(VTC News) - Những ngày cuối tuần, vợ chồng Khoái đánh cả ô tô chở đầy tiền trong cốp xuống Hải Phòng, Hà Nội "đốt" cho thỏa chí.
Kỳ 4 (kỳ cuối): Đốt cả tấn vàng
Khoảng thời gian từ năm 1989 đến 1992 là đỉnh cao về sự giàu có của đại ca giang hồ Đoàn Văn Khoái, tức Khoái Đù. Khoái trở thành kẻ hào phóng nổi tiếng. Khoái thích thanh toán mọi thứ bằng vàng hơn bằng tiền. Đi mua cái gì cũng tính ra vàng để trả, vì thế, trong túi Khoái luôn có cả xấp vàng lá hoặc vàng cám.
Hôm sinh nhật lần thứ 2 của con gái mình, Khoái Đù mua 40 con lợn và cả ngàn chai rượu ngoại đem vào thung lũng Cà Ná và Boong Xay chiêu đãi 3.000 cư dân đào vàng suốt mấy ngày liền.
Rồi những kiểu ăn chơi khác người của anh ta được giới giang hồ thêu dệt như những huyền thoại. Đi du lịch Khoái thuê luôn cả khách sạn. Rạp chiếu phim bao giờ cũng chỉ có mỗi mình Khoái ngồi xem, vì anh ta đã mua hết vé của rạp.
Chuyện Đoàn Văn Khoái thường xuyên thuê hẳn đoàn kịch vào Thần Sa diễn cho anh em đào vàng và dân chúng xem thì nhiều người kể. Thậm chí, người ta còn đồn rằng, Khoái cho đàn em đánh ô tô lớn xuống Hà Nội thuê hẳn đoàn gái bán hoa lên phục vụ đám đào vàng trong suốt cả tháng trời.
Mặc dù đã giàu nứt đố đổ vách, song Khoái Đù vẫn say sưa với những cuộc đào bới trong lòng đất. Càng trúng nhiều vàng, Khoái Đù càng đầu tư nhiều máy móc, nhân lực và khai thác với quy mô lớn.
Công việc khai thác được chia thành từng ca. Mỗi ngày 4 ca, mỗi ca 300 lao động làm việc. Thời kỳ trúng vàng, mỗi ca được cả trăm cây vàng.
Khối lượng vàng mà đội quân Khoái khai quật từ lòng đất Thần Sa có thể tính bằng tấn. Có thời điểm vàng nhiều đến mức có lúc Khoái không cần lấy nữa mà chia đều cho anh em.
Tuy làm vàng, song Khoái không tham vàng mà đẩy tính mạng anh em vào chỗ hiểm nguy.
Một lần, hầm vàng của Khoái có vết nứt, Khoái bắt anh em lên, không đào nữa. Vàng quá nhiều, anh em tiếc rẻ nên cứ chui xuống đào bới. Khoái lấy súng AK bắn cày mặt hầm. Nể Khoái, anh em kéo lên cả.
Từ hôm đó Khoái và Tuấn Kiếm thay nhau ôm súng ngồi trên miệng hầm trông chừng, y rằng hai ngày sau hầm sập.
Hầm cạnh của Sơn Đại Ca có vết nứt, Khoái đã cảnh báo, song vì tham nên gã không nghe, cứ bắt đàn em xuống đào. Hôm sau hầm sập, 10 người bị chôn sống.
Khi thứ kim loại quý này ở Boong Xay và Cà Ná, thủ phủ vàng thuộc huyện Võ Nhai đã cạn kiệt thì Khoái lại cùng đàn em khuân máy móc lên phía Bắc tỉnh Bắc Thái, nay tách ra thành tỉnh Bắc Kạn.
Những mỏ vàng nổi danh lừng lẫy như Na Mu (Ngân Sơn), Khau Âu (Chợ Mới) và Na Rì, được giới giang hồ biết đến đều do bàn tay và con mắt của Khoái đánh thức.
Giới giang hồ cảm phục Khoái vì Khoái có tài nhìn đất biết có vàng. Thậm chí, giới làm vàng thời kỳ đó còn đồn rằng, Khoái Đù chỉ cần ngửi đất là thấy mùi vàng. Còn chuyện đào đất, nhìn đá biết có quặng vàng và trữ lượng thế nào thì quá dễ dàng, đến sinh viên địa chất chỉ học lý thuyết cũng biết.
Những bãi vàng Khoái đi qua đều để lại tiếng vang một thời. Bởi, đám giang hồ lâu la, cứ thấy đoàn quân của Khoái đi đâu, là cuốc thuổng máy móc vác đi theo kiếm sái.
Có một điều đặc biệt trong con người Khoái, ấy là sự rộng rãi mang màu sắc rất giang hồ. Khi giàu có, Khoái không tiếc tiền vàng vung vãi cho người nghèo.
Sau mỗi đợt khai thác, Khoái đều cho anh em làm thuê lưng vốn, đủ xây một cái nhà khang trang ở quê, mua cho mỗi người một chiếc xe máy xịn.
Người dân Thái Nguyên hồi đó nhìn thấy người nào đầu đội mũ cối Tầu (1 chỉ vàng), chân đi dép đúc (1 chỉ), mặc quần áo hộp (1 chỉ), đeo đồng hồ SK (1 chỉ), đi xe Dreem Thái (10 cây)... đích thị là đàn em của Khoái Đù.
Anh em, họ hàng đều được Khoái cho nhà ở thành phố và ô tô đắt tiền. Khoái bỏ tiền xây một ngôi nhà cao tầng khang trang giữa thị trấn, bỏ kinh phí để chữa bệnh giúp người nghèo.
Cảm động với sự hoàn lương kỳ lạ của Khoái Đù - tay giang hồ mà nhạc sĩ Phú Ân, người tình cờ gặp Khoái khi đi thực tế ở bãi vàng, đã sáng tác hai bài hát về cuộc đời Khoái Đù là “Boong Xay, thung lũng bình yên” và “Xa mẹ”.
Bài hát “Xa mẹ” có đoạn rất cảm động đã được nghệ sĩ Lê Dung và nghệ sĩ Minh Châu thể hiện: "Đã lâu rồi con rời quê mẹ/ Đã lâu rồi con rong ruổi đường xa/ Nước sông Hương giờ còn trong hay đục/ Núi Ngự Bình còn soi bóng ngày qua/ Con ra đi lòng mang bao nỗi nhớ/ Huế cứ mưa hoài mưa mãi trong con…".
Có nhà văn còn viết tiểu thuyết về Khoái Đù, rồi dựng thành kịch, đoạt cả huy chương vàng. Nhiều người đồn rằng, Khoái bỏ cả bọc vàng thuê các nhà văn ăn dầm ở dề với gã, để viết về gã, như Khoái bác bỏ điều đó. Anh bảo rằng, vì thời kỳ đó anh phục thiện, làm từ thiện nhiều, nên hay gặp gỡ các văn nghệ sĩ. Cuộc đời của anh ly kỳ, hấp dẫn, nên các nhà văn viết truyện mới hay được.
Thế nhưng, phần sau cuộc đời đại ca giang hồ từng đào được cả tấn vàng lại không suôn sẻ. Vợ Khoái, người đàn bà lớn lên trong nghèo khó, nhưng sa vào vòng tay giang hồ tỷ phú, nên sinh tính hoang phí, tiêu tiền triệu, tiền tỷ nhẹ như cái phẩy tay. Các loại quần áo thời trang, mỹ phẩm đắt nhất thế giới được T. đắp lên mình. Các sới bạc ở miền Bắc giàu lên nhờ máu cờ bạc của T. và bọn đàn em điếu đóm theo chân.
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, lượng vàng ở Thần Sa và Na Rì cạn kiệt, hơn nữa, chính quyền quản lý chặt nên đám giang hồ như Khoái không còn đất làm ăn nữa.
Đàn em của Khoái dạt cả vào những bãi vàng trong Nam hoặc lênh đênh trên những con thuyền đãi vàng sa khoáng ngược lên phía thượng nguồn sông Đà.
Không còn sức khỏe để tiếp tục với "đời chuột chũi" trong các hầm vàng, Khoái về Đồng Hỷ nằm dài trên đống vàng ròng ăn tiêu, hưởng thụ cuộc đời.
Chính những tháng ngày nằm dài ăn chơi đã lại đẩy Khoái trở về con đường lầm lạc. Cái máu cờ bạc của T. đã nhiễm vào con người Khoái tự bao giờ.
Ngày này qua ngày khác, vợ chồng Khoái thay nhau thức bên chiếu bạc. Những ngày cuối tuần, vợ chồng Khoái đánh cả ô tô chở đầy tiền trong cốp xuống Hải Phòng, Hà Nội "đốt" cho thỏa chí.
Thậm chí, cuối tháng vợ chồng ôm tiền đáp máy bay sang các sới bạc nổi tiếng thế giới ở Hồng Kông, Ma Cao. Cả tấn vàng rồi cũng hết veo sau những trận đánh "nổi lửa" mà phần thua bao giờ cũng thuộc về phía Khoái.
Kết cục, là cái án 8 năm tù dành cho vợ Khoái vì tội tàng trữ ma túy. Đang nằm lỳ trong các sới bạc ở Sài Gòn, Khoái nghe tin sét đánh: T. bị bắt vì tội tàng trữ ma túy. Trở về nhà, nhìn ngang, ngó dọc Khoái chỉ thấy căn nhà trống hoác, còn bò rưỡi gạo trong chum và 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.
Có thể nói, cuộc đời của Khoái Đù có quá nhiều thăng trầm. Từ lính biệt động thành công nhân, tù nhân rồi giang hồ, thành tỷ phú, rồi cuối cùng trắng tay.
Tỷ phú từng giàu nhất đất Bắc Thái phải chạy xe ôm ở thị trấn Chùa Hang, bốc vác thuê kiếm từng đồng bạc lẻ để sống, nuôi vợ trong tù, nuôi ba đứa con nhỏ.
Cuộc đời bỗng dưng khốn khó, nhưng đại ca Khoái Đù chẳng thèm sầu muộn. Một con người đã từng trải mọi đắng cay như Khoái, thì chuyện ấy nhẹ như lông hồng.
Phong Nguyệt - Thụy Bình
Đại ca Đoàn Văn Khoái bây giờ |
Kỳ 4 (kỳ cuối): Đốt cả tấn vàng
Khoảng thời gian từ năm 1989 đến 1992 là đỉnh cao về sự giàu có của đại ca giang hồ Đoàn Văn Khoái, tức Khoái Đù. Khoái trở thành kẻ hào phóng nổi tiếng. Khoái thích thanh toán mọi thứ bằng vàng hơn bằng tiền. Đi mua cái gì cũng tính ra vàng để trả, vì thế, trong túi Khoái luôn có cả xấp vàng lá hoặc vàng cám.
Hôm sinh nhật lần thứ 2 của con gái mình, Khoái Đù mua 40 con lợn và cả ngàn chai rượu ngoại đem vào thung lũng Cà Ná và Boong Xay chiêu đãi 3.000 cư dân đào vàng suốt mấy ngày liền.
Rồi những kiểu ăn chơi khác người của anh ta được giới giang hồ thêu dệt như những huyền thoại. Đi du lịch Khoái thuê luôn cả khách sạn. Rạp chiếu phim bao giờ cũng chỉ có mỗi mình Khoái ngồi xem, vì anh ta đã mua hết vé của rạp.
Chuyện Đoàn Văn Khoái thường xuyên thuê hẳn đoàn kịch vào Thần Sa diễn cho anh em đào vàng và dân chúng xem thì nhiều người kể. Thậm chí, người ta còn đồn rằng, Khoái cho đàn em đánh ô tô lớn xuống Hà Nội thuê hẳn đoàn gái bán hoa lên phục vụ đám đào vàng trong suốt cả tháng trời.
Mặc dù đã giàu nứt đố đổ vách, song Khoái Đù vẫn say sưa với những cuộc đào bới trong lòng đất. Càng trúng nhiều vàng, Khoái Đù càng đầu tư nhiều máy móc, nhân lực và khai thác với quy mô lớn.
Công việc khai thác được chia thành từng ca. Mỗi ngày 4 ca, mỗi ca 300 lao động làm việc. Thời kỳ trúng vàng, mỗi ca được cả trăm cây vàng.
Khối lượng vàng mà đội quân Khoái khai quật từ lòng đất Thần Sa có thể tính bằng tấn. Có thời điểm vàng nhiều đến mức có lúc Khoái không cần lấy nữa mà chia đều cho anh em.
Ông Khoái thể hiện một thế võ |
Tuy làm vàng, song Khoái không tham vàng mà đẩy tính mạng anh em vào chỗ hiểm nguy.
Một lần, hầm vàng của Khoái có vết nứt, Khoái bắt anh em lên, không đào nữa. Vàng quá nhiều, anh em tiếc rẻ nên cứ chui xuống đào bới. Khoái lấy súng AK bắn cày mặt hầm. Nể Khoái, anh em kéo lên cả.
Từ hôm đó Khoái và Tuấn Kiếm thay nhau ôm súng ngồi trên miệng hầm trông chừng, y rằng hai ngày sau hầm sập.
Hầm cạnh của Sơn Đại Ca có vết nứt, Khoái đã cảnh báo, song vì tham nên gã không nghe, cứ bắt đàn em xuống đào. Hôm sau hầm sập, 10 người bị chôn sống.
Khi thứ kim loại quý này ở Boong Xay và Cà Ná, thủ phủ vàng thuộc huyện Võ Nhai đã cạn kiệt thì Khoái lại cùng đàn em khuân máy móc lên phía Bắc tỉnh Bắc Thái, nay tách ra thành tỉnh Bắc Kạn.
Những mỏ vàng nổi danh lừng lẫy như Na Mu (Ngân Sơn), Khau Âu (Chợ Mới) và Na Rì, được giới giang hồ biết đến đều do bàn tay và con mắt của Khoái đánh thức.
Khoái Đù thời trẻ tham gia hội thao, làm từ thiện |
Giới giang hồ cảm phục Khoái vì Khoái có tài nhìn đất biết có vàng. Thậm chí, giới làm vàng thời kỳ đó còn đồn rằng, Khoái Đù chỉ cần ngửi đất là thấy mùi vàng. Còn chuyện đào đất, nhìn đá biết có quặng vàng và trữ lượng thế nào thì quá dễ dàng, đến sinh viên địa chất chỉ học lý thuyết cũng biết.
Những bãi vàng Khoái đi qua đều để lại tiếng vang một thời. Bởi, đám giang hồ lâu la, cứ thấy đoàn quân của Khoái đi đâu, là cuốc thuổng máy móc vác đi theo kiếm sái.
Có một điều đặc biệt trong con người Khoái, ấy là sự rộng rãi mang màu sắc rất giang hồ. Khi giàu có, Khoái không tiếc tiền vàng vung vãi cho người nghèo.
Sau mỗi đợt khai thác, Khoái đều cho anh em làm thuê lưng vốn, đủ xây một cái nhà khang trang ở quê, mua cho mỗi người một chiếc xe máy xịn.
Người dân Thái Nguyên hồi đó nhìn thấy người nào đầu đội mũ cối Tầu (1 chỉ vàng), chân đi dép đúc (1 chỉ), mặc quần áo hộp (1 chỉ), đeo đồng hồ SK (1 chỉ), đi xe Dreem Thái (10 cây)... đích thị là đàn em của Khoái Đù.
Anh em, họ hàng đều được Khoái cho nhà ở thành phố và ô tô đắt tiền. Khoái bỏ tiền xây một ngôi nhà cao tầng khang trang giữa thị trấn, bỏ kinh phí để chữa bệnh giúp người nghèo.
Đại ca Đoàn Văn Khoái làm từ thiện rất nhiều |
Cảm động với sự hoàn lương kỳ lạ của Khoái Đù - tay giang hồ mà nhạc sĩ Phú Ân, người tình cờ gặp Khoái khi đi thực tế ở bãi vàng, đã sáng tác hai bài hát về cuộc đời Khoái Đù là “Boong Xay, thung lũng bình yên” và “Xa mẹ”.
Bài hát “Xa mẹ” có đoạn rất cảm động đã được nghệ sĩ Lê Dung và nghệ sĩ Minh Châu thể hiện: "Đã lâu rồi con rời quê mẹ/ Đã lâu rồi con rong ruổi đường xa/ Nước sông Hương giờ còn trong hay đục/ Núi Ngự Bình còn soi bóng ngày qua/ Con ra đi lòng mang bao nỗi nhớ/ Huế cứ mưa hoài mưa mãi trong con…".
Có nhà văn còn viết tiểu thuyết về Khoái Đù, rồi dựng thành kịch, đoạt cả huy chương vàng. Nhiều người đồn rằng, Khoái bỏ cả bọc vàng thuê các nhà văn ăn dầm ở dề với gã, để viết về gã, như Khoái bác bỏ điều đó. Anh bảo rằng, vì thời kỳ đó anh phục thiện, làm từ thiện nhiều, nên hay gặp gỡ các văn nghệ sĩ. Cuộc đời của anh ly kỳ, hấp dẫn, nên các nhà văn viết truyện mới hay được.
Video giang hồ Bình Thuận đấu súng với cảnh sát
Thế nhưng, phần sau cuộc đời đại ca giang hồ từng đào được cả tấn vàng lại không suôn sẻ. Vợ Khoái, người đàn bà lớn lên trong nghèo khó, nhưng sa vào vòng tay giang hồ tỷ phú, nên sinh tính hoang phí, tiêu tiền triệu, tiền tỷ nhẹ như cái phẩy tay. Các loại quần áo thời trang, mỹ phẩm đắt nhất thế giới được T. đắp lên mình. Các sới bạc ở miền Bắc giàu lên nhờ máu cờ bạc của T. và bọn đàn em điếu đóm theo chân.
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, lượng vàng ở Thần Sa và Na Rì cạn kiệt, hơn nữa, chính quyền quản lý chặt nên đám giang hồ như Khoái không còn đất làm ăn nữa.
Đàn em của Khoái dạt cả vào những bãi vàng trong Nam hoặc lênh đênh trên những con thuyền đãi vàng sa khoáng ngược lên phía thượng nguồn sông Đà.
Không còn sức khỏe để tiếp tục với "đời chuột chũi" trong các hầm vàng, Khoái về Đồng Hỷ nằm dài trên đống vàng ròng ăn tiêu, hưởng thụ cuộc đời.
Chính những tháng ngày nằm dài ăn chơi đã lại đẩy Khoái trở về con đường lầm lạc. Cái máu cờ bạc của T. đã nhiễm vào con người Khoái tự bao giờ.
Ngày này qua ngày khác, vợ chồng Khoái thay nhau thức bên chiếu bạc. Những ngày cuối tuần, vợ chồng Khoái đánh cả ô tô chở đầy tiền trong cốp xuống Hải Phòng, Hà Nội "đốt" cho thỏa chí.
Thậm chí, cuối tháng vợ chồng ôm tiền đáp máy bay sang các sới bạc nổi tiếng thế giới ở Hồng Kông, Ma Cao. Cả tấn vàng rồi cũng hết veo sau những trận đánh "nổi lửa" mà phần thua bao giờ cũng thuộc về phía Khoái.
Kết cục, là cái án 8 năm tù dành cho vợ Khoái vì tội tàng trữ ma túy. Đang nằm lỳ trong các sới bạc ở Sài Gòn, Khoái nghe tin sét đánh: T. bị bắt vì tội tàng trữ ma túy. Trở về nhà, nhìn ngang, ngó dọc Khoái chỉ thấy căn nhà trống hoác, còn bò rưỡi gạo trong chum và 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.
Có thể nói, cuộc đời của Khoái Đù có quá nhiều thăng trầm. Từ lính biệt động thành công nhân, tù nhân rồi giang hồ, thành tỷ phú, rồi cuối cùng trắng tay.
Tỷ phú từng giàu nhất đất Bắc Thái phải chạy xe ôm ở thị trấn Chùa Hang, bốc vác thuê kiếm từng đồng bạc lẻ để sống, nuôi vợ trong tù, nuôi ba đứa con nhỏ.
Cuộc đời bỗng dưng khốn khó, nhưng đại ca Khoái Đù chẳng thèm sầu muộn. Một con người đã từng trải mọi đắng cay như Khoái, thì chuyện ấy nhẹ như lông hồng.
Phong Nguyệt - Thụy Bình
Bình luận