(VTC News) - Cuộc hỏi đáp đi vào lịch sử giữa John Kennedy và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
John Kennedy phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tạp chí George, tháng 11/1998
Giữa lòng Hà Nội, sống trong một ngôi biệt thự Pháp có nhiều hoa tú cầu và cây lá rẻ quạt, có một nhân vật cao niên, người từng bẻ gãy sức mạnh quân sự của Pháp và Mỹ, khiến họ phải khốn đốn và đầu hàng cuốn gói rút chạy khỏi đất nước của ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thành lập và nguyên là lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã giành phần thắng trong một trong những chiến thắng độc đáo nhất trong lịch sử quân sự: đánh bại quân Pháp ở Điện Biên Phủ và nhiều năm sau, làm cho người Mỹ khiếp sợ ở Khe Sanh.
‘Toàn dân chiến đấu’, Giáp nói theo triết lý truyền thống Việt Nam về chiến tranh. Hòa trộn nguyên lý đó với tuyên truyền chính trị không ngưng nghỉ cho chiến sỹ của mình, ông đã tôi luyện nên một đội quân chiến đấu đầy hiệu quả, chiến thắng kiên cường trước những cú tấn công không cân sức.
Quân đội đó đã trở thành một trong số những lực lượng bộ binh thiện chiến nhất trên thế giới hiện nay.
Võ Nguyên Giáp sinh ra tại một trong những vùng nghèo khó nhất ở miền Trung Việt Nam.
Cha ông là một trí thức từng nhiều năm đấu tranh trong phong trào chống chế độ thực dân của Pháp. Năm Giáp lên mười, người cha qua đời trong nhà lao Pháp. Khi ông 32 tuổi, vợ cả và người chị vợ, đều bị bắt giam vì hoạt động chính trị, đã bị chết trong tay người Pháp.
Vào năm 1940, khi được giới thiệu với vị chủ tịch tương lai của nước Việt Nam – Hồ Chí Minh, Giáp được xem như một trong những bộ óc quân sự hàng đầu trong phong trào cộng sản Việt Nam.
Ấn tượng về tầm hiểu biết của Giáp về lịch sử quân sự và về tính quyết đoán không lay chuyển, ông Hồ đã giao cho Giáp, một người chưa hề được đào tạo quân sự chính thức, một nhiệm vụ chưa từng có: tạo ra một lực lượng quân đội cộng sản trong nước để đánh đuổi Pháp.
Trong vòng bốn năm, Giáp đã dẫn dắt du kích tấn công các đồn lính Pháp. Nhưng cao trào của cuộc chiến tranh giành độc lập xảy ra vào nhiều năm sau, năm 1954. Sau 56 ngày đêm máu lửa vây hãm căn cứ quân sự vốn được xem như bất khả chiến bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, quân đội nông dân của Giáp đã chiếm lĩnh trận địa.
Kết cục, Pháp mất 11.500 quân (bao gồm cả tù binh thương vong) và chịu mất không chỉ ‘viên ngọc Đông Dương’ của mình mà còn phải gánh cả nỗi bẽ bàng khổng lồ trên phương diện quốc gia.
Giáp luôn tin rằng một đội quân du kích được rèn luyện có thể đánh bại một đối phương thiện chiến, cho dù địch được trang bị tốt đến đâu. Những trận chiến với Pháp đã chứng minh sự đúng đắn của ông, và trong ‘chiến tranh chống Mỹ’, Giáp lại thể hiện một năng lực siêu việt trong việc khai thác điểm yếu của địch.
Nhận thấy quân đội Mỹ trang bị không phù hợp trong việc phục vụ những mục tiêu chính trị cần thiết đảm bảo cho một chiến thắng quân sự lâu dài, Giáp đã điều chỉnh các chiến thuật của mình một cách mềm dẻo.
Về quân Mỹ, tướng Giáp từng nói:
‘Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hy vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch’.
Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ, giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất.
Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia vào cuộc chiến, làm cho lính Mỹ, xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến dai dẳng làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt trong khi phong trào phản chiến tại Mỹ bùng phát.
Khi đó, Giáp đã thành công như ông đã tiên liệu. Năm 1968, ông nói với một nhà báo về cao trào của cuộc chiến:
‘Chúng tôi sẽ chiến đấu lâu dài nếu cần thiết, 10, 15, 20, 50 năm, cho đến khi chúng tôi giành được thắng lợi hoàn toàn…Chúng tôi không vội và chúng tôi không sợ’.
…
Thật khó cho tôi để liên hệ sự nổi tiếng đó với người đàn ông như bậc chú bác có đôi mắt sâu và nụ cười hiền từ, người tôi được gặp trong buổi sinh nhật lần thứ tám mươi bảy của ông.
Vây quanh ông là người con trai cả và con gái, người vợ và một nhóm cấp dưới ngưỡng mộ.
Hôm nay, người đàn ông đó cùng lúc uống trà nhài và ăn bánh đậu xanh với tôi, tập trung nói về một vấn đề tồn đọng khác – ông từng là một người vận động nối lại quan hệ hữu nghĩ hậu chiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
‘Anh biết đấy’, tướng Giáp vừa nói vừa vỗ vào đầu gối tôi, ‘Tôi đã từng là một vị tướng chiến tranh, nhưng giờ đây tôi muốn trở thành một vị tướng hòa bình.’
- Kennedy:Bằng cách nào mà nghề nhà giáo của ông lại chuẩn bị cho ông một sự nghiệp của một chỉ huy quân đội tối cao của Việt Nam?
Võ Nguyên Giáp: Bởi vì như mọi người Việt Nam, tôi muốn độc lập, và ở Việt Nam, chúng tôi thường nói, ‘Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh’.
Vì thế khi tôi được hỏi, ‘Ai là vị tướng người Việt giỏi nhất?’ tôi nói, ‘Nhân dân Việt Nam’.
- Kennedy:Sự khác nhau giữa chiến đấu chống Pháp và Mỹ là gì?
Võ Nguyên Giáp: Người Pháp nghĩ họ hiểu tình hình vì họ đã cai trị Việt Nam gần một trăm năm, và họ quyết tâm giành phần thắng. Nhưng chính lúc người Pháp tập hợp được lực lượng quân sự mạnh nhất và chắc chắn về thắng lợi, họ lại thất bại ở Điện Biên Phủ vào năm 1954.
Nhiều tướng lĩnh và bộ trưởng Pháp tới Điện Biên Phủ trước khi nó sụp đổ - nhiều tướng Mỹ cũng từng tới. Và họ đều nói rằng Điện Biên Phủ không thể bị tiêu diệt. Rồi nó đã sụp đổ. (Cười).
- Kennedy:Người Mỹ và Việt Nam lẽ ra rất khó trở thành kẻ thù của nhau. Hồ Chí Minh từng dẫn Tuyên ngôn Độc lập (của Mỹ) trong diễn văn của mình và người Mỹ đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong cuộc chiến chống lại quân Nhật trong Thế chiến II. Ông có bao giờ nghĩ mình sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại người Mỹ?
Võ Nguyên Giáp: Người Việt và Mỹ có một lịch sử quan hệ lâu dài. Tổng thống Jefferson, khi còn là bộ trưởng đến thăm Pháp tại Paris, đã gặp hoàng tử Việt Nam (hoàng tử Cảnh, con vua Gia Long – ND).
Ông ta muốn mang theo hạt giống lúa về Mỹ. Trong Thế chiến II, một nhóm người Mỹ, do viên thiếu tá OSS Allison Thomas, đã nhảy dù xuống chiến khu và hợp tác với chúng tôi đánh Nhật. Nếu sự hợp tác đó được tiếp tục, sẽ không có chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam.
Năm 1963, khi tướng De Gaulle đến Phnom Penh có nói, ‘Chúng tôi đã thua trận, vì thế người Mỹ không nên nhảy vào làm gì’. Nhưng người Mỹ trả lời, ‘Pháp là một chuyện. Mỹ khác. Mỹ có sức mạnh khổng lồ, và như thế chúng tôi sẽ thắng.’ Và khi sức mạnh Mỹ là lớn nhất, khi họ chắc thắng nhất, họ lại thua quá đau.
Khi cha anh là Tổng thống, tôi là Tổng chỉ huy, và tôi phải nghiên cứu rất kỹ càng tư duy và chính sách của ông ấy. Ban đầu tôi tin rằng kế hoạch của ông ấy là dùng sức mạnh quân sự để giúp chính quyền Sài Gòn ngăn chặn phong trào cộng sản.
Nhưng bây giờ, qua các tài liệu lịch sử, tôi được biết rằng về sau, tổng thống Kennedy đã nghĩ lại và không muốn ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn. Ông muốn Hoa Kỳ chỉ tham gia chiến tranh Việt Nam trong một phạm vi nhất định.
Nếu sự kiện không may đó – cái chết của cha anh – không xảy ra, mọi sự có thể sẽ khác đi, chứ không phải như chúng đã diễn ra dưới thời Johnson và Nixon.
- Kennedy: Ông nói cuộc chiến đấu chống lại Mỹ là một cuộc chiến chính trị bên cạnh cuộc chiến quân sự. Ý của ông về điều đó là như thế nào?
Võ Nguyên Giáp: Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, không bao giờ có một chiến lược thuần túy quân sự cả. Bởi vậy chiến lược của chúng tôi bao gồm mọi thứ - các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao.
Và nó không phải là một cuộc chiến tranh được tiến hành bởi riêng lực lượng quân đội; nó được tiến hành bởi toàn dân. Đó là một điểm mà những tướng lĩnh và chính trị gia Mỹ đã không hiểu.
- Kennedy: Xin ông giải thích, khi nói rằng người Pháp và Mỹ bị đánh bại vào đúng lúc họ trang bị quân sự mạnh nhất?
Võ Nguyên Giáp: So sánh với Trung Quốc hay Mỹ, Việt Nam chỉ là một nước nhỏ. Dân số chúng tôi không quá lớn. Nhưng trong một nghìn năm độc lập của Việt Nam, triều đại Trung Hoa nào cũng tấn công Việt Nam, và đều thất bại. Bởi vì Việt Nam có cách chiến đấu dựa hoàn toàn vào sức mình.
Trong những năm 1960, tôi có đến thăm Liên Xô để tìm kiếm sự hỗ trợ, vì lúc đó máy bay ném bom B-52 của Mỹ đang oanh tạc khá nặng nề.
Tại cuộc gặp ở Maxcơva, Bộ Chính trị Xô Viết được triệu tập, có Chủ tịch Xô Viết tối cao Leonid Brezhnov và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Alexey Kosygin.
Kosygin hỏi tôi, ‘Đồng chí Giáp, đồng chí nói sẽ đánh bại Mỹ. Vậy tôi muốn hỏi đồng chí, đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh được cơ giới hóa để so sánh với Mỹ? Và xe tăng với máy bay chiến đấu – người Mỹ có bao nhiêu?’
Tôi đáp lại, ‘Tôi hiểu câu hỏi của đồng chí, về tương quan lực lượng. Đây là mấu chốt cơ bản của khoa học quân sự Xô Viết, một nền khoa học ngoại hạng đã đánh bại nhiều kẻ thù.
Nhưng nếu chúng tôi chiến đấu theo cách của các đồng chí, chúng tôi sẽ không trụ nổi hơn 2 giờ đồng hồ’.
Sau chiến thắng của chúng tôi, tôi có dịp quay trở lại Maxcơva, và tôi có gặp Kosygin. Ông ấy bắt tay tôi và bày tỏ sự ngạc nhiên. ‘Tuyệt vời!’ ông nói. ‘Các đồng chí chiến đấu rất giỏi.’
- Kennedy:Đã có rất nhiều giấy mực viết về người Mỹ được trang bị cồng kềnh và không thích hợp để chiến đấu một cuộc chiến tranh trên bộ ở Đông Nam Á. Ý kiến của ông như thế nào?
Võ Nguyên Giáp: Tôi đã đọc vài nhận xét của các binh lính GI Mỹ về cuộc chiến diễn ra thế nào.
Một trung úy có viết: ‘Khi bạn đi ra trận địa (ở Việt Nam), chỉ sau đó bạn mới biết chiến tranh là gì. Những nhà chỉ huy bên trên ta không hiểu gì.
Chúng ta tìm kiếm kẻ thù mọi nơi và chẳng thấy gì, nhưng khi chúng ta nghĩ không có địch, thì kẻ địch xuất hiện. Chẳng có chiến tuyến, mà chỗ nào cũng là chiến tuyến.
Nhìn thấy người lớn, chúng ta sợ. Nhìn thấy trẻ em, chúng ta sợ. Và chỉ cần thấy một cái lá rung rinh là chúng ta cũng lại lo sợ’.
- Kennedy: Trong thời gian thăm viếng của tôi ở đây, tôi ngạc nhiên khi thấy sự thù hận đối với người Mỹ rất ít. Tại sao vậy?
Võ Nguyên Giáp: Gần đây, một cựu chiến binh Mỹ đến thăm tôi, và tôi đón tiếp anh ta rất nồng nhiệt.
Anh ta nói, ‘Tôi không hiểu tại sao trước đây tôi đã đến đây đánh Việt Nam, và không hiểu sao ngài lại tiếp đón tôi như thế này’. Và tôi nói, ‘Trước đây, lính GI đến đây mang theo súng ống. Bây giờ anh đến như khách du lịch, và chúng tôi tiếp anh với tinh thần của lòng mến khách.’ Và rồi người đàn ông bắt đầu khóc.
Tôi cũng đã tiếp Đô đốc Zumwalt, viên chỉ huy đã ra lệnh rải chất độc da cam. Ông ta bảo tôi con trai của chính ông cũng đã phải chịu đựng hậu quả của hóa chất này. ‘Tôi chỉ làm nhiệm vụ của mình’, viên đô đốc nói.
Và tôi nói, ‘tôi hiểu’. Bởi vậy, câu hỏi bây giờ là, làm sao chúng ta có thể làm cho nhân dân hai nước đều yêu hòa bình, lại gần nhau hơn?
- Kennedy: Làm thế nào để hòa giải đạt được mức cao nhất?
Võ Nguyên Giáp: Mỗi một công dân Mỹ có thiện chí nên làm gì đó để làm cho quan hệ tốt hơn. Chúng ta phải hiểu nhau hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tôi muốn nói thêm một điểm nữa. Có lẽ hậu quả đau thương nhất của chiến tranh là tác động của chất độc da cam. Là những người theo chủ nghĩa nhân đạo, chúng ta phải sẻ chia trách nhiệm để giúp đỡ các nạn nhân của Việt Nam vượt qua được những khó khăn của họ.
Nguyễn Trương Quý dịch
Trí tuệ bậc thầy
John Kennedy phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tạp chí George, tháng 11/1998
Giữa lòng Hà Nội, sống trong một ngôi biệt thự Pháp có nhiều hoa tú cầu và cây lá rẻ quạt, có một nhân vật cao niên, người từng bẻ gãy sức mạnh quân sự của Pháp và Mỹ, khiến họ phải khốn đốn và đầu hàng cuốn gói rút chạy khỏi đất nước của ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thành lập và nguyên là lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã giành phần thắng trong một trong những chiến thắng độc đáo nhất trong lịch sử quân sự: đánh bại quân Pháp ở Điện Biên Phủ và nhiều năm sau, làm cho người Mỹ khiếp sợ ở Khe Sanh.
Võ Nguyên Giáp: Đại tướng của hòa bình và lòng dân. |
Quân đội đó đã trở thành một trong số những lực lượng bộ binh thiện chiến nhất trên thế giới hiện nay.
Võ Nguyên Giáp sinh ra tại một trong những vùng nghèo khó nhất ở miền Trung Việt Nam.
Cha ông là một trí thức từng nhiều năm đấu tranh trong phong trào chống chế độ thực dân của Pháp. Năm Giáp lên mười, người cha qua đời trong nhà lao Pháp. Khi ông 32 tuổi, vợ cả và người chị vợ, đều bị bắt giam vì hoạt động chính trị, đã bị chết trong tay người Pháp.
Vào năm 1940, khi được giới thiệu với vị chủ tịch tương lai của nước Việt Nam – Hồ Chí Minh, Giáp được xem như một trong những bộ óc quân sự hàng đầu trong phong trào cộng sản Việt Nam.
Ấn tượng về tầm hiểu biết của Giáp về lịch sử quân sự và về tính quyết đoán không lay chuyển, ông Hồ đã giao cho Giáp, một người chưa hề được đào tạo quân sự chính thức, một nhiệm vụ chưa từng có: tạo ra một lực lượng quân đội cộng sản trong nước để đánh đuổi Pháp.
Trong vòng bốn năm, Giáp đã dẫn dắt du kích tấn công các đồn lính Pháp. Nhưng cao trào của cuộc chiến tranh giành độc lập xảy ra vào nhiều năm sau, năm 1954. Sau 56 ngày đêm máu lửa vây hãm căn cứ quân sự vốn được xem như bất khả chiến bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, quân đội nông dân của Giáp đã chiếm lĩnh trận địa.
Kết cục, Pháp mất 11.500 quân (bao gồm cả tù binh thương vong) và chịu mất không chỉ ‘viên ngọc Đông Dương’ của mình mà còn phải gánh cả nỗi bẽ bàng khổng lồ trên phương diện quốc gia.
Giáp luôn tin rằng một đội quân du kích được rèn luyện có thể đánh bại một đối phương thiện chiến, cho dù địch được trang bị tốt đến đâu. Những trận chiến với Pháp đã chứng minh sự đúng đắn của ông, và trong ‘chiến tranh chống Mỹ’, Giáp lại thể hiện một năng lực siêu việt trong việc khai thác điểm yếu của địch.
Nhận thấy quân đội Mỹ trang bị không phù hợp trong việc phục vụ những mục tiêu chính trị cần thiết đảm bảo cho một chiến thắng quân sự lâu dài, Giáp đã điều chỉnh các chiến thuật của mình một cách mềm dẻo.
Về quân Mỹ, tướng Giáp từng nói:
‘Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hy vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch’.
Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ, giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất.
Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia vào cuộc chiến, làm cho lính Mỹ, xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến dai dẳng làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt trong khi phong trào phản chiến tại Mỹ bùng phát.
Khi đó, Giáp đã thành công như ông đã tiên liệu. Năm 1968, ông nói với một nhà báo về cao trào của cuộc chiến:
‘Chúng tôi sẽ chiến đấu lâu dài nếu cần thiết, 10, 15, 20, 50 năm, cho đến khi chúng tôi giành được thắng lợi hoàn toàn…Chúng tôi không vội và chúng tôi không sợ’.
…
Thật khó cho tôi để liên hệ sự nổi tiếng đó với người đàn ông như bậc chú bác có đôi mắt sâu và nụ cười hiền từ, người tôi được gặp trong buổi sinh nhật lần thứ tám mươi bảy của ông.
Vây quanh ông là người con trai cả và con gái, người vợ và một nhóm cấp dưới ngưỡng mộ.
Hôm nay, người đàn ông đó cùng lúc uống trà nhài và ăn bánh đậu xanh với tôi, tập trung nói về một vấn đề tồn đọng khác – ông từng là một người vận động nối lại quan hệ hữu nghĩ hậu chiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
‘Anh biết đấy’, tướng Giáp vừa nói vừa vỗ vào đầu gối tôi, ‘Tôi đã từng là một vị tướng chiến tranh, nhưng giờ đây tôi muốn trở thành một vị tướng hòa bình.’
Võ Nguyên Giáp: Bởi vì như mọi người Việt Nam, tôi muốn độc lập, và ở Việt Nam, chúng tôi thường nói, ‘Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh’.
Vì thế khi tôi được hỏi, ‘Ai là vị tướng người Việt giỏi nhất?’ tôi nói, ‘Nhân dân Việt Nam’.
- Kennedy:Sự khác nhau giữa chiến đấu chống Pháp và Mỹ là gì?
Võ Nguyên Giáp: Người Pháp nghĩ họ hiểu tình hình vì họ đã cai trị Việt Nam gần một trăm năm, và họ quyết tâm giành phần thắng. Nhưng chính lúc người Pháp tập hợp được lực lượng quân sự mạnh nhất và chắc chắn về thắng lợi, họ lại thất bại ở Điện Biên Phủ vào năm 1954.
Nhiều tướng lĩnh và bộ trưởng Pháp tới Điện Biên Phủ trước khi nó sụp đổ - nhiều tướng Mỹ cũng từng tới. Và họ đều nói rằng Điện Biên Phủ không thể bị tiêu diệt. Rồi nó đã sụp đổ. (Cười).
- Kennedy:Người Mỹ và Việt Nam lẽ ra rất khó trở thành kẻ thù của nhau. Hồ Chí Minh từng dẫn Tuyên ngôn Độc lập (của Mỹ) trong diễn văn của mình và người Mỹ đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong cuộc chiến chống lại quân Nhật trong Thế chiến II. Ông có bao giờ nghĩ mình sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại người Mỹ?
Võ Nguyên Giáp: Người Việt và Mỹ có một lịch sử quan hệ lâu dài. Tổng thống Jefferson, khi còn là bộ trưởng đến thăm Pháp tại Paris, đã gặp hoàng tử Việt Nam (hoàng tử Cảnh, con vua Gia Long – ND).
Ông ta muốn mang theo hạt giống lúa về Mỹ. Trong Thế chiến II, một nhóm người Mỹ, do viên thiếu tá OSS Allison Thomas, đã nhảy dù xuống chiến khu và hợp tác với chúng tôi đánh Nhật. Nếu sự hợp tác đó được tiếp tục, sẽ không có chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam.
Năm 1963, khi tướng De Gaulle đến Phnom Penh có nói, ‘Chúng tôi đã thua trận, vì thế người Mỹ không nên nhảy vào làm gì’. Nhưng người Mỹ trả lời, ‘Pháp là một chuyện. Mỹ khác. Mỹ có sức mạnh khổng lồ, và như thế chúng tôi sẽ thắng.’ Và khi sức mạnh Mỹ là lớn nhất, khi họ chắc thắng nhất, họ lại thua quá đau.
Khi cha anh là Tổng thống, tôi là Tổng chỉ huy, và tôi phải nghiên cứu rất kỹ càng tư duy và chính sách của ông ấy. Ban đầu tôi tin rằng kế hoạch của ông ấy là dùng sức mạnh quân sự để giúp chính quyền Sài Gòn ngăn chặn phong trào cộng sản.
Nhưng bây giờ, qua các tài liệu lịch sử, tôi được biết rằng về sau, tổng thống Kennedy đã nghĩ lại và không muốn ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn. Ông muốn Hoa Kỳ chỉ tham gia chiến tranh Việt Nam trong một phạm vi nhất định.
Nếu sự kiện không may đó – cái chết của cha anh – không xảy ra, mọi sự có thể sẽ khác đi, chứ không phải như chúng đã diễn ra dưới thời Johnson và Nixon.
Võ Nguyên Giáp: Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, không bao giờ có một chiến lược thuần túy quân sự cả. Bởi vậy chiến lược của chúng tôi bao gồm mọi thứ - các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao.
Và nó không phải là một cuộc chiến tranh được tiến hành bởi riêng lực lượng quân đội; nó được tiến hành bởi toàn dân. Đó là một điểm mà những tướng lĩnh và chính trị gia Mỹ đã không hiểu.
- Kennedy: Xin ông giải thích, khi nói rằng người Pháp và Mỹ bị đánh bại vào đúng lúc họ trang bị quân sự mạnh nhất?
Võ Nguyên Giáp: So sánh với Trung Quốc hay Mỹ, Việt Nam chỉ là một nước nhỏ. Dân số chúng tôi không quá lớn. Nhưng trong một nghìn năm độc lập của Việt Nam, triều đại Trung Hoa nào cũng tấn công Việt Nam, và đều thất bại. Bởi vì Việt Nam có cách chiến đấu dựa hoàn toàn vào sức mình.
Trong những năm 1960, tôi có đến thăm Liên Xô để tìm kiếm sự hỗ trợ, vì lúc đó máy bay ném bom B-52 của Mỹ đang oanh tạc khá nặng nề.
Tại cuộc gặp ở Maxcơva, Bộ Chính trị Xô Viết được triệu tập, có Chủ tịch Xô Viết tối cao Leonid Brezhnov và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Alexey Kosygin.
Kosygin hỏi tôi, ‘Đồng chí Giáp, đồng chí nói sẽ đánh bại Mỹ. Vậy tôi muốn hỏi đồng chí, đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh được cơ giới hóa để so sánh với Mỹ? Và xe tăng với máy bay chiến đấu – người Mỹ có bao nhiêu?’
Tôi đáp lại, ‘Tôi hiểu câu hỏi của đồng chí, về tương quan lực lượng. Đây là mấu chốt cơ bản của khoa học quân sự Xô Viết, một nền khoa học ngoại hạng đã đánh bại nhiều kẻ thù.
Nhưng nếu chúng tôi chiến đấu theo cách của các đồng chí, chúng tôi sẽ không trụ nổi hơn 2 giờ đồng hồ’.
Sau chiến thắng của chúng tôi, tôi có dịp quay trở lại Maxcơva, và tôi có gặp Kosygin. Ông ấy bắt tay tôi và bày tỏ sự ngạc nhiên. ‘Tuyệt vời!’ ông nói. ‘Các đồng chí chiến đấu rất giỏi.’
- Kennedy:Đã có rất nhiều giấy mực viết về người Mỹ được trang bị cồng kềnh và không thích hợp để chiến đấu một cuộc chiến tranh trên bộ ở Đông Nam Á. Ý kiến của ông như thế nào?
Võ Nguyên Giáp: Tôi đã đọc vài nhận xét của các binh lính GI Mỹ về cuộc chiến diễn ra thế nào.
Một trung úy có viết: ‘Khi bạn đi ra trận địa (ở Việt Nam), chỉ sau đó bạn mới biết chiến tranh là gì. Những nhà chỉ huy bên trên ta không hiểu gì.
Chúng ta tìm kiếm kẻ thù mọi nơi và chẳng thấy gì, nhưng khi chúng ta nghĩ không có địch, thì kẻ địch xuất hiện. Chẳng có chiến tuyến, mà chỗ nào cũng là chiến tuyến.
Nhìn thấy người lớn, chúng ta sợ. Nhìn thấy trẻ em, chúng ta sợ. Và chỉ cần thấy một cái lá rung rinh là chúng ta cũng lại lo sợ’.
- Kennedy: Trong thời gian thăm viếng của tôi ở đây, tôi ngạc nhiên khi thấy sự thù hận đối với người Mỹ rất ít. Tại sao vậy?
Võ Nguyên Giáp: Gần đây, một cựu chiến binh Mỹ đến thăm tôi, và tôi đón tiếp anh ta rất nồng nhiệt.
Anh ta nói, ‘Tôi không hiểu tại sao trước đây tôi đã đến đây đánh Việt Nam, và không hiểu sao ngài lại tiếp đón tôi như thế này’. Và tôi nói, ‘Trước đây, lính GI đến đây mang theo súng ống. Bây giờ anh đến như khách du lịch, và chúng tôi tiếp anh với tinh thần của lòng mến khách.’ Và rồi người đàn ông bắt đầu khóc.
Tôi cũng đã tiếp Đô đốc Zumwalt, viên chỉ huy đã ra lệnh rải chất độc da cam. Ông ta bảo tôi con trai của chính ông cũng đã phải chịu đựng hậu quả của hóa chất này. ‘Tôi chỉ làm nhiệm vụ của mình’, viên đô đốc nói.
Và tôi nói, ‘tôi hiểu’. Bởi vậy, câu hỏi bây giờ là, làm sao chúng ta có thể làm cho nhân dân hai nước đều yêu hòa bình, lại gần nhau hơn?
- Kennedy: Làm thế nào để hòa giải đạt được mức cao nhất?
Võ Nguyên Giáp: Mỗi một công dân Mỹ có thiện chí nên làm gì đó để làm cho quan hệ tốt hơn. Chúng ta phải hiểu nhau hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tôi muốn nói thêm một điểm nữa. Có lẽ hậu quả đau thương nhất của chiến tranh là tác động của chất độc da cam. Là những người theo chủ nghĩa nhân đạo, chúng ta phải sẻ chia trách nhiệm để giúp đỡ các nạn nhân của Việt Nam vượt qua được những khó khăn của họ.
Nguyễn Trương Quý dịch
Trích đăng từ 'Không phải huyền thoại' – Hữu Mai – Nhà xuất bản Trẻ ấn hành
Bình luận