(VTC News) - UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt “Quy hoạch giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với tổng mức đầu tư lên đến 155.477 tỷ đồng.
Quy hoạch nhằm bảo đảm hạ tầng giao thông nội thị, giao thông đường bộ và mạng lưới giao thông đối ngoại (đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và Quảng Trị-Đà Nẵng) và các tuyến quốc lộ (tuyến Nam hầm Hải Vân, quốc lộ 14B, quốc lộ 14G) theo quy hoạch quốc gia.
Cụ thể, Về vận tải hành khách công cộng: Đà Nẵng sẽ quy hoạch 1 tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối các khu đô thị phía Bắc, trung tâm và phía Nam; 3 tuyến xe điện bánh sắt (tramway) và 4 tuyến xe buýt nhanh (BRT).
Về hệ thống giao thông đường biển, sẽ xây dựng Cảng Đà Nẵng trở thành Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 và phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung về lâu dài.
Bên cạnh đó, để phát triển hệ thống đường thủy nội địa, Đà Nẵng sẽ quy hoạch một số vị trí bến bãi phục vụ vận chuyển, tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng, bãi tập kết vật liệu, các bãi bến thuyền phục vụ du lịch tại các khu du lịch ven bán đảo Sơn Trà, biển Phạm Văn Đồng, T.20, Non Nước, bến du thuyền dọc sông Hàn…
Về đường sắt, đến năm 2020, thành phố sẽ triển khai di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm và xây dựng Ga Đà Nẵng mới với quy mô 33ha (giai đoạn 1) và Ga Kim Liên mới. Đến năm 2030, sẽ đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục di dời đường sắt ra ngoài thành phố và xây dựng 20km tuyến đường sắt quốc gia cùng hầm Hải Vân mới.
Đối với đường hàng không, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ được nâng cấp để có thể tiếp nhận khoảng 6 triệu lượt hành khách/năm đến năm 2020, lượng hàng hóa tiếp nhận khoảng 200.000 tấn/năm. Và đến năm 2030 sẽ có thể phục vụ mức 10 triệu lượt khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm.
Dự kiến tổng mức đầu tư cho hệ thống giao thông Đà Nẵng khoảng 65.677 tỷ đồng trong giai đoạn đến năm 2020 và 155.477 tỷ đồng đến năm 2030.
Trong đó, dự kiến nguồn vốn thực hiện quy hoạch trên được huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư như vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, vay vốn thương mại, mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP...
Bửu Lân
Quy hoạch nhằm bảo đảm hạ tầng giao thông nội thị, giao thông đường bộ và mạng lưới giao thông đối ngoại (đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và Quảng Trị-Đà Nẵng) và các tuyến quốc lộ (tuyến Nam hầm Hải Vân, quốc lộ 14B, quốc lộ 14G) theo quy hoạch quốc gia.
Cụ thể, Về vận tải hành khách công cộng: Đà Nẵng sẽ quy hoạch 1 tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối các khu đô thị phía Bắc, trung tâm và phía Nam; 3 tuyến xe điện bánh sắt (tramway) và 4 tuyến xe buýt nhanh (BRT).
Đà Nẵng sẽ xây dựng Cảng Đà Nẵng trở thành Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 và phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực |
Về hệ thống giao thông đường biển, sẽ xây dựng Cảng Đà Nẵng trở thành Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 và phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung về lâu dài.
Bên cạnh đó, để phát triển hệ thống đường thủy nội địa, Đà Nẵng sẽ quy hoạch một số vị trí bến bãi phục vụ vận chuyển, tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng, bãi tập kết vật liệu, các bãi bến thuyền phục vụ du lịch tại các khu du lịch ven bán đảo Sơn Trà, biển Phạm Văn Đồng, T.20, Non Nước, bến du thuyền dọc sông Hàn…
Về đường sắt, đến năm 2020, thành phố sẽ triển khai di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm và xây dựng Ga Đà Nẵng mới với quy mô 33ha (giai đoạn 1) và Ga Kim Liên mới. Đến năm 2030, sẽ đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục di dời đường sắt ra ngoài thành phố và xây dựng 20km tuyến đường sắt quốc gia cùng hầm Hải Vân mới.
Đối với đường hàng không, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ được nâng cấp để có thể tiếp nhận khoảng 6 triệu lượt hành khách/năm đến năm 2020, lượng hàng hóa tiếp nhận khoảng 200.000 tấn/năm. Và đến năm 2030 sẽ có thể phục vụ mức 10 triệu lượt khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm.
Dự kiến tổng mức đầu tư cho hệ thống giao thông Đà Nẵng khoảng 65.677 tỷ đồng trong giai đoạn đến năm 2020 và 155.477 tỷ đồng đến năm 2030.
Trong đó, dự kiến nguồn vốn thực hiện quy hoạch trên được huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư như vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, vay vốn thương mại, mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP...
Bửu Lân
Bình luận