(VTC News)- Ông lớn một thời của làng công nghệ, Commodore, từng là nhà tài trợ áo đấu của Chelsea trong suốt 7 năm.
Năm 1987, câu lạc bộ Chelsea ký hợp đồng tài trợ áo đấu với chi nhánh Anh của hãng sản xuất máy tính hàng đầu nước Mỹ là Commodore International. Hợp đồng này có thời hạn 3 năm, với giá trị lên tới 1,25 triệu bảng, một kỷ lục với bóng đá Anh lúc bấy giờ. Trong đội hình của The Blues hồi đó có Steve Clarke, người sau đó theo nghiệp huấn luyện và trở thành trợ lý đắc lực của Jose Mourinho cách đây 9 năm.
Dù lúc đó Chelsea thi đấu khá chật vật (suýt xuống hạng ở mùa giải 1987-1988) nhưng họ vẫn thu hút được sự chú ý của Commodore, tập đoàn đang trong giai đoạn ăn nên làm ra nhờ những chiếc máy tính với ưu thế vượt trội của mình. Nhưng ít ai ngờ, chỉ 7 năm sau, nó đã chính thức phá sản và phải thanh lý hầu như toàn bộ tài sản để trả nợ.
Ngược dòng lịch sử, Commodore, tiền thân là công ty sản xuất máy đánh chữ Commodore Portable Typewriter, được một người nhập cư từ Ba Lan thành lập vào năm 1954, tại thành phố Toronto, Canada,. Trước làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản hồi cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Tramiel đã phải 2 lần thay đổi mặt hàng kinh doanh của mình để tiếp tục tồn tại.
Chỉ từ khi bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất máy tính để bàn, cộng với sự hỗ trợ của kỹ sư tài năng Chuck Peddle, thành công mới thực sự đến với Commodore. Năm1977, hãng cho ra đời Commodore Pet 2001, chiếc máy tính “đúng nghĩa” đầu tiên có tích hợp đầy đủ các ứng dụng. Bốn năm sau, chiếc VIC 20 ra đời và trở thành máy tính đầu tiên tiêu thụ được hơn 1 triệu chiếc với giá thành là 299 USD/chiếc.
Mùa xuân năm 1983, Tramiel rời Commodore để tách ra thành lập một công ty riêng có tên Tramel Technology, trong khi Commodore cũng mua lại một hãng máy tính mới thành lập có tên Amiga với giá 25 triệu USD. Cuộc cạnh tranh quyết liệt bắt đầu từ đây, với sự có mặt của dòng máy tính Amiga Commodore và đối thủ Astari ST do Tramiel thiết kế.
Năm 1987, chiếc Amiga 500 ra đời và trở thành thành tựu đáng kể nhất của dòng máy tính này. Nó không chỉ có tốc độ xử lý vượt trội so với các đối thủ cùng thời, mà còn tạo ra một nền tảng quan trọng cho những thiết kế đồ họa và âm thanh khác. Tổng cộng, các dòng sản phẩm Amiga đã tiêu thụ được hơn 6 triệu chiếc, một con số quá ấn tượng vào thời bấy giờ.
Tuy nhiên, sang đến đầu những năm 90, thị trường máy tính cá nhân được thống trị bởi các ông lớn làng công nghệ như IBM hay Apple, và sản phẩm của Amiga Commodore trở nên kém hấp dẫn, cộng với hệ thống phân phối liên tục bị gián đoạn. Đến năm 1994, trong hệ thống Commodore chỉ còn duy nhất chi nhánh ở Anh và Đức là còn làm ăn có lãi.
Ngày 29/04/1994, Commodore chính thức tuyên bố phá sản và tất cả tài sản của hãng này được thanh lý để thanh toán nợ. Chi nhánh tại Anh là đơn vị duy nhất vẫn còn tồn tại sau thời điểm 29/04, hoạt động chủ yếu dựa vào việc bán các sản phẩm và phát minh cũ. Thậm chí, Commodore Anh còn gia hạn thêm bản hợp đồng tài trợ áo đấu trước đó với Chelsea, và vào mùa giải 1993-1994, chuyển tên thương hiệu in trên áo từ Commodore thành Amiga Commodore. Tuy nhiên, nó cũng chỉ tồn tại đến giữa năm 1995, khi bị tập đoàn Escom của Đức thâu tóm.
Cùng thời điểm đó, các chi nhánh Commodore ở Pháp và Đức cũng tài trợ áo đấu cho các câu lạc bộ như Paris Saint Germain hay Bayern Munich, và ít nhiều thu được thành công. Tiêu biểu là tại Pháp, đội bóng thủ đô PSG thi đấu khá thành công trong giai đoạn này với 1 chức vô địch quốc gia (với kỷ lục chuỗi 27 trận bất bại) và còn lọt vào bán kết cúp C3 năm 1993 sau kỳ tích đánh bại Real Madrid tới tứ kết. Sau trận lượt đi để thua 1-3 tại Bernabeu, PSG của Weah, Ginola, Kombouare đã lội ngược dòng vô cùng ấn tượng đánh bại Real Madrid của Zamorano, Butragueno và Hierro với tỷ số 4-1 tại trận lượt về.
Ngày nay, rất ít người biết đến Commodore như một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất máy tính cá nhân. Những chiếc áo đấu của Chelsea với dòng chữ Commodore trước ngực cũng chỉ được một số ít fan hâm mộ tìm mua để đưa vào bộ sưu tập của mình. Từ đỉnh cao đến vực sâu, có vẻ như là không quá xa.
Áo đấu của Chelsea thời kỳ được Commodore tài trợ. |
Dù lúc đó Chelsea thi đấu khá chật vật (suýt xuống hạng ở mùa giải 1987-1988) nhưng họ vẫn thu hút được sự chú ý của Commodore, tập đoàn đang trong giai đoạn ăn nên làm ra nhờ những chiếc máy tính với ưu thế vượt trội của mình. Nhưng ít ai ngờ, chỉ 7 năm sau, nó đã chính thức phá sản và phải thanh lý hầu như toàn bộ tài sản để trả nợ.
Ngược dòng lịch sử, Commodore, tiền thân là công ty sản xuất máy đánh chữ Commodore Portable Typewriter, được một người nhập cư từ Ba Lan thành lập vào năm 1954, tại thành phố Toronto, Canada,. Trước làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản hồi cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Tramiel đã phải 2 lần thay đổi mặt hàng kinh doanh của mình để tiếp tục tồn tại.
Chiếc máy tính huyền thoại Pet 2001. |
Chỉ từ khi bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất máy tính để bàn, cộng với sự hỗ trợ của kỹ sư tài năng Chuck Peddle, thành công mới thực sự đến với Commodore. Năm1977, hãng cho ra đời Commodore Pet 2001, chiếc máy tính “đúng nghĩa” đầu tiên có tích hợp đầy đủ các ứng dụng. Bốn năm sau, chiếc VIC 20 ra đời và trở thành máy tính đầu tiên tiêu thụ được hơn 1 triệu chiếc với giá thành là 299 USD/chiếc.
Mùa xuân năm 1983, Tramiel rời Commodore để tách ra thành lập một công ty riêng có tên Tramel Technology, trong khi Commodore cũng mua lại một hãng máy tính mới thành lập có tên Amiga với giá 25 triệu USD. Cuộc cạnh tranh quyết liệt bắt đầu từ đây, với sự có mặt của dòng máy tính Amiga Commodore và đối thủ Astari ST do Tramiel thiết kế.
Người sáng lập ra Commodore, Jack Tramiel. |
Năm 1987, chiếc Amiga 500 ra đời và trở thành thành tựu đáng kể nhất của dòng máy tính này. Nó không chỉ có tốc độ xử lý vượt trội so với các đối thủ cùng thời, mà còn tạo ra một nền tảng quan trọng cho những thiết kế đồ họa và âm thanh khác. Tổng cộng, các dòng sản phẩm Amiga đã tiêu thụ được hơn 6 triệu chiếc, một con số quá ấn tượng vào thời bấy giờ.
Tuy nhiên, sang đến đầu những năm 90, thị trường máy tính cá nhân được thống trị bởi các ông lớn làng công nghệ như IBM hay Apple, và sản phẩm của Amiga Commodore trở nên kém hấp dẫn, cộng với hệ thống phân phối liên tục bị gián đoạn. Đến năm 1994, trong hệ thống Commodore chỉ còn duy nhất chi nhánh ở Anh và Đức là còn làm ăn có lãi.
Ngày 29/04/1994, Commodore chính thức tuyên bố phá sản và tất cả tài sản của hãng này được thanh lý để thanh toán nợ. Chi nhánh tại Anh là đơn vị duy nhất vẫn còn tồn tại sau thời điểm 29/04, hoạt động chủ yếu dựa vào việc bán các sản phẩm và phát minh cũ. Thậm chí, Commodore Anh còn gia hạn thêm bản hợp đồng tài trợ áo đấu trước đó với Chelsea, và vào mùa giải 1993-1994, chuyển tên thương hiệu in trên áo từ Commodore thành Amiga Commodore. Tuy nhiên, nó cũng chỉ tồn tại đến giữa năm 1995, khi bị tập đoàn Escom của Đức thâu tóm.
PSG đánh bại Real Madrid vào năm 1993 với chiếc áo có tài trợ của Commodore. |
Cùng thời điểm đó, các chi nhánh Commodore ở Pháp và Đức cũng tài trợ áo đấu cho các câu lạc bộ như Paris Saint Germain hay Bayern Munich, và ít nhiều thu được thành công. Tiêu biểu là tại Pháp, đội bóng thủ đô PSG thi đấu khá thành công trong giai đoạn này với 1 chức vô địch quốc gia (với kỷ lục chuỗi 27 trận bất bại) và còn lọt vào bán kết cúp C3 năm 1993 sau kỳ tích đánh bại Real Madrid tới tứ kết. Sau trận lượt đi để thua 1-3 tại Bernabeu, PSG của Weah, Ginola, Kombouare đã lội ngược dòng vô cùng ấn tượng đánh bại Real Madrid của Zamorano, Butragueno và Hierro với tỷ số 4-1 tại trận lượt về.
Ngày nay, rất ít người biết đến Commodore như một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất máy tính cá nhân. Những chiếc áo đấu của Chelsea với dòng chữ Commodore trước ngực cũng chỉ được một số ít fan hâm mộ tìm mua để đưa vào bộ sưu tập của mình. Từ đỉnh cao đến vực sâu, có vẻ như là không quá xa.
Chí Thiện
Bình luận