí sang tên, đổi chủ phương tiện vẫn khá vắng vẻ.
Nhưng theo tìm hiểu của PV VTC News, 3 ngày sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, tại các địa điểm đăng ký xecủa Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Công an TP. Hà Nội vẫn khá vắng vẻ.
Người dân thể hiện sự quan tâm bằng cách ghé qua để hỏi thủ tục sang tên đổi chủ hoặc xem thủ tục được niêm yết công khai rồi ra về, nhiều người vẫn còn tỏ ra e ngại khi làm thủ tục.
“Tôi nghe nói là phải thực hiện sang tên đổi chủ phương tiện mua bán, chuyển nhượng nên đến đây xem tình hình thế nào rồi mới quyết định đi làm thủ tục. Mấy ngày qua dư luận nói nhiều về việc này, nhưng đến đây lại thấy vắng vẻ quá.” – ông Nguyễn Công Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67 – Công an Hà Nội) cho biết: "Pháp luật đã quy định rõ với những trường hợp người dân gặp khó khăn về thủ tục như sang tên, đổi chủ đơn vị tiếp nhận có thể báo cáo những trường hợp đó lên cơ quan chức năng cấp trên để có giải pháp đặc thù.
Tuy nhiên, trên thực tế số người đến làm thủ tục, tuân thủ theo luật vẫn ít, việc này đang gây khó cho cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ.
Ước tính, có 4,4 triệu xe máy (mang BKS Hà Nội), chưa kể xe mang BKS các tỉnh lưu thông tại Hà Nội, và khoảng 450 nghìn ô tô, nhưng số xe máy được làm thủ tục đổi chủ lại ít hơn hẳn so với ô tô."
Theo số liệu thống kê của Phòng Phòng PC67, sau 3 ngày Nghị định 71 có hiệu lực (từ 10/11 đến 13/11), cơ quan này mới chỉ tiếp nhận 38 trường hợp tới làm thủ tục sang tên đổi chủ cho mô tô, xe máy và 183 trường hợp tương tự liên quan tới ô tô.
Đồng thời, cơ quan này cũng đã phạt 15 trường hợp vi phạm lỗi sang tên đổi chủ.
“Các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến việc chủ phương tiện không thực hiện việc sang tên đổi chủ quá 30 ngày được quy định từ năm 1995” - Trung tá Đinh Văn Hòa, Đội phó Đội quản lý xe Phòng PC67 cho biết.
Theo luật, trong vòng 30 ngày sau khi diễn ra việc mua bán xe cũ nếu chủ phương tiên không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt tiền. Mức phạt khá cao nếu áp dụng với ô tô có thể lên đến từ 6 – 10 triệu đồng và với xe máy từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng
Cũng theo số liệu thống kê của Phòng PC67, từ đầu năm 2012 đến nay mới có 12.063 trường hợp chủ phương tiện tới cơ quan chức năng làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện ô tô, xe máy. Con số này quá thấp so với thực tế số xe đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô tính theo đầu dân số lên tới hơn 10 triệu người.
Trung tá Hòa cho biết, trong mấy ngày từ khi Nghị định 71 có hiệu lực, những người đã đến làm thủ tục sang tên đổi chủ đều rất thoải mái khi thủ tục nhanh chóng đơn giản, lệ phí thấp, kết quả là phương tiện mang tên chính chủ, thuận tiện trong lưu thông. Cảnh sát cũng tăng cường công tác hướng dẫn và tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Nguyễn Dũng
Nhưng theo tìm hiểu của PV VTC News, 3 ngày sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, tại các địa điểm đăng ký xecủa Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Công an TP. Hà Nội vẫn khá vắng vẻ.
Người dân thể hiện sự quan tâm bằng cách ghé qua để hỏi thủ tục sang tên đổi chủ hoặc xem thủ tục được niêm yết công khai rồi ra về, nhiều người vẫn còn tỏ ra e ngại khi làm thủ tục.
Người dân đến tìm hiểu, làm thủ tục sang tên đổi chủ tại một điểm đăng ký xe ở Hà Nội. |
“Tôi nghe nói là phải thực hiện sang tên đổi chủ phương tiện mua bán, chuyển nhượng nên đến đây xem tình hình thế nào rồi mới quyết định đi làm thủ tục. Mấy ngày qua dư luận nói nhiều về việc này, nhưng đến đây lại thấy vắng vẻ quá.” – ông Nguyễn Công Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67 – Công an Hà Nội) cho biết: "Pháp luật đã quy định rõ với những trường hợp người dân gặp khó khăn về thủ tục như sang tên, đổi chủ đơn vị tiếp nhận có thể báo cáo những trường hợp đó lên cơ quan chức năng cấp trên để có giải pháp đặc thù.
Tuy nhiên, trên thực tế số người đến làm thủ tục, tuân thủ theo luật vẫn ít, việc này đang gây khó cho cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ.
Ước tính, có 4,4 triệu xe máy (mang BKS Hà Nội), chưa kể xe mang BKS các tỉnh lưu thông tại Hà Nội, và khoảng 450 nghìn ô tô, nhưng số xe máy được làm thủ tục đổi chủ lại ít hơn hẳn so với ô tô."
Theo số liệu thống kê của Phòng Phòng PC67, sau 3 ngày Nghị định 71 có hiệu lực (từ 10/11 đến 13/11), cơ quan này mới chỉ tiếp nhận 38 trường hợp tới làm thủ tục sang tên đổi chủ cho mô tô, xe máy và 183 trường hợp tương tự liên quan tới ô tô.
Đồng thời, cơ quan này cũng đã phạt 15 trường hợp vi phạm lỗi sang tên đổi chủ.
“Các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến việc chủ phương tiện không thực hiện việc sang tên đổi chủ quá 30 ngày được quy định từ năm 1995” - Trung tá Đinh Văn Hòa, Đội phó Đội quản lý xe Phòng PC67 cho biết.
CSGT xác minh, hướng dẫn người dân thực hiện sang tên đổi chủ phương tiện. |
Theo luật, trong vòng 30 ngày sau khi diễn ra việc mua bán xe cũ nếu chủ phương tiên không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt tiền. Mức phạt khá cao nếu áp dụng với ô tô có thể lên đến từ 6 – 10 triệu đồng và với xe máy từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng
Cũng theo số liệu thống kê của Phòng PC67, từ đầu năm 2012 đến nay mới có 12.063 trường hợp chủ phương tiện tới cơ quan chức năng làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện ô tô, xe máy. Con số này quá thấp so với thực tế số xe đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô tính theo đầu dân số lên tới hơn 10 triệu người.
Trung tá Hòa cho biết, trong mấy ngày từ khi Nghị định 71 có hiệu lực, những người đã đến làm thủ tục sang tên đổi chủ đều rất thoải mái khi thủ tục nhanh chóng đơn giản, lệ phí thấp, kết quả là phương tiện mang tên chính chủ, thuận tiện trong lưu thông. Cảnh sát cũng tăng cường công tác hướng dẫn và tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Nguyễn Dũng
Bình luận