Chuyện ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội dùng gậy chơi golf đánh vào đầu nhân viên phục vụ một lần nữa khiến dư luận có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với môn thể thao golf.
Tiền chơi đắt do tiền đầu tư cho sân golf ở Việt Nam đắt, mỗi lỗ golf phải đầu tư không dưới 1 triệu USD, sân 18 lỗ thì cứ thế nhân lên. Bên cạnh đó còn cả đội ngũ phục vụ, chăm sóc, bảo dưỡng.
Chính sự đắt đỏ có hơi hướng xa hoa ấy, golf bị ghét, thậm chí kỳ thị. Đã có lúc các dự án sân golf bị gán cho cái tội “lấy đất nông nghiệp”, “hủy hoại môi trường” hoặc “trá hình buôn bán bất động sản”.
Cách đây không lâu, golf còn bị “khép tội”: làm cho cán bộ xao nhãng công việc, đánh cắp thời gian vàng ngọc của một bộ phận công chức.
Hai năm trước, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng còn ra một văn bản: “Yêu cầu các lãnh đạo tại những doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ GTVT, các lãnh đạo thuộc diện Bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi golf, không tổ chức hoặc tham gia các giải golf, để tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh và giải quyết công việc chuyên môn được giao”.
Tất nhiên văn bản này của Bộ GTVT bị tuýt còi từ Bộ tư pháp rằng công văn “cấm chơi golf” là vi phạm quyền cán bộ công chức.
Dẫu vậy, golf vẫn không hề được giải oan chút nào.
Lãnh đạo hiệp hội golf thì cho rằng cần phải có cái nhìn thoáng hơn, công bằng hơn với golf. Dù đây là môn thể thao đắt tiền, cũng giống việc phải xây khách sạn 5 sao, không phải vì nhu cầu của đại chúng, của số đông, golf đóng vai trò phục vụ những nhà đầu tư và du khách nước ngoài tại Việt Nam hay những người có thu nhập cao.
Sân golf cũng là nơi để các quan chức chính quyền giao lưu với khách quốc tế... nhằm thu hút tạo nguồn lực tại chính nơi có sân golf hoặc rộng hơn, là Việt Nam. Ở cấp địa phương, sân golf là nơi tạo công ăn việc làm với mức thu nhập khá…
Và cũng không thể phủ nhận rằng, phong trào tập golf (rẻ hơn rất nhiều so với chơi golf) đang phát triển rầm rộ: bằng chứng là các sân tập golf mọc lên nhan nhản ở Hà Nội, TP.HCM.
Golf có tội hay không có tội?
Sau câu chuyện người phục vụ bị đánh tại sân golf Tam Đảo bởi một quan chức- lãnh đạo một doanh nghiệp công ích thì câu hỏi đặt ra là: “Vậy lấy tiền đâu để chơi môn thể thao tốn kém như golf?”.
Không bàn đến chuyện “tiền đâu” ở đây bởi đất nước cho phép làm giàu, miễn là không phạm pháp, từ buôn bán cổ phiếu, nhà đất hay được thừa kế thì đó là quyền của họ.
Nhưng golf lại một lần nữa mắc tội, cái tội mà các bà xưa kia hay gán ghép cho các cô đào hát chỉ vì ông chồng mê chầu văn mà tốn vào đó quá nhiều.
Oan cho golf. Thực tế thì một nước còn nghèo như Việt Nam mà có tới hơn 50 sân golf, tới 2012 số dự án sân golf là 96 thì cũng tạo ra những bức tranh tương phản, với không ít người nó còn là phản cảm.
Nhưng đấy đâu phải là lỗi của golf!
Chuyện khách chơi golf đánh caddy không phải lần đầu. Tháng 8 năm ngoái, caddy CLB golf Star Đại Lải là chị Phạm Thị Tuyết bị một golfer đánh đến mức phải nhập viện, sau đó công an vào làm việc.
Trong cả hai vụ việc có lỗi là những golfer, nhẹ thì giải quyết bằng đền bù, nặng thì bằng luật pháp trên cơ sở nghiêm minh.
Vậy nên cần phải khẳng định, golf là môn thể thao hoàn toàn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, sân golf là nơi tuyệt vời để các đối tác bàn công chuyện làm ăn. Nếu có điều kiện, hãy chơi golf.
Lâu nay vẫn còn đó tâm lý ta không bằng người ta, thì thay vì cố đuổi kịp họ lại cố gắng dìm người ta cho bằng với mình.
Điều tốt đẹp không phải là chuyện cấm bằng được các vị có chức, có quyền, có tiền chơi golf mà làm sao để nhiều người tiếp cận với golf hơn, khiến golf bình dân hơn.
Thái Lan, một nước khu vực Đông Nam Á, dân số chỉ bằng 2/3 Việt Nam nhưng có tới hơn 200 sân golf và mỗi người dân Bangkok đều coi golf là một môn thể thao thuần túy mang lại sức khỏe và thư giãn. Thậm chí một anh bán hàng rong, trước khi về nhà vào buổi tối cũng có thể ung dung làm vài lỗ golf.
Hãy để những người có lỗi phải nhận lỗi. Chứ đừng “thấy lỗi đổ tội cho …golf”.
Thiếu thiện cảm, một phần là đa số người dân, với mức thu nhập trung bình như hiện nay không có khả năng tiếp cận và chơi golf - môn thể thao “quý tộc”, chỉ dành cho nhà giàu, thậm chí phải siêu giàu.
Tính sơ sơ, muốn chơi golf thì mỗi năm tốn không dưới 200 triệu bao gồm lệ phí vào sân (khoảng 80 USD/lần/ người, tương đương 1,6 triệu), tiền trang phục vài ngàn USD, tiền sử dụng dịch vụ, tiền thuê và “bo” cho caddy, phí bảo dưỡng sân... Nặng nhất là tiền thẻ hội viên, tùy nơi, dao động khoảng 3.000-6.000USD mỗi năm, mỗi lần mua thường mua từ 10 đến 20 năm.
Ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội dùng gậy chơi golf đánh vào đầu nhân viên phục vụ |
Tiền chơi đắt do tiền đầu tư cho sân golf ở Việt Nam đắt, mỗi lỗ golf phải đầu tư không dưới 1 triệu USD, sân 18 lỗ thì cứ thế nhân lên. Bên cạnh đó còn cả đội ngũ phục vụ, chăm sóc, bảo dưỡng.
Chính sự đắt đỏ có hơi hướng xa hoa ấy, golf bị ghét, thậm chí kỳ thị. Đã có lúc các dự án sân golf bị gán cho cái tội “lấy đất nông nghiệp”, “hủy hoại môi trường” hoặc “trá hình buôn bán bất động sản”.
Cách đây không lâu, golf còn bị “khép tội”: làm cho cán bộ xao nhãng công việc, đánh cắp thời gian vàng ngọc của một bộ phận công chức.
Hai năm trước, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng còn ra một văn bản: “Yêu cầu các lãnh đạo tại những doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ GTVT, các lãnh đạo thuộc diện Bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi golf, không tổ chức hoặc tham gia các giải golf, để tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh và giải quyết công việc chuyên môn được giao”.
Tất nhiên văn bản này của Bộ GTVT bị tuýt còi từ Bộ tư pháp rằng công văn “cấm chơi golf” là vi phạm quyền cán bộ công chức.
Dẫu vậy, golf vẫn không hề được giải oan chút nào.
Golf là môn thể thao dành cho giới nhà giàu |
Lãnh đạo hiệp hội golf thì cho rằng cần phải có cái nhìn thoáng hơn, công bằng hơn với golf. Dù đây là môn thể thao đắt tiền, cũng giống việc phải xây khách sạn 5 sao, không phải vì nhu cầu của đại chúng, của số đông, golf đóng vai trò phục vụ những nhà đầu tư và du khách nước ngoài tại Việt Nam hay những người có thu nhập cao.
Sân golf cũng là nơi để các quan chức chính quyền giao lưu với khách quốc tế... nhằm thu hút tạo nguồn lực tại chính nơi có sân golf hoặc rộng hơn, là Việt Nam. Ở cấp địa phương, sân golf là nơi tạo công ăn việc làm với mức thu nhập khá…
Và cũng không thể phủ nhận rằng, phong trào tập golf (rẻ hơn rất nhiều so với chơi golf) đang phát triển rầm rộ: bằng chứng là các sân tập golf mọc lên nhan nhản ở Hà Nội, TP.HCM.
Golf có tội hay không có tội?
Sau câu chuyện người phục vụ bị đánh tại sân golf Tam Đảo bởi một quan chức- lãnh đạo một doanh nghiệp công ích thì câu hỏi đặt ra là: “Vậy lấy tiền đâu để chơi môn thể thao tốn kém như golf?”.
Không bàn đến chuyện “tiền đâu” ở đây bởi đất nước cho phép làm giàu, miễn là không phạm pháp, từ buôn bán cổ phiếu, nhà đất hay được thừa kế thì đó là quyền của họ.
Nhưng golf lại một lần nữa mắc tội, cái tội mà các bà xưa kia hay gán ghép cho các cô đào hát chỉ vì ông chồng mê chầu văn mà tốn vào đó quá nhiều.
Oan cho golf. Thực tế thì một nước còn nghèo như Việt Nam mà có tới hơn 50 sân golf, tới 2012 số dự án sân golf là 96 thì cũng tạo ra những bức tranh tương phản, với không ít người nó còn là phản cảm.
Nhưng đấy đâu phải là lỗi của golf!
Chuyện khách chơi golf đánh caddy không phải lần đầu. Tháng 8 năm ngoái, caddy CLB golf Star Đại Lải là chị Phạm Thị Tuyết bị một golfer đánh đến mức phải nhập viện, sau đó công an vào làm việc.
Trong cả hai vụ việc có lỗi là những golfer, nhẹ thì giải quyết bằng đền bù, nặng thì bằng luật pháp trên cơ sở nghiêm minh.
Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn là một người chơi golf có hạng |
Vậy nên cần phải khẳng định, golf là môn thể thao hoàn toàn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, sân golf là nơi tuyệt vời để các đối tác bàn công chuyện làm ăn. Nếu có điều kiện, hãy chơi golf.
Lâu nay vẫn còn đó tâm lý ta không bằng người ta, thì thay vì cố đuổi kịp họ lại cố gắng dìm người ta cho bằng với mình.
Điều tốt đẹp không phải là chuyện cấm bằng được các vị có chức, có quyền, có tiền chơi golf mà làm sao để nhiều người tiếp cận với golf hơn, khiến golf bình dân hơn.
Thái Lan, một nước khu vực Đông Nam Á, dân số chỉ bằng 2/3 Việt Nam nhưng có tới hơn 200 sân golf và mỗi người dân Bangkok đều coi golf là một môn thể thao thuần túy mang lại sức khỏe và thư giãn. Thậm chí một anh bán hàng rong, trước khi về nhà vào buổi tối cũng có thể ung dung làm vài lỗ golf.
Hãy để những người có lỗi phải nhận lỗi. Chứ đừng “thấy lỗi đổ tội cho …golf”.
Theo Hoàng Lâm (Báo Lao Động)
Bình luận