• Zalo

Dàn trực thăng quay phim King Kong 2 tập kết ở sân bay Gia Lâm

XeThứ Hai, 22/02/2016 07:23:00 +07:00Google News

2 chiếc trực thăng để ghi hình trên không bộ phim Kong: Skull Island đã được đưa tới Việt Nam và tập kết ở sân bay Gia Lâm (Hà Nội), sẵn sàng tác nghiệp trong v

(VTC News) - 2 chiếc trực thăng để ghi hình trên không bộ phim Kong: Skull Island đã được đưa tới Việt Nam và tập kết ở sân bay Gia Lâm (Hà Nội), sẵn sàng tác nghiệp trong vòng một tháng tới.

Kong: Skull Island được gọi là King Kong 2, nhưng trên thực tế đây là một phim khác về vua khỉ huyền thoại của Hollywood. Đoàn làm phim đã chọn bối cảnh Việt Nam để thực hiện phân đoạn thứ 3 sau khi đã quay xong 2 phân đoạn trước ở Mỹ và Úc.

Khối lượng hơn 20 tấn trang thiết bị quay phim đã được vận chuyển đến Việt Nam. Trong đó, việc xuất hiện dàn trực thăng hiện đại được vận chuyển nguyên chiếc qua Cảng hàng không Nội Bài đã bị rò rỉ hình ảnh trên mạng xã hội.

 Trực thăng AS-350 B3 dùng để quay phim được tạm nhập tái xuất vào Việt Nam qua cửa khẩu Nội Bài
Trong số 2 chiếc trực thăng được ghi hình lại thì dễ dàng nhận ra mẫu AS-350 B3 được sản xuất bởi Eurocopter - công ty con của Tập đoàn Hàng không Không gian và Quốc phòng châu Âu. Nó còn nổi tiếng với biệt danh "sóc nhí". Trong cabin máy bay có tổng cộng 6 chỗ ngồi, 2 cho phi công và 4 dành cho khách. Một chiếc còn lại nhỏ hơn có vẻ thuộc dòng máy bay siêu nhẹ vốn xuất hiện trong các đội cảnh sát đặc nhiệm ở Mỹ.

Công ty Trực thăng miền Bắc (VNHN) đã tiếp nhận trực thăng AS-350 B3 của đoàn làm phim Legendary Picture từ Nội Bài về sân bay Gia Lâm. Chiếc trực thăng hiện đang được lắp ráp và gắn các thiết bị quay phim.

Trên trang web của mình, VNHN cho biết công ty là đối tác chính của đoàn làm phim, tham gia công việc khai thác, vận hành máy bay trực thăng AS-350 B3 bay quay phim từ trên không tại các khu vực Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình, Tràng An, Ninh Bình và Vinh Hạ Long.

Các dịch vụ và hỗ trợ mà VNHN cung cấp và đảm bảo gồm: Thủ tục tạm nhập tái xuất máy bay trực thăng, lắp ráp, bay thử và đảm bảo hậu cần kỹ thuật (nhiên liệu, thông tin liên lạc, chỉ huy bay...) trong thời gian kéo dài hơn một tháng.

Đặc biệt, phi công VNHN sẽ tham gia các chuyến bay để giám sát và hỗ trợ phi công nước ngoài trong quá trình bay quay phim từ trên không theo đúng quy định của nhà chức trách Việt Nam.

Ngay sau khi có mặt tại Việt Nam, chiếc trực thăng quay phim chính đã được kiểm tra kỹ thuật tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) 
 



Thái Anh
Bình luận
vtcnews.vn