Thỉnh thoảng báo chí vẫn nhắc đến kiểu kinh doanh rất lạ đời của một vài quán ăn ở Hà Nội. Đó là thay vì tìm cách nịnh khách, coi họ như thượng đế thì “nét văn hóa” là …bún mắng, cháo chửi.
Với đa số, điều này lá khó chấp nhận, mình bỏ tiền ra, mình phải được tôn trọng. Số khác thì coi như…điếc, hoặc đánh bài kệ vẫn cứ ăn, đủ để kiểu kinh doanh lạ lẫm ấy tồn tại. Thực tế kiểu kinh doanh “bún mắng, cháo chửi” là một kiểu kinh doanh tự sát, sẽ rất khó tồn tại trong xã hội văn minh khuyến khích người tiêu dùng.
Điều kỳ lạ là khi xã hội dần có ý thức tẩy chay thái độ bán hàng “mắng chửi” thì người ta đang chứng kiến hiện tượng này diễn ra trong bóng đá. Bóng đá là một loại hình kinh doanh, người xem với tấm vé trên tay như người đi mua hàng, hay còn gọi là trông vào bóng đá “món ăn tinh thần”.
Và lại là kiểu “bún mắng, cháo chửi” trong bóng đá.
Tại TPHCM, phải dùng tới rất nhiều chiêu trò, đặc biệt là kêu gọi giới showbiz Việt với sự hiện diện của ca sỹ Ngọc Sơn, những “cố gái chân dài” trên khán đài…những ngày đầu, Sài Gòn Xuân Thành cũng thu hút được khá khán giả.
Song câu chuyện “lấy lạc bù…beer” này không bền, bởi cái người ta cần không phải là những màn trình diễn của các ca sỹ trong giờ giải lao, mà là màn trình diễn thật trên sân của các cầu thủ.
Cho đến khi, khán giả Sài Gòn- vốn đặc biệt kỵ kiểu kinh doanh “bún mắng cháo chửi”, và họ tin chắc rằng sẽ không tồn tại được ở đây- lại phải nhăn mặt với cách thể hiện của Sài Gòn Xuân Thành.
Bước một là đòi lại vé, bước hai là khỏi đến sân.
Các cụ nói cấm có sai: “Mua danh ba vạn, bán danh 3 đồng”. Những nỗ lực của ông Thụy trọng việc lấy lòng khán giả TPHCM bấy lâu cũng sẽ trở về số 0 với những trận đầu không sạch.
Không cần chờ lâu, SLNA đã cảm nhận rất rõ nét kiểu kinh doanh coi thường khán giả. Trận thua SHB.Đà Nẵng trong trận đấu bù, SLNA đã chính thức nạp đạn và bắn vào chân mình. Con số 2500 khán giả đến chứng kiến trận SLNA- V.Hải Phòng là điều khó tin. Khó tin ở chỗ, đây chính là hai CLB tự hào là có lượng CĐV đông đảo, hùng hậu và máu me bóng đá nhất.
Và cũng chưa bao giờ, người Hải Phòng lại thờ ơ với đội bóng của mình đến vậy. Thua 2-5 mà không thấy đau, bóng đá Hải Phòng đã chết lâm sàng ở V.League.
Khán giả V.League chưa bao giờ tiếc tiền, nhưng những gì họ bỏ ra, thậm chí chỉ là khoảng thời gian ngồi trước màn hình xem đá bóng cũng sẽ là lãng phí. Thậm chí, còn hơn thế. Xem trận bóng đá không thấy ngon, mà còn có cảm giác vừa vào phải cái quán “bún mắng- cháo chửi”.
V.League là thế này sao?
Với đa số, điều này lá khó chấp nhận, mình bỏ tiền ra, mình phải được tôn trọng. Số khác thì coi như…điếc, hoặc đánh bài kệ vẫn cứ ăn, đủ để kiểu kinh doanh lạ lẫm ấy tồn tại. Thực tế kiểu kinh doanh “bún mắng, cháo chửi” là một kiểu kinh doanh tự sát, sẽ rất khó tồn tại trong xã hội văn minh khuyến khích người tiêu dùng.
Điều kỳ lạ là khi xã hội dần có ý thức tẩy chay thái độ bán hàng “mắng chửi” thì người ta đang chứng kiến hiện tượng này diễn ra trong bóng đá. Bóng đá là một loại hình kinh doanh, người xem với tấm vé trên tay như người đi mua hàng, hay còn gọi là trông vào bóng đá “món ăn tinh thần”.
Và lại là kiểu “bún mắng, cháo chửi” trong bóng đá.
Tại TPHCM, phải dùng tới rất nhiều chiêu trò, đặc biệt là kêu gọi giới showbiz Việt với sự hiện diện của ca sỹ Ngọc Sơn, những “cố gái chân dài” trên khán đài…những ngày đầu, Sài Gòn Xuân Thành cũng thu hút được khá khán giả.
Ngọc Sơn suýt chút nữa trở thành chủ tịch hội CĐV Sài Gòn Xuân Thành |
Song câu chuyện “lấy lạc bù…beer” này không bền, bởi cái người ta cần không phải là những màn trình diễn của các ca sỹ trong giờ giải lao, mà là màn trình diễn thật trên sân của các cầu thủ.
Cho đến khi, khán giả Sài Gòn- vốn đặc biệt kỵ kiểu kinh doanh “bún mắng cháo chửi”, và họ tin chắc rằng sẽ không tồn tại được ở đây- lại phải nhăn mặt với cách thể hiện của Sài Gòn Xuân Thành.
Bước một là đòi lại vé, bước hai là khỏi đến sân.
Các cụ nói cấm có sai: “Mua danh ba vạn, bán danh 3 đồng”. Những nỗ lực của ông Thụy trọng việc lấy lòng khán giả TPHCM bấy lâu cũng sẽ trở về số 0 với những trận đầu không sạch.
Không cần chờ lâu, SLNA đã cảm nhận rất rõ nét kiểu kinh doanh coi thường khán giả. Trận thua SHB.Đà Nẵng trong trận đấu bù, SLNA đã chính thức nạp đạn và bắn vào chân mình. Con số 2500 khán giả đến chứng kiến trận SLNA- V.Hải Phòng là điều khó tin. Khó tin ở chỗ, đây chính là hai CLB tự hào là có lượng CĐV đông đảo, hùng hậu và máu me bóng đá nhất.
Và cũng chưa bao giờ, người Hải Phòng lại thờ ơ với đội bóng của mình đến vậy. Thua 2-5 mà không thấy đau, bóng đá Hải Phòng đã chết lâm sàng ở V.League.
Khán giả V.League chưa bao giờ tiếc tiền, nhưng những gì họ bỏ ra, thậm chí chỉ là khoảng thời gian ngồi trước màn hình xem đá bóng cũng sẽ là lãng phí. Thậm chí, còn hơn thế. Xem trận bóng đá không thấy ngon, mà còn có cảm giác vừa vào phải cái quán “bún mắng- cháo chửi”.
V.League là thế này sao?
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận