• Zalo

Đại biểu Quốc hội: 'Không nên bỏ biên chế giáo dục trong giai đoạn này'

Giáo dụcThứ Tư, 31/05/2017 10:55:00 +07:00Google News

"Việc bỏ biên chế giáo dục sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nhà giáo, đặc biệt là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, phải cân nhắc rất kĩ, theo tôi không nên thực hiện trong giai đoạn này" - đó là ý kiến của Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội).

Trao đổi bên lề kì họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội cho biết: Trong hệ thống giáo dục hiện nay, giáo viên khi đã tuyển dụng vào rồi thì rất hạn chế việc chấm dứt hợp đồng. Thực tế cho thấy có một bộ phận giáo viên tuyển dụng vào rồi thì dù chất lượng, trình độc chuyên môn có hạn chế nhất định vẫn được giảng dạy.

Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

"Chúng ta chưa thực hiện hết, đầy đủ các quy định trong Luật Viên chức đối với những viên chức đang giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập, những đơn vị hành chính sự nghiệp. Hiện các vấn đề liên quan đến xét tuyển, thi tuyển, đỗ và trở thành viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục được điều tiết bởi Luật Viên chức. Luật này cho phép lãnh đạo nhà trường có thể căn cứ trên năng lực, trình độ chuyên môn, hằng năm rà soát giáo viên và có thể chấm dứt hợp đồng", bà Hải cho hay.

Do đó, theo quan điểm của đại biểu Nguyễn Thanh Hải, nếu mục đích đề án của Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ dừng ở nâng cao chất lượng giáo viên, làm sao có cơ chế thông thoáng để tuyển giáo viên giỏi thay vào vị trí những giáo viên kém hiện nay thì chỉ cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Viên chức, những quy định về kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với viên chức là đủ.

Video: Hà Nội chi gần 20 tỷ đồng cho công chức nghỉ tinh giản biên chế

Ở phương diện khác, bà Hải cho rằng: Việc bỏ biên chế giáo viên theo hướng người dạy tốt sẽ được trả lương cao theo các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng cũng là biện pháp giúp phát huy tiềm năng các thầy cô giáo.

"Nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi, phải tổ chức thực hiện công bằng, công khai, minh bạch. Các giáo viên cũng phải trau dồi chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu của xã hội vì dù có làm theo cách nào, nếu người giáo viên không nỗ lực thay đổi để hội nhập phương thức giáo dục mới thì cũng không đáp ứng được yêu cầu", bà Hải nêu ý kiến.

Hinh anh DBQH de nghi Bo Giao duc can nhac truoc khi bo bien che giao vien

 Việc bỏ biên chế giáo dục sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nhà giáo, đặc biệt là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội): "Việc bỏ biên chế, để các trường tự chủ với các trường đại học, cao đẳng ở khu vực đô thị không phải là vấn đề lớn nhưng với các trường mầm non đến trung học thì tôi không đồng tình vì việc bỏ biên chế giáo dục sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nhà giáo, đặc biệt là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Những nơi đó không thể tự chủ để chi trả cho giáo viên được. Phải cân nhắc rất kĩ, theo tôi không nên thực hiện trong giai đoạn này".

(Nguồn: Tin tức TTXVN)
Bình luận
vtcnews.vn