• Zalo

Đại gia quay cuồng chuyển nhượng: Hà tiện là 'chết'

Thể thaoThứ Bảy, 09/08/2014 08:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Đã qua rồi cái thời các CLB được nâng lên đặt xuống chán chê để 'soi giò' một cầu thủ, bây giờ họ phải rất nhanh nếu như muốn 'có hàng'

(VTC News) - Đã qua rồi cái thời các CLB được nâng lên đặt xuống chán chê để 'soi giò' một cầu thủ, bây giờ họ phải rất nhanh nếu như muốn 'có hàng'.

Áp lực từ những đại gia lắm tiền

Man Utd từng có thể coi là một đại gia trên thị trường chuyển nhượng những năm đầu của thập niên trước. Đội bóng thành Manchester từng bỏ ra tới 29 triệu bảng chỉ để mang về 1 trung vệ (Rio Ferdinand) vào năm 2002. Hay trước đó 1 năm, "ông già gân" cũng phá két tới 40 triệu bảng để mang về 2 sao sáng là Ruud van Nistelrooy và Juan Veron.
Arsenal vội vã chi 35 triệu bảng cho Alexis Sanchez 

Quỷ đỏ đã từng không tiếc tiền mộ sao, giống như cái cách họ biến Wayne Rooney trở thành cầu thủ dưới 20 tuổi đắt giá nhất thế giới vào năm 2004 bằng bản hợp đồng trị giá gần 30 triệu bảng. Tuy nhiên, sự tự tin ấy của đội chủ sân Old Trafford đã biến mất, ngay sau khi Roman Abramovich đặt chân tới Chelsea.

Những đồng rúp Nga đã giúp The Blues nhảy múa trên thị trường chuyển nhượng. Ngay trong hè năm 2003, đội bóng thành London đã bỏ ra hơn 100 triệu bảng (con số khổng lồ vào thời điểm đó) để tu sửa đội hình. 

Cùng chuyên đề
Man City tỉnh giấc, nhớ bài học Man Utd

Ý đồ đen tối sau những quả bom tiền 

Công bằng bị vất xó

Lỗi tại Real, Barca?

Loạn giá, nín thở chờ 'bom nổ'
Với những ngôi sao đang nổi hoặc những người mà Jose Mourinho (HLV của Chelsea lúc đó) thực sự cần, Chelsea chỉ dùng đúng 1 bài đơn giản nhất, đó là "dùng tiền đè người".

Chính Sir Alex Ferguson đã từng phải ngán ngẩm lắc đầu khi đội bóng áo xanh chi ngót nghét 30 triệu bảng để mang về một cầu thủ phòng ngự như Michael Essien. Sự chán chường của Sir Alex còn lên tới mức, ông phải thốt lên: Thị trường chuyển nhượng bây giờ chỉ còn 2 phần, có và không có Chelsea.

Bóng đá hiện đại bây giờ không chỉ có một Chelsea mà có rất nhiều Chelsea khác, ví như Man City, PSG, AS Monaco, và thậm chí là những thế lực cũ đang trỗi dậy như Real Madrid hay Barca. Đó đều là những đội bóng sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu phi lý nhất trên thị trường chuyển nhượng, chỉ để mang về những cầu thủ họ thích.

Real Madrid liên tục phá vỡ giá trị cầu thủ cao nhất thế giới (Zidane, Kaka, Ronaldo rồi Bale). Mới nhất, họ cũng chi số tiền kỷ lục 63 triệu bảng cho một tài năng chỉ mới nối qua một mùa World Cup: James Rodriguez.

"Kền kền trắng" điên rồ, PSG, AS Monaco hay Man City còn "quay cuồng" hơn gấp bội. Những con số cực kỳ phi lý như 37 triệu bảng cho Pastore, 32 triệu cho Lucas Moura, 48 triệu cho Falcao hay 32 triệu cho Dzeko. Dường như trong cách chi tiêu của những CLB này không có bất cứ một quy tắc hay công thức nào. Đối tác yêu cầu bao nhiêu, họ sẵn sàng đáp ứng. Tất cả chỉ vì họ có tiền.
Atletico không đứng ngoài cuộc chơi khi chi bộn tiền cho Mandzukic 

Những kẻ "hà tiện" phải đổi mới

Một CLB không chỉ mãi trông chờ vào sự trưởng thành của các cầu thủ trẻ. Hơn ai hết, Arsene Wenger là người vô cùng thấm thía điều này. Là một HLV có con mắt nhìn người tinh tường, Giáo sư đã rất nhiều lần biến những măng non thành ngôi sao, để rồi thu về một khoản tiền lớn nhờ bán họ.

Nhưng chính sách thắt lưng buộc bụng của nhà cầm quân người Pháp rốt cuộc cũng gặp vấn đề. Họ bán nhiều sao đến mức "tre đã hết mà măng chưa mọc". Hệ quả là đội chủ sân Emirates rơi vào cảnh 8 năm trắng tay liên tiếp từ mùa 2005 đến hết mùa 2013.
Alexis Sanchez minh chứng cho việc thay đổi phương pháp mua bán ở Arsenal
 Alexis Sanchez minh chứng cho việc thay đổi phương pháp mua bán ở Arsenal
Liverpool cũng từng là một kẻ "hà tiện" trong quá khứ khi họ chẳng bao giờ dám vung tay quá trán. Nhưng giờ thì The Kop cũng đã sẵn sàng chi tới 20 triệu bảng cho 1 trung vệ, đồng thời thiết lập kỷ lục hơn 100 triệu bảng trên thị trường chuyển nhượng.

Mới nhất, hiện tượng Atletico cũng buộc phải "nhắm mắt đưa chân" vào vòng xoáy kim tiền. So với những đội bóng Premier League, họ thiệt thòi rất nhiều trong việc chia bản quyền truyền hình (chỉ bằng 1/3 so với Real Madrid và Barca). Họ vào tới chung kết Champions League và giành La Liga 2013, nhưng vẫn nợ nần chồng chất lên tới cả trăm triệu bảng.

Muốn biến phong độ thành đẳng cấp, đội chủ sân Vicente Calderon buộc phải "thay máu". Sẽ chẳng có một Chelsea thứ hai cho họ mượn Courtois nữa, mà họ buộc phải chi 12 triệu bảng cho Oblak, 17 triệu cho Mandzukic, hay mới nhất là 24 triệu cho Griezmann.

Họ - những CLB từng tiết kiệm chi tiêu trong quá khứ - là minh chứng rõ nét nhất trong việc chuyển biến tư tưởng mua sắm của bóng đá ngày nay. Thành công có thể đến một cách bất ngờ, nhưng để duy trì thành công ấy, bất cứ CLB nào cũng phải có thực lực.

Mà cách đơn giản nhất để nâng cao thực lực là phải tích cực loạn giá trên thị trường chuyển nhượng.

Phan Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn