(VTC News) – Lãnh đạo Bộ Y tế nói nhờ có sự vào cuộc của Bộ và báo chí, dân đã không còn ùn ùn kéo lên bệnh viện tuyến trên chữa sởi.
Trong buổi thị sát dịch sởi tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai và BV Nhiệt đới sáng 21/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có vẻ khá mệt mỏi sau những ngày chỉ đạo chống sởi. Bà cho rằng, vấn đề hàng đầu là giảm tỷ lệ tử vong trẻ em liên quan đến sởi.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, dịch sởi đang dần được đánh lui khi Bộ Y tế đã có những động thái tích cực.
Trong ngày 20/4/2014, cả nước ghi nhận thêm 70 trường hợp mới mắc sởi trong tổng số 235 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 3.430 trường hợp mắc sởi trong tổng số 9.243 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố. Có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 116 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi. Có 12 tỉnh, thành phố trên 21 ngày qua không ghi nhận bệnh nhân mắc sởi.
Tại BV Nhi Trung ương, số bệnh nhân đang điều trị sởi là 212, số bệnh nhân sởi mới trong ngày 20/4/2014 là 8 trẻ. Tại BV Bạch Mai, số bệnh nhân đang điều trị sởi là 61 ca.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TW, tính đến ngày 21/4, tại viện này đã có 703 bệnh nhân sởi và sốt phát ban nghi sởi nhập viện. Số bệnh nhân sởi thuộc địa bàn Hà Nội chiếm 73,2%. Số bệnh nhân sởi trên 25 tuổi chiếm 53,1%. Trong đó, biến chứng viêm phổi là 28 ca, biến chứng viêm não 3 ca.
Số trẻ em sởi dưới 14 tuổi có biến chứng là 65 ca. Biến chứng viêm phổi, suy hô hấp là 64 ca, chiếm 69%. Biến chứng viêm não có 1 trẻ bị. Số bệnh nhân sởi người lớn có biến chứng là 31 ca, trong đó số trường hợp viêm phổi, suy hô hấp là 28 ca, viêm não ba ca.
TS Nguyễn Văn Kính cho biết, tại BV bệnh nhiệt đới, có một trẻ tử vong do suy hô hấp kèm nhiễm nấm huyết, 4 ca nặng xin về.
“Hiện nay, chỉ có ca nặng mới lên trên này. Hiện bệnh nhân ngoại trú là chính. Tại BV chúng tôi, các phòng khám được thiết kế sao cho ưu tiên khám những bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh nhân nào cần chuyển BV Đống Đa, Thanh Nhàn thì chuyển luôn.
>> Xót xa hình ảnh từ tâm dịch sởi
Những ca nào không cần thiết thì giải thích cho người bệnh về nhà theo dõi. Nếu có biến chứng thì quay trở lại bệnh viện. Vì vậy, dù bệnh nhân có đông hơn nhưng không đến mức quá tải.
Trước đây, vào ra viện khoảng 15 - 20 bệnh nhân nhưng những ngày gần đây khoảng dưới 10 bệnh nhân/ngày. Để tránh sởi, tiêm chủng vẫn là biện pháp phòng hữu hiệu nhất”, ông Kính nói.
"Tại BV Nhi TW, số bệnh nhân ngoại viện nhập vào giảm, chỉ còn số bệnh nhi lây chéo. Với chương trình tiêm vét, chúng tôi hy vọng thời gian ngắn sẽ kiểm soát được bệnh sởi." TS Lương Ngọc Khuê – Cục Trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nói.
Sau khi Bộ Y tế cùng báo chí vào cuộc, dân đã hiểu và không còn ùn ùn đến các BV tuyến trên để chữa sởi. Chỉ những bệnh nhân biến chứng nặng mới nhập viện, còn không, có thể về nhà theo dõi. Vì đến viện là nơi rất dễ nhiễm chéo bệnh.
Kéo đến BV Nhi quá đông, phải nằm giường bạt
Về lý do tại sao bệnh sởi lại hoành hành ở Hà Nội, nơi có điều kiện tiêm phòng và vật chất tốt hơn hẳn so với các vùng miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Dịch sởi bắt đầu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cụ thể là 2 ca ở Yên Bái rồi dần lan xuống Hà Nội. Và nguyên nhân lây sởi do trẻ không được tiêm phòng sởi.
Thứ hai, do bệnh nhân ở các nơi đổ xô về BV Nhi gây lây nhiễm chéo bệnh. Bộ Y tế đã có giải pháp phân tuyến. Tuyến trên không được nhận bệnh nhân nếu tuyến dưới chữa được. Và tuyến dưới không chuyển bệnh nhân không nặng lên tuyến trên. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân vẫn tự chuyển tuyến và điều này nằm ngoài kiểm soát của BV.
Bà Tiến dẫn báo cáo BV Nhi TW cho biết, khi bệnh nhân chuyển đến viện, BV không thể không nhận vì họ bảo rằng, nếu họ về, con họ có vấn đề gì, BV có chịu trách nhiệm được không.
Hiện, nhờ có truyền thông, tình hình bệnh nhi mắc sởi, nghi mắc sởi nhập viện Nhi TW đã giảm tải, giờ chỉ chữa cho các cháu có bệnh trước đó chứ không còn ca mới nhập viện nữa.
>> Xót xa hình ảnh từ tâm dịch sởi
“Nếu bệnh nhân vào BV Nhi TW quá đông, chỉ có nước nằm giường bạt, thế thì sao mà cứu chữa được”, bà Tiến nói.
Một nguyên nhân nữa khiến bệnh sởi bùng phát do khí hậu mùa này ẩm nên virus lây lan mạnh. Nếu không có dịch sởi thì nhiều trẻ cũng phải nhập viện vào mùa này. Vì vậy, cần phải để không khí khô thoáng, không tạo môi trường cho virus sống. Cần phải mở hết cửa sổ.
Một vấn đề bà Tiến đề cập là việc bổ sung thuốc Gamma globulin cho bệnh nhân sởi bội nhiễm cần hết sức chú ý. Vì nó có thể gây sốc phản vệ dù Gamma globulin giúp nâng cao sức miễn dịch cho những người mắc bệnh sởi.
Bà Tiến chỉ đạo GĐ BV bệnh nhiệt đới TW cho xuất viện những người lớn mắc sởi đã được điều trị có tiến triển.
Bệnh viện cần mở thêm phòng cho các bệnh nhi, không để các cháu phải nằm chật, tăng cường dinh dưỡng cũng như bổ sung đủ đạm và nước nhằm giúp các cháu mau chóng hồi phục sức khỏe.
>>Xem thêm video chuyện xót xa nơi tâm sởi:
Trong buổi thị sát dịch sởi tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai và BV Nhiệt đới sáng 21/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có vẻ khá mệt mỏi sau những ngày chỉ đạo chống sởi. Bà cho rằng, vấn đề hàng đầu là giảm tỷ lệ tử vong trẻ em liên quan đến sởi.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, dịch sởi đang dần được đánh lui khi Bộ Y tế đã có những động thái tích cực.
Bệnh nhi mắc sởi tại BV bệnh Nhiệt đới. |
Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 3.430 trường hợp mắc sởi trong tổng số 9.243 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố. Có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 116 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi. Có 12 tỉnh, thành phố trên 21 ngày qua không ghi nhận bệnh nhân mắc sởi.
Tại BV Nhi Trung ương, số bệnh nhân đang điều trị sởi là 212, số bệnh nhân sởi mới trong ngày 20/4/2014 là 8 trẻ. Tại BV Bạch Mai, số bệnh nhân đang điều trị sởi là 61 ca.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TW, tính đến ngày 21/4, tại viện này đã có 703 bệnh nhân sởi và sốt phát ban nghi sởi nhập viện. Số bệnh nhân sởi thuộc địa bàn Hà Nội chiếm 73,2%. Số bệnh nhân sởi trên 25 tuổi chiếm 53,1%. Trong đó, biến chứng viêm phổi là 28 ca, biến chứng viêm não 3 ca.
Số trẻ em sởi dưới 14 tuổi có biến chứng là 65 ca. Biến chứng viêm phổi, suy hô hấp là 64 ca, chiếm 69%. Biến chứng viêm não có 1 trẻ bị. Số bệnh nhân sởi người lớn có biến chứng là 31 ca, trong đó số trường hợp viêm phổi, suy hô hấp là 28 ca, viêm não ba ca.
TS Nguyễn Văn Kính cho biết, tại BV bệnh nhiệt đới, có một trẻ tử vong do suy hô hấp kèm nhiễm nấm huyết, 4 ca nặng xin về.
“Hiện nay, chỉ có ca nặng mới lên trên này. Hiện bệnh nhân ngoại trú là chính. Tại BV chúng tôi, các phòng khám được thiết kế sao cho ưu tiên khám những bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh nhân nào cần chuyển BV Đống Đa, Thanh Nhàn thì chuyển luôn.
>> Xót xa hình ảnh từ tâm dịch sởi
Những ca nào không cần thiết thì giải thích cho người bệnh về nhà theo dõi. Nếu có biến chứng thì quay trở lại bệnh viện. Vì vậy, dù bệnh nhân có đông hơn nhưng không đến mức quá tải.
Trước đây, vào ra viện khoảng 15 - 20 bệnh nhân nhưng những ngày gần đây khoảng dưới 10 bệnh nhân/ngày. Để tránh sởi, tiêm chủng vẫn là biện pháp phòng hữu hiệu nhất”, ông Kính nói.
"Tại BV Nhi TW, số bệnh nhân ngoại viện nhập vào giảm, chỉ còn số bệnh nhi lây chéo. Với chương trình tiêm vét, chúng tôi hy vọng thời gian ngắn sẽ kiểm soát được bệnh sởi." TS Lương Ngọc Khuê – Cục Trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nói.
Sau khi Bộ Y tế cùng báo chí vào cuộc, dân đã hiểu và không còn ùn ùn đến các BV tuyến trên để chữa sởi. Chỉ những bệnh nhân biến chứng nặng mới nhập viện, còn không, có thể về nhà theo dõi. Vì đến viện là nơi rất dễ nhiễm chéo bệnh.
Kéo đến BV Nhi quá đông, phải nằm giường bạt
Về lý do tại sao bệnh sởi lại hoành hành ở Hà Nội, nơi có điều kiện tiêm phòng và vật chất tốt hơn hẳn so với các vùng miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Dịch sởi bắt đầu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cụ thể là 2 ca ở Yên Bái rồi dần lan xuống Hà Nội. Và nguyên nhân lây sởi do trẻ không được tiêm phòng sởi.
Bộ trưởng Y tế thị sát dịch sởi tại BV bệnh Nhiệt đới TW. |
Bà Tiến dẫn báo cáo BV Nhi TW cho biết, khi bệnh nhân chuyển đến viện, BV không thể không nhận vì họ bảo rằng, nếu họ về, con họ có vấn đề gì, BV có chịu trách nhiệm được không.
Hiện, nhờ có truyền thông, tình hình bệnh nhi mắc sởi, nghi mắc sởi nhập viện Nhi TW đã giảm tải, giờ chỉ chữa cho các cháu có bệnh trước đó chứ không còn ca mới nhập viện nữa.
>> Xót xa hình ảnh từ tâm dịch sởi
“Nếu bệnh nhân vào BV Nhi TW quá đông, chỉ có nước nằm giường bạt, thế thì sao mà cứu chữa được”, bà Tiến nói.
Một nguyên nhân nữa khiến bệnh sởi bùng phát do khí hậu mùa này ẩm nên virus lây lan mạnh. Nếu không có dịch sởi thì nhiều trẻ cũng phải nhập viện vào mùa này. Vì vậy, cần phải để không khí khô thoáng, không tạo môi trường cho virus sống. Cần phải mở hết cửa sổ.
Một vấn đề bà Tiến đề cập là việc bổ sung thuốc Gamma globulin cho bệnh nhân sởi bội nhiễm cần hết sức chú ý. Vì nó có thể gây sốc phản vệ dù Gamma globulin giúp nâng cao sức miễn dịch cho những người mắc bệnh sởi.
Bà Tiến chỉ đạo GĐ BV bệnh nhiệt đới TW cho xuất viện những người lớn mắc sởi đã được điều trị có tiến triển.
Bệnh viện cần mở thêm phòng cho các bệnh nhi, không để các cháu phải nằm chật, tăng cường dinh dưỡng cũng như bổ sung đủ đạm và nước nhằm giúp các cháu mau chóng hồi phục sức khỏe.
>>Xem thêm video chuyện xót xa nơi tâm sởi:
VTC14
» Rơi lệ cháu bé tử vong đúng lúc Bộ trưởng thị sát dịch sởi
» Tiến sỹ, lương y Nguyễn Hoàng: Cây mùi phòng chống tốt sởi
» Bệnh nhân sởi tử vong đúng lúc Bộ trưởng Y tế thị sát
Nam Anh
» Rơi lệ cháu bé tử vong đúng lúc Bộ trưởng thị sát dịch sởi
» Tiến sỹ, lương y Nguyễn Hoàng: Cây mùi phòng chống tốt sởi
» Bệnh nhân sởi tử vong đúng lúc Bộ trưởng Y tế thị sát
Nam Anh
Bình luận