(VTC News) - Đại gia dầu mỏ Ả-rập Xê-út đang đau đầu vì thâm hụt ngân sách lên tới gần 100 tỷ USD và buộc phải thực hiện những chính sách mới để cải thiện tình hình tài chính của mình.
Đại gia gặp hạn
Theo thông tin trên trang CNN, Chính phủ Ả-rập Xê-út đã chi nhiều hơn thu dẫn đến thâm hụt ngân sách của quốc gia này đã lên tới gần 100 tỷ USD (tương đương khoảng 2250 nghìn tỷ đồng).
Dầu chiếm khoảng 75% doanh thu của đại gia Ả-rập, và khi giá dầu thô cao ngút trời, quốc gia này có được mức thặng dư ngân sách lớn là chuyện dễ hiểu.
Tuy nhiên thời thế đã thay đổi, hiện tại giá dầu có thời điểm chạm đáy chỉ còn khoảng 35 USD/thùng.
Giá dầu Brent phiên ngày hôm qua 28/12 cũng đang chốt ở mức 36,62 USD/thùng, giảm 36% tính từ đầu năm cho đến nay.
Còn so với thời hoàng kim ở mức hơn 100 USD vào giữa năm 2014 thì nó đã mất giá tới khoảng 65 - 70%.
Chính phủ Ả-rập Xê-út cũng cho biết, họ đã chi hơn mức dự kiến cho các khoản lợi ích an sinh xã hội, tiền lương cho người lao động của chính phủ và tiền lương cho các thành viên quân sự.
Kết quả kéo theo đó là ngân sách quốc gia đã giảm gần 14%, từ 975 tỷ riyal (260 tỷ USD) xuống còn 840 tỷ riyal (224 tỷ USD).
"Thắt lưng buộc bụng" hơn nữa
Ả-rập Xê-út đã tiết lộ các bước khác để khắc lại tình hình tài chính của mình, bao gồm cả thực hiện việc rà soát chi tiêu công cho các dự án và đào tạo thực hành nâng cao cho 3.500 kế toán của chính phủ.
Đại gia Ả-rập thậm chí còn tính tới việc cắt giảm bớt mức ưu đãi giá xăng cho người dân. Bộ Tài chính cũng khẳng định đó là một sự "xem xét" trong việc thay đổi về trợ cấp của chính phủ trong các về khoản năng lượng, nước và điện.
Ngoài ra, quốc gia này hy vọng sẽ tăng thu bằng cách đưa vào triển khai một loại thuế VAT đã được phê duyệt, bên cạnh đó là tăng mạnh thuế đối với các loại hàng hóa mang tính "độc hại" như thuốc lá và nước giải khát.
Tuy nhiên, với những cách làm này thì Ả-rập Xê-út dự báo mức thâm hụt ngân sách về cơ bản vẫn sẽ duy trì ở mức hiện tại trong năm 2016.
Standard & Poor đã hạ điểm tín nhiệm của Ả-rập Xê-út vào tháng 10 vừa qua và cảnh báo tài chính của quốc gia này có thể sẽ còn tệ hơn nữa nếu họ không kiềm chế được thâm hụt hoặc chi tiêu quá nhiều ngân sách.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF mới đây cũng cho biết, Ả-rập Xê-út có khả năng sẽ hết sạch tiền trong vòng 5 năm tới, thậm chí có thể sớm hơn nữa nếu như giá dầu vẫn chỉ quanh quẩn được ở mức 50 USD/thùng.
IMFcũng cho biết, vương quốc này cần bán dầu với giá vào khoảng 106 USD/thùng thì mới có khả năng cân bằng được ngân sách.
Đại gia Ả-rập cũng đã phải cố gắng "thắt lưng buộc bụng" trong thời gian qua bằng cách cắt giảm chi tiêu và thực hiện một số chính sách tài chính khác.
Nước này đã bán trái phiếu trong mùa hè vừa qua và huy động được ít nhất 4 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên trở lại thị trường trái phiếu trong 8 năm.
Ngân hàng trung ương Ả-rập Xê-út cũng đã phải rút tới 70 tỷ USD khỏi các công ty quản lý quỹ như BlackRock trong nửa năm vừa qua.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng đang phải cố gắng để tạo được sự thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán của mình.
Tuy nhiên, nợ công của Ả-rập Xê-út đã tăng hơn ba lần từ giữa năm trước cho tới năm nay, hiện tại đã lên tới 142 tỷ riyal, tương đương với khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội GDP của cả nước.
Huyền Trân
Đại gia gặp hạn
Theo thông tin trên trang CNN, Chính phủ Ả-rập Xê-út đã chi nhiều hơn thu dẫn đến thâm hụt ngân sách của quốc gia này đã lên tới gần 100 tỷ USD (tương đương khoảng 2250 nghìn tỷ đồng).
Dầu chiếm khoảng 75% doanh thu của đại gia Ả-rập, và khi giá dầu thô cao ngút trời, quốc gia này có được mức thặng dư ngân sách lớn là chuyện dễ hiểu.
Giá dầu Brent phiên ngày hôm qua 28/12 cũng đang chốt ở mức 36,62 USD/thùng, giảm 36% tính từ đầu năm cho đến nay.
Còn so với thời hoàng kim ở mức hơn 100 USD vào giữa năm 2014 thì nó đã mất giá tới khoảng 65 - 70%.
Chính phủ Ả-rập Xê-út cũng cho biết, họ đã chi hơn mức dự kiến cho các khoản lợi ích an sinh xã hội, tiền lương cho người lao động của chính phủ và tiền lương cho các thành viên quân sự.
Kết quả kéo theo đó là ngân sách quốc gia đã giảm gần 14%, từ 975 tỷ riyal (260 tỷ USD) xuống còn 840 tỷ riyal (224 tỷ USD).
"Thắt lưng buộc bụng" hơn nữa
Ả-rập Xê-út đã tiết lộ các bước khác để khắc lại tình hình tài chính của mình, bao gồm cả thực hiện việc rà soát chi tiêu công cho các dự án và đào tạo thực hành nâng cao cho 3.500 kế toán của chính phủ.
Đại gia Ả-rập thậm chí còn tính tới việc cắt giảm bớt mức ưu đãi giá xăng cho người dân. Bộ Tài chính cũng khẳng định đó là một sự "xem xét" trong việc thay đổi về trợ cấp của chính phủ trong các về khoản năng lượng, nước và điện.
Ngoài ra, quốc gia này hy vọng sẽ tăng thu bằng cách đưa vào triển khai một loại thuế VAT đã được phê duyệt, bên cạnh đó là tăng mạnh thuế đối với các loại hàng hóa mang tính "độc hại" như thuốc lá và nước giải khát.
Tuy nhiên, với những cách làm này thì Ả-rập Xê-út dự báo mức thâm hụt ngân sách về cơ bản vẫn sẽ duy trì ở mức hiện tại trong năm 2016.
Standard & Poor đã hạ điểm tín nhiệm của Ả-rập Xê-út vào tháng 10 vừa qua và cảnh báo tài chính của quốc gia này có thể sẽ còn tệ hơn nữa nếu họ không kiềm chế được thâm hụt hoặc chi tiêu quá nhiều ngân sách.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF mới đây cũng cho biết, Ả-rập Xê-út có khả năng sẽ hết sạch tiền trong vòng 5 năm tới, thậm chí có thể sớm hơn nữa nếu như giá dầu vẫn chỉ quanh quẩn được ở mức 50 USD/thùng.
IMFcũng cho biết, vương quốc này cần bán dầu với giá vào khoảng 106 USD/thùng thì mới có khả năng cân bằng được ngân sách.
Đại gia Ả-rập cũng đã phải cố gắng "thắt lưng buộc bụng" trong thời gian qua bằng cách cắt giảm chi tiêu và thực hiện một số chính sách tài chính khác.
Nước này đã bán trái phiếu trong mùa hè vừa qua và huy động được ít nhất 4 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên trở lại thị trường trái phiếu trong 8 năm.
Ả-rập Xê-út đã đã bán trái phiếu trong mùa hè vừa qua và huy động được ít nhất 4 tỷ USD |
Bên cạnh đó, chính phủ cũng đang phải cố gắng để tạo được sự thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán của mình.
Tuy nhiên, nợ công của Ả-rập Xê-út đã tăng hơn ba lần từ giữa năm trước cho tới năm nay, hiện tại đã lên tới 142 tỷ riyal, tương đương với khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội GDP của cả nước.
Huyền Trân
Bình luận