(VTC News) - Kỳ chuyển nhượng mùa đông 2013 đã chính thức khép lại mà không có quả bom tấn nào phát nổ. Vậy xu hướng chính của phiên chợ năm nay là gì?
Còn giữ kỷ lục về số tiền chuyển nhượng ở phiên chợ đầu năm, cũng là một cầu thủ trẻ: Lucas Moura. Anh này được PSG chiêu mộ với mức giá trên trời 35 triệu bảng.
2. Sự "điên rồ" của các đội bóng nhỏ
Ngoại trừ sự bất lực về tài chính của những đội bóng nhỏ tại La Liga và Serie A thì chính những câu lạc bộ ở chiếu dưới, những đội đang đứng bên bờ xuống hạng tại Premier League mới là những kẻ chịu chơi nhất ở kỳ chuyển nhượng mùa đông năm nay.
Newcastle và QPR chính là 2 cái tên làm chao đảo thị trường chuyển nhượng nhất. Trong khi Chích chòe ra mắt tới 6 tân binh mới là Sissoko, Haidara, Gourffran, Mbiwa, Debuchy và Mbabu, thì đội bóng đang đứng đội sổ trên bảng xếp hạng cũng trình làng 5 cái tên là Jenas, Samba, Remy, Ben Haim, Townsend.
Số tiền mà những đội bóng ở khu vực cầm đèn đỏ ném vào thị trường chuyển nhượng cũng gia tăng một cách chóng mặt. Trong khi MU, Arsenal, Chelsea chi không quá 12 triệu bảng cho đợt mua sắm thứ hai trong năm (Man City thậm chí còn không bỏ xu nào); thì Newcastle đã tiêu ngót nghét 20 triệu bảng, QPR là 22,5 triệu, còn khó khăn như Sunderland cũng gần 10 triệu.
1 suất trụ lại giải đấu cao nhất nước Anh, cùng với những khoản siêu lợi nhuận về bản quyền truyền hình khiến các ông chủ không tiếc tiền "đốt" vào phiên chợ người. Điều đó cũng hứa hẹn những biến chuyển cực lớn ở giai đoạn hai mùa bóng năm nay.
3. Không bỏ trứng vào chung một giỏ
Đã qua rồi cái thời, các đội bóng thích ngôi sao và những người có tên tuổi. Những câu lạc bộ hiện tại thích những cầu thủ "chơi được" hơn. Với nguyên tắc giảm thiểu rủi ro bằng cách gia tăng số cơ hội lựa chọn, hầu hết các đội bóng đều có xu hướng ký nhiều bản hợp đồng nhỏ, chứ chẳng bao giờ "chơi" ít hợp đồng lớn.
Ngay cả một tên tuổi lẫy lừng như Real Madrid cũng buộc phải hài lòng với Diego Lopez chỉ có giá hơn 3 triệu bảng. Lao đao như Chelsea cũng không "dám" mơ cao quá Demba Ba (giá 7,5 triệu bảng). Có lẽ các ông chủ hiểu rằng kỳ chuyển nhượng mùa đông chưa phải là lúc tái cơ cấu lại đội hình, mà chỉ là gia cố và bổ sung những vị trí còn thiếu vào đội hình hiện tại mà thôi.
4. Premier League vẫn là nhất, Serie A đang nổi lên
Giải Ngoại hạng Anh vẫn là nơi quy tụ những tay chơi sừng sỏ nhất tại châu Âu. Với hơn 127 triệu bảng được "đốt" trong vòng 1 tháng, xứ sở sương mù vẫn là thiên đường với giới cầu thủ.
Một điều đáng ngạc nhiên khác ở kỳ chuyển nhượng mùa đông 2013 là sự trỗi dậy của Serie A. Sau nhiều năm bị cơn bão tài chính làm điêu đứng và buộc phải chi tiêu dè xẻn, các đội bóng của xứ mỳ ống đã vươn lên trở thành giải đấu chịu chơi thứ hai tại phiên chợ năm nay, với tổng số tiền chi ra gần 83 triệu bảng.
5. Xuất hiện thêm nhiều đại gia mới toanh
Trong số 10 đội bóng chi nhiều nhất ở kỳ chuyển nhượng năm nay, ngoài những cái tên quen thuộc như PSG, Anzhi, người ta còn thấy xuất hiện thêm cả Corinthians (Brazil), QPR (Anh), Fiorentina (Italia) hay Shakhtar Donetsk (Ukraine).
Vì nhiều lý do khiến những đội bóng này phải bạo chi ở kỳ chuyển nhượng, nhưng có lẽ điều đó không có nhiều ý nghĩa. Điều quan trọng nằm ở chỗ, chính sự "nhiệt tình" này của những cái tên mới khiến thị trường chuyển nhượng mùa đông ngày càng trở nên hấp dẫn và đáng theo dõi.
1. Ưu tiên tài năng trẻ
Với điều kiện khó khăn của nền kinh tế thế giới dẫn đến tình trạng ảm đạm chung của những kỳ chuyển nhượng, thay vì đầu tư một món tiền lớn vào những cầu thủ ngôi sao, các câu lạc bộ bây giờ ưa thích những cầu thủ trẻ hơn, những người nằm ở độ tuổi dưới 24.
Về lý thuyết, những vụ đầu tư kiểu như vậy sẽ mang lại rủi ro khá cao, bởi con đường từ một cầu thủ tiềm năng trở thành một cầu thủ ngôi sao là rất dài. Tuy nhiên, luật Công bằng tài chính của UEFA, cộng với ý tưởng 5+6 của FIFA (có ít nhất 5 cầu thủ bản địa trong mỗi trận đấu) khiến những ông lớn của bóng đá thế giới phải nhìn lại.
Zaha, mới chỉ nổi lên ở giải hạng nhất, vẫn được MU mua lại với giá 10 triệu bảng.
Còn giữ kỷ lục về số tiền chuyển nhượng ở phiên chợ đầu năm, cũng là một cầu thủ trẻ: Lucas Moura. Anh này được PSG chiêu mộ với mức giá trên trời 35 triệu bảng.
Các tài năng trẻ như Sturridge có rất nhiều phương án lựa chọn |
2. Sự "điên rồ" của các đội bóng nhỏ
Ngoại trừ sự bất lực về tài chính của những đội bóng nhỏ tại La Liga và Serie A thì chính những câu lạc bộ ở chiếu dưới, những đội đang đứng bên bờ xuống hạng tại Premier League mới là những kẻ chịu chơi nhất ở kỳ chuyển nhượng mùa đông năm nay.
Newcastle và QPR chính là 2 cái tên làm chao đảo thị trường chuyển nhượng nhất. Trong khi Chích chòe ra mắt tới 6 tân binh mới là Sissoko, Haidara, Gourffran, Mbiwa, Debuchy và Mbabu, thì đội bóng đang đứng đội sổ trên bảng xếp hạng cũng trình làng 5 cái tên là Jenas, Samba, Remy, Ben Haim, Townsend.
Số tiền mà những đội bóng ở khu vực cầm đèn đỏ ném vào thị trường chuyển nhượng cũng gia tăng một cách chóng mặt. Trong khi MU, Arsenal, Chelsea chi không quá 12 triệu bảng cho đợt mua sắm thứ hai trong năm (Man City thậm chí còn không bỏ xu nào); thì Newcastle đã tiêu ngót nghét 20 triệu bảng, QPR là 22,5 triệu, còn khó khăn như Sunderland cũng gần 10 triệu.
1 suất trụ lại giải đấu cao nhất nước Anh, cùng với những khoản siêu lợi nhuận về bản quyền truyền hình khiến các ông chủ không tiếc tiền "đốt" vào phiên chợ người. Điều đó cũng hứa hẹn những biến chuyển cực lớn ở giai đoạn hai mùa bóng năm nay.
Những đội bóng QPR đã chiêu mộ rất nhiều cầu thủ |
3. Không bỏ trứng vào chung một giỏ
Đã qua rồi cái thời, các đội bóng thích ngôi sao và những người có tên tuổi. Những câu lạc bộ hiện tại thích những cầu thủ "chơi được" hơn. Với nguyên tắc giảm thiểu rủi ro bằng cách gia tăng số cơ hội lựa chọn, hầu hết các đội bóng đều có xu hướng ký nhiều bản hợp đồng nhỏ, chứ chẳng bao giờ "chơi" ít hợp đồng lớn.
Ngay cả một tên tuổi lẫy lừng như Real Madrid cũng buộc phải hài lòng với Diego Lopez chỉ có giá hơn 3 triệu bảng. Lao đao như Chelsea cũng không "dám" mơ cao quá Demba Ba (giá 7,5 triệu bảng). Có lẽ các ông chủ hiểu rằng kỳ chuyển nhượng mùa đông chưa phải là lúc tái cơ cấu lại đội hình, mà chỉ là gia cố và bổ sung những vị trí còn thiếu vào đội hình hiện tại mà thôi.
Những thương vụ như của David Beckham giờ là rất hiếm |
4. Premier League vẫn là nhất, Serie A đang nổi lên
Giải Ngoại hạng Anh vẫn là nơi quy tụ những tay chơi sừng sỏ nhất tại châu Âu. Với hơn 127 triệu bảng được "đốt" trong vòng 1 tháng, xứ sở sương mù vẫn là thiên đường với giới cầu thủ.
Một điều đáng ngạc nhiên khác ở kỳ chuyển nhượng mùa đông 2013 là sự trỗi dậy của Serie A. Sau nhiều năm bị cơn bão tài chính làm điêu đứng và buộc phải chi tiêu dè xẻn, các đội bóng của xứ mỳ ống đã vươn lên trở thành giải đấu chịu chơi thứ hai tại phiên chợ năm nay, với tổng số tiền chi ra gần 83 triệu bảng.
5. Xuất hiện thêm nhiều đại gia mới toanh
Trong số 10 đội bóng chi nhiều nhất ở kỳ chuyển nhượng năm nay, ngoài những cái tên quen thuộc như PSG, Anzhi, người ta còn thấy xuất hiện thêm cả Corinthians (Brazil), QPR (Anh), Fiorentina (Italia) hay Shakhtar Donetsk (Ukraine).
Vì nhiều lý do khiến những đội bóng này phải bạo chi ở kỳ chuyển nhượng, nhưng có lẽ điều đó không có nhiều ý nghĩa. Điều quan trọng nằm ở chỗ, chính sự "nhiệt tình" này của những cái tên mới khiến thị trường chuyển nhượng mùa đông ngày càng trở nên hấp dẫn và đáng theo dõi.
Giang Hương
Bình luận