(VTC News) - Đầu tư sang lĩnh vực cảng biển, sân bay đang trở thành xu hướng mới với sự xuất hiện của hàng loạt các nhà đầu tư Việt tên tuổi.
Mới đây nhất Tập đoàn Sun Group đã có văn bản chính thức gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng sân bay Quảng Ninh theo hình thức đầu tư BOT. Dự án Cảng hàng không Quảng Ninh (sân bay Quảng Ninh) vừa được tỉnh này phê duyệt đầu tư theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng. Vị trí xây dựng sân bay Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Trước đó, một đại gia bất động sản khác là Công ty Cổ phần Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận cho phép mua lại toàn bộ số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của Vinalines tại cảng Nha Trang.
Tháng 2/2015, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ về việc đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Kiên Giang áp dụng hình thức chỉ định thầu để thực hiện dự án xây dựng cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Không cho biết cụ thể là nhà đầu tư nào sẽ được chỉ định thầu nhưng được biết nhà đầu tư đã đứng ra đề xuất kế hoạch này là CTCP Đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc – được giới thiệu là thành viên của tập đoàn Vingroup.
Gần đây nhất, Vingroup lại đề xuất mua 80% cổ phần cảng Sài Gòn trước khi nhà nước thoái vốn với mức không thấp hơn giá IPO dự kiến diễn ra nửa đầu năm nay. Với cảng Hải Phòng, Vingroup đề nghị mua lại 80% phần vốn nhà nước với giá mua không thấp hơn giá đấu bình quân mà các nhà đầu tư đã bỏ ra để trở thành cổ đông của cảng.
Công ty cổ phần Tập đoàn T&T cũng vừa có đề nghị với Bộ GT-VT được mua Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Theo đó, Tập đoàn T&T (do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch) đã đề nghị theo 2 phương án là mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động.
T&T cũng thể hiện cam kết tiếp tục đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Phú Quốc và không tiến hành chuyển nhượng trong vòng 5 năm.
Không chỉ muốn mua lại sân bay Phú Quốc, Tập đoàn T&T của Bầu Hiển còn dự định chi 500 tỷ để mua lại toàn bộ cổ phần tại Cảng Quảng Ninh.
Việc một số doanh nghiệp tư nhân đề xuất mua quyền khai thác sân bay, cảng biển theo đánh giá của các chuyên gia là một tín hiệu tốt. Áp lực cạnh tranh sẽ khiến họ phải làm tốt, mang lại phúc lợi cho xã hội.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực vốn xưa nay là lĩnh vực độc quyền của nhà nước sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Áp lực này sẽ buộc các doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm tốt, có lợi cho khách hàng. Đồng thời sẽ tạo ra dòng vốn mới đầu tư vào hàng không, cảng biển, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
Tuy nhiên, ông Doanh cũng nhấn mạnh, do cảng biển và cảng hàng không đều là những tài sản lớn của nền kinh tế, vì vậy khi chuyển nhượng cho các doanh nghiệp tư nhân thì cần phải có cơ chế, quy định chặt chẽ, thậm chí là phải ban hành các văn bản pháp luật để tránh tính trạng độc quyền, o ép các doanh nghiệp vận tải, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Việc đầu tư cảng biển, sân bay với tỷ suất lợi nhuận khá hấp dẫn luôn là "miếng mồi ngon" cho nhiều doanh nghiệp. Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Hữu Sia – Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng đã thẳng thắn cho rằng, việc lần đấu giá đầu tiên chỉ đạt tỷ lệ thành công thấp là do thời điểm IPO lần 1 đang xảy ra sự kiện biển Đông với sự xuất hiện của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khiến nhà đầu tư e ngại về tình hình hoạt động của Cảng Đà Nẵng.
Còn hiện tại, khi tình hình đã ổn định trở lại và cảng Đà Nẵng – tuy là cảng nhỏ nhưng có hoạt động kinh doanh tốt – đã rất hấp dẫn nhà đầu tư.
Theo cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam, kinh doanh cảng biển đem lại tỷ suất lợi nhuận trung bình là 14%.
Thống kê các doanh nghiệp cảng biển đang niêm yết trên sàn giao dịch như CTCP Tập đoàn Container Việt nam Viconship (mã: VSC), CTCP Đầu tư phát triển cảng Đình Vũ (mã: DVP), CTCP Cảng Đồng Nai, CTCP Cảng Đoạn Xá (mã: DXP), CTCP Cảng Cát Lái (mã: CLL), CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã: HAH) thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần trung bình lên tới 29,5%...
Châu Anh
Mới đây nhất Tập đoàn Sun Group đã có văn bản chính thức gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng sân bay Quảng Ninh theo hình thức đầu tư BOT. Dự án Cảng hàng không Quảng Ninh (sân bay Quảng Ninh) vừa được tỉnh này phê duyệt đầu tư theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng. Vị trí xây dựng sân bay Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Đại gia bất động sản đổ xô đi làm cảng biển, sân bay |
Tháng 2/2015, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ về việc đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Kiên Giang áp dụng hình thức chỉ định thầu để thực hiện dự án xây dựng cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Không cho biết cụ thể là nhà đầu tư nào sẽ được chỉ định thầu nhưng được biết nhà đầu tư đã đứng ra đề xuất kế hoạch này là CTCP Đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc – được giới thiệu là thành viên của tập đoàn Vingroup.
Gần đây nhất, Vingroup lại đề xuất mua 80% cổ phần cảng Sài Gòn trước khi nhà nước thoái vốn với mức không thấp hơn giá IPO dự kiến diễn ra nửa đầu năm nay. Với cảng Hải Phòng, Vingroup đề nghị mua lại 80% phần vốn nhà nước với giá mua không thấp hơn giá đấu bình quân mà các nhà đầu tư đã bỏ ra để trở thành cổ đông của cảng.
Công ty cổ phần Tập đoàn T&T cũng vừa có đề nghị với Bộ GT-VT được mua Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Theo đó, Tập đoàn T&T (do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch) đã đề nghị theo 2 phương án là mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động.
T&T cũng thể hiện cam kết tiếp tục đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Phú Quốc và không tiến hành chuyển nhượng trong vòng 5 năm.
Không chỉ muốn mua lại sân bay Phú Quốc, Tập đoàn T&T của Bầu Hiển còn dự định chi 500 tỷ để mua lại toàn bộ cổ phần tại Cảng Quảng Ninh.
Việc một số doanh nghiệp tư nhân đề xuất mua quyền khai thác sân bay, cảng biển theo đánh giá của các chuyên gia là một tín hiệu tốt. Áp lực cạnh tranh sẽ khiến họ phải làm tốt, mang lại phúc lợi cho xã hội.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực vốn xưa nay là lĩnh vực độc quyền của nhà nước sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Áp lực này sẽ buộc các doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm tốt, có lợi cho khách hàng. Đồng thời sẽ tạo ra dòng vốn mới đầu tư vào hàng không, cảng biển, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
Tuy nhiên, ông Doanh cũng nhấn mạnh, do cảng biển và cảng hàng không đều là những tài sản lớn của nền kinh tế, vì vậy khi chuyển nhượng cho các doanh nghiệp tư nhân thì cần phải có cơ chế, quy định chặt chẽ, thậm chí là phải ban hành các văn bản pháp luật để tránh tính trạng độc quyền, o ép các doanh nghiệp vận tải, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Việc đầu tư cảng biển, sân bay với tỷ suất lợi nhuận khá hấp dẫn luôn là "miếng mồi ngon" cho nhiều doanh nghiệp. Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Hữu Sia – Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng đã thẳng thắn cho rằng, việc lần đấu giá đầu tiên chỉ đạt tỷ lệ thành công thấp là do thời điểm IPO lần 1 đang xảy ra sự kiện biển Đông với sự xuất hiện của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khiến nhà đầu tư e ngại về tình hình hoạt động của Cảng Đà Nẵng.
Còn hiện tại, khi tình hình đã ổn định trở lại và cảng Đà Nẵng – tuy là cảng nhỏ nhưng có hoạt động kinh doanh tốt – đã rất hấp dẫn nhà đầu tư.
Theo cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam, kinh doanh cảng biển đem lại tỷ suất lợi nhuận trung bình là 14%.
Thống kê các doanh nghiệp cảng biển đang niêm yết trên sàn giao dịch như CTCP Tập đoàn Container Việt nam Viconship (mã: VSC), CTCP Đầu tư phát triển cảng Đình Vũ (mã: DVP), CTCP Cảng Đồng Nai, CTCP Cảng Đoạn Xá (mã: DXP), CTCP Cảng Cát Lái (mã: CLL), CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã: HAH) thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần trung bình lên tới 29,5%...
Châu Anh
Bình luận