Ngày 23/7, Công an Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Ngọc Mỹ (33 tuổi, trú tại thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) để điều tra hành vi đột nhập cửa hàng điện thoại trộm 26 chiếc điện thoại di động.
Cách đây hơn 1 tháng, Phạm Ngọc Mỹ đến thuê trọ ở địa bàn thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Trong thời gian sống ở đây, Mỹ có nhiều thời gian tới Đắk Lắk và biết cửa hàng điện thoại của chị Vũ Hồng Hồng (32 tuổi) trên đường Y Wang (phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuộc) vào ban đêm không có người ngủ lại trông coi nên nảy sinh ý định trộm cắp.

Phạm Ngọc Mỹ tại Cơ quan Công an.
Sáng 17/6, Mỹ đón xe khách từ tỉnh Tây Ninh đến Buôn Ma Thuột để ăn trộm. Khi đến nơi, Mỹ mua một đôi găng tay, một kéo cắt tôn, một sợi dây dù cùng nhiều dụng cụ phục vụ cho việc trộm cắp.
Đến khoảng 19h, Mỹ đến một quán nước cách cửa hàng điện thoại của chị Hồng khoảng 200m ngồi quan sát, theo dõi. Khoảng 0h30 ngày 18/6, khi thấy người dân xung quanh đã đi ngủ, cửa hàng của chị Hồng đã khoá ngoài, Mỹ đeo khẩu trang, đeo găng tay, đội mũ trùm đầu rồi trèo lên mái tôn, dùng kéo cắt mái tôn rồi buộc dây dù vào thanh sắt trên đó, trèo xuống bên trong cửa hàng.
Sau đó, Mỹ dùng ổ khóa mang theo khóa cửa hàng từ bên trong để nếu bị phát hiện thì người ở phía ngoài không thể mở cửa vào bên trong nhanh chóng được. Sau đó, tên trộm lấy đi 26 điện thoại di động các loại, 13 thẻ cào điện thoại, 1 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều tài sản khác cho vào túi. Mỹ leo lên mái tôn thoát ra ngoài, đón xe khách về lại tỉnh Tây Ninh. Mỹ đã bán 22 chiếc điện thoại cho 6 cửa hàng khác nhau trên địa bàn thị xã Trảng Bảng.
Sau hơn 1 tháng tích cực điều tra, Công an TP Buôn Ma Thuộc đã cử tổ công tác đến thị xã Trảng Bàng bắt giữ Mỹ thành công.
Phạm Ngọc Mỹ từng có 4 tiền án về các tội cố ý gây thương tích và trộm cắp tài sản.
Xúc động2
Phẫn nộ1
Bổ ích1
Sáng tạo
Độc đáo5 đã tặng
Bình luận (1)
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ra quyết định phạt hành chính trên 780 triệu đồng với 3 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH CBTP Hòa Hiệp; Công ty TNHH thực phẩm Tấn Phát (tỉnh Vĩnh Long) và Công ty TNHH MTV Điều Hương (tỉnh An Giang). Ba công ty này có hành vi sử dụng nguyên liệu là hóa chất để sản xuất nước mắm.
theo tối khi đưa thông tin như trên báo của các công ty sản xuất nước mắm có chất tẩy rửa này, bên báo chi phải cho người dân biết rõ là cty đó sx loại nước mắm mang thương hiệu gì để ngưới dân biết mà tránh những sản phẩm đó. còn chỉ nêu cty như vậy thì làm sao biết thương hiểu nào mà dùng?