(VTC News) - Khi lệnh bắt và khám xét nhà được phê chuẩn lúc 0 giờ 30 phút, thì chưa đến 1h sáng, toàn bộ ngôi nhà y đã được bao vây.
Kỳ 10: Giang hồ đất cảng: Phạm Đình Nên đền tội
Cứ sau mỗi vụ nổ súng, đâm chém, Phạm Đình Nên (cu Nên) cùng đồng bọn dùng tiền cướp được để “bồi thường” cho người bị hại, cùng với đó là những lời dọa nạt nếu tố cáo với cơ quan công an thì đừng trách chúng không có tình người. Thế nên, tất cả những nạn nhân của Nên vì khiếp sợ mà hoặc từ chối tố cáo hoặc xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho y.
Thấy “chiêu bài” ấy hiệu quả bất ngờ, Nên càng tỏ ra ngông cuồng hung bạo, coi trời bằng vung. Thế nhưng, lưới trời khó thoát, hồ sơ tội ác của y cùng đồng bọn ngày một dày và ngày một rõ ràng trên bàn làm việc của các chiến sĩ công an. Sau việc Nên sai đàn em ngang nhiên nã đạn vào nhà Lâm “già” (11/3/1995), thì lệnh triệt phá băng nhóm này đã không thể trì hoãn dù chỉ một ngày…
Vây bắt
Trong buổi triển khai công tác năm 1995 của lực lượng CSHS-CATP Hải Phòng có sự tham gia của Cục trưởng cục C14-Bộ Nội vụ, thì kế hoạch nhanh chóng triệt phá những ổ nhóm đang nhũng nhiễu gây mất trật tự trị an ở thành phố được vạch ra. Trong kế hoạch đó, băng nhóm của cu Nên được “ưu tiên” hàng đầu.
Nên là kẻ gian manh và rất cứng đầu. Khi thấy các con bạc khát nước tham gia sát phạt tại sới của Bùi Văn Quynh ở Kiến An, sới mà y đã gọi đàn em đến vét sạch tiền trong thùng tẩy (thùng chung tiền của chiếu), lần lượt bị công an triệu tập, y đã biết mình đang bị sờ gáy.
Thêm nữa, nhờ những mối quen thân với một số người có địa vị, thông tin về chuyên án cũng rò rỉ ít nhiều ra ngoài. (Mừng thọ mẹ Nên, đã có sự “góp vui” của những người này và Nên đã không quên chụp ảnh để rồi rêu rao rằng y đã được họ “bảo trợ” nên chẳng sợ bất cứ điều gì). Thấy mình sắp lâm vào nguy khốn, hầu như hôm nào Nên cùng đám đệ tử đều đến tụ tập ở nhà, phòng khi có biến thì sẵn sàng chống trả.
Chính hôm bị hai đối tượng bịt mặt bắn vào nhà mà Nên nghi là do Lâm “già” xuống tay. Tối 14/3/1995, nghe ngóng thấy động Nên đã cùng đồng bọn nhảy lên ô tô sang Kiến An để qua những con bạc bị triệu tập, Nên cố dò hỏi xem họ biết gì về “số phận” của mình. Nên lo lắng như vậy qủa cũng chẳng thừa, bởi ngay đêm đó, khi lệnh bắt và khám xét nhà được phê chuẩn lúc 0 giờ 30 phút, thì chưa đến 1h sáng, toàn bộ ngôi nhà y đã được bao vây.
Một phóng viên của báo An ninh Hải Phòng kể lại rằng, sáng sớm ngày 15/3/1995, lên toà soạn ở ngay sát Công an thành phố, thấy phòng CSHS vắng vẻ khác thường. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì thình lình anh thấy xe của đồng chí Phó giám đốc công an tỉnh từ trong sở vọt ra. Nhìn sự vội vã, khẩn trương ấy, biết là công an đang tiến hành một vụ đánh lớn, anh cũng vội vàng vơ đồ nghề lao theo nhưng không kịp.
Linh cảm nghề nghiệp đã mách bảo anh chỉ có thể là “đánh” sào huyệt của cu Nên thì mới có sự khẩn cấp và quy mô đến vậy. Lao về phía Lạch Tray thì quả đúng như anh suy đoán, “lưới trời” đã buông kín khắp các ngả đường, đang chờ tóm “bầy cá” dữ.
Trong nhà, qua rèm cửa, thấy ngoài đường có nhiều người lạ cứ lởn vởn qua lại, Nên đã biết chuyện gì sắp sửa xảy ra. Sai Linh “cu” và Tuyển vờ ra cửa quét hè để do thám tình hình, Nên ở trong nhà cùng Dũng “béo” chuẩn bị vũ khí, bàn “kế hoạch ứng chiến”. Nửa giờ sau, Linh “cu” cùng Tùng “Ngân” lại lò dò bước ra, mắt đảo dọc ngang thao láo. Thế nhưng, chuyến thám thính này chúng đã thất bại bởi vừa khép cửa thì như ở dưới đất chui lên, trinh sát đã quật ngã chúng khi chưa kịp phản ứng gì.
Xộc thẳng vào nhà bắt Nên cùng đồng bọn sẽ là rất nguy hiểm, nhưng để hắn có thời gian nghĩ cách tẩu thoát thì càng nguy hiểm hơn. Và, điều quan trọng hơn nữa là sẽ làm mất niềm tin ở quần chúng, nhân dân bởi đã có những lời xì xào, to nhỏ: “Sự tác yêu tác quái của Nên là do có sự che chở của một số người có chức có quyền!”.
Trước tình thế đó, tại “trung tâm chỉ huy chiến dịch” ở cách nhà Nên khoảng 100 mét, các trinh sát đã đi đến thống nhất: lấy cớ là đến hỏi việc nhà Nên bị bắn mấy hôm trước rồi “điệu” vợ Nên đang bán hàng nước ở đầu ngõ vào cùng để hạn chế sự manh động của Nên cùng đồng bọn. “Chiêu” ấy quả là hiệu nghiệm, một số trinh sát đã ập vào nhà Nên một cách an toàn. Thế nhưng, vào đến nhà thì Nên cùng đám đàn em đã biến mất.
Quan sát cánh cửa ở cầu thang đã dẫn lên sân thượng đã được chốt chặt, các trinh sát biết, Nên cùng đàn em đã “thăng thiên”. Ngay lập tức một mũi trinh sát đã phá khoá vọt lên sân thượng nhưng lục soát mãi mà không thấy Nên đâu. Vừa lúc đó thì có tin từ một “chòi quan sát” ở một điểm cao đối diện báo sang, Nên đã phóng sang nhà bên cạnh và đang ẩn nấp tại đó. Ngôi nhà đó ngay lập tức được bao vây. Nhưng kiếm tìm mọi ngóc ngách vẫn không thấy bóng dáng hắn đâu.
Duy chỉ còn góc xép ở gầm cầu thang là chưa ai sờ tới. Ém chặt tất cả các cửa ra vào, một mũi trinh sát đã tiến lại gần phía góc xép ấy. Càng lại gần thì tiếng người thở hổn hển càng nghe rõ mồn một. Chắc chắn Nên đang nằm ở đó. “Nên, nếu muốn sống thì mau buông vũ khí ra hàng!”. Một tiếng quát chắc nịch vang lên. Thế nhưng, cánh cửa góc xép vẫn chẳng hề suy chuyển. “Bắn bỏ!”. Lại tiếp tục một tiếng quát nữa vang lên cùng với tiếng lên đạn súng rôm rốp. Hoảng hốt, cánh cửa gác xép đã từ từ mở ra. Không thể chống cự, Nên cùng hai tên đàn em đành giao nộp khẩu súng K54 cùng 2 băng đạn rồi cùng nhau nhét tay vào khoá.
Phía dưới, Đinh Đình Tuyển bất ngờ cầm súng vọt ra và mất hút sau bể nước ngầm gần đó. Tứ phía đã được bao vây, Tuyển không thể có cánh mà chạy thoát nên một mũi trinh sát đã tập trung hướng vào bể nước ngầm ấy để gọi Tuyển ra hàng. Gọi ba bốn lần không đạt kết quả, chỉ huy mũi trinh sát đó đã hét thật to: “Tất cả lùi ra, quăng lựu đạn xuống bể!”. Ngay sau “mệnh lệnh” đó, thì bất ngờ, như một con chuột cống, Tuyển lóp ngóp từ trong bể cầm súng chui lên. Khém xét trong bể nước, cac trinh sát đã thu giữ 1 khẩu tiểu liên, 1 súng trường đã cưa báng, 47 viên đạn, cùng rất nhiều lê, kiếm, xích…
Đền tội
Có những lời đồn đại cho rằng, khám nhà Nên, công an đã thu được băng hình, sổ sách ghi chép, tranh ảnh, quà tặng mừng nhà mới, mừng thọ mẹ Nên của một số chức sắc thành phố. Nào là, ông công an nọ, ông công chức kia thường xuyên vào nhà Nên ăn nhậu, rồi Nên còn được cả người những người quyền thế đó nhận làm con nuôi… Trước những lời đồn đại đó dư luận Hải Phòng đã dấy lên một câu hỏi: Phải chăng có một “thế lực” nào đó đã bao che, “bảo kê” cho Nên cùng đồng bọn bởi những tội ác mà chúng gây ra, chúng vẫn bình yên vô sự?.
Tận mắt chứng kiến Nên và đồng bọn bị bắt, nhiều người đã khẳng định việc đó không phải Công an thành phố làm mà ấy là “đòn trừng phạt” của Bộ nội vụ. Những lời đồn đại trên là hoàn toàn không đúng sự thật nhưng việc dư luận đặt câu hỏi có hay không sự bảo che cho Nên thì có lô-gic và càng chứng tỏ Nên là một kẻ gian manh. Y đã lợi dụng sự quen biết với một số cán bộ, chiến sĩ công an rồi mời họ ăn nhậu nhiều lần. Tất nhiên, sau những cuộc ăn nhậu đó, Nên lại được đà để cường điệu về mối quan hệ của mình với những cán bộ, công an có phần quan hệ vượt nguyên tắc cho phép ấy là rất gắn bó, thân thiết. Đồng thời với việc khua chiêng gõ mõ ầm ĩ để gây thanh thế nhờ những mối quan hệ ấy, sau những vụ gây án, Nên đã dùng tiền và cả những lời đe dọa “sẽ cắt cổ cả nhà” nếu dám tố cáo chúng với cơ quan pháp luật để “bịt miệng” người bị hại.
Còn nhớ vụ việc hồi tháng 7/1992, đi tắm ở Đồ Sơn, do va chạm phao bơi với con gái anh Vương Tú Kỳ (Việt kiều) Nên đã cùng đồng bọn hung hãn dùng gạch, vỏ chai bia đánh anh Kỳ cùng hai người bạn bị thương. Trước sự côn đồ quá đáng đó, anh Kỳ đã rất căm phẫn và ngay lập tức anh làm đơn tố cáo tội ác của Nên, đòi các cơ quan pháo luật phải xử lý nghiêm khắc kẻ ngông cuồng đó. Thế nhưng bằng thủ đoạn dùng tiền “bồi thường” kết hợp dọa nạt, thì không ai khác chính anh Kỳ đã lại làm đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho Nên.
Ông Trần Văn Hoà, người thương binh bị mù cả hai mắt, bố của nạn nhân Trần Văn Tuấn, người đã thiệt mạng ở bệnh viện Việt-Tiệp cũng vậy, ông đã không dám làm đơn tố giác gì.
Chính vì những dư luận đó mà phiên toà xét xử băng nhóm do Nên cầm đầu lại hút sự quan tâm đông đảo của quần chúng nhân dân một cách hiếm có. Cả phiên sơ thẩm lẫn phúc thẩm, hàng chục nghìn người đã vây quanh Toà án nhân dân thành phố, chật cứng lòng đường Trần Phú và các phố lân cận. Trước toà sơ thẩm, Nên đã vòng vo rồi trơ trẽn đổ tất cả tội lỗi cho bọn đàn em của mình nhưng tất cả các chứng cớ đều chống lại y.
Kết thúc phần thẩm vấn của phiên phúc thẩm, nghe bản luận tội của Viện KSND tối cao, Phạm Đình Nên đã phải cúi đầu nhận tội. Cũng tại phiên sơ thẩm, mẹ Nên đã khóc lóc rồi ngất lên ngất xuống khi bà biết, con trai bà khó tránh khỏi tội chết bởi những tội ác mà hắn đã gây ra. Thế nhưng, tại phiên phúc thẩm, bà đã bình tĩnh hơn bởi dù xót con mấy bà cũng phải thừa nhận những hành vi của Nên là trái pháp luật, là tội ác tày trời.
Có lẽ chính vì sự thừa nhận ấy mà trong lá đơn xin tha tội chết cho Nên gửi Chủ tịch nước Lê Đức Anh, có đoạn bà viết: “Tôi biết tính cháu ngang tàng, ngỗ ngược từ nhỏ, thôi thì cha mẹ sinh con trời sinh tính. Tôi cũng không bênh che gì cho cháu…”.
Đúng như mong đợi của đông đảo quần chúng nhân dân, Phạm Đình Nên đã phải nhận án tử hình. Đinh Đình Tuyển nhận án chung thân do khai báo thành khẩn. Đinh Văn Lĩnh (Linh “cu”) cùng với Phạm Văn Tùng (Tùng “Ngân”) mỗi tên 20 tù. Các đối tượng còn lại đều phải nhận mức án từ 4 đến 12 năm tù giam.
Trường hợp của Đinh Văn Lĩnh (Linh “cu”) nếu đủ 18 tuổi, y chắc chắn cũng phải nhận mức án như “đại ca” mình. Chính sự khoan dung ấy mà sau này y tiếp tục gây họa. Thụ án ở Thanh Hoá, y đã đánh chết một phạm nhân rồi cùng đồng bọn trốn trại. Liên tục gây ra các vụ cướp, giết rồi đấu súng tay đôi với lực lượng truy bắt. Vất vả lắm công an mới túm lại được hắn ở bến phà An Thái (Hải Dương) khi hắn đang tìm đường chạy về Hải Phòng. Và, lần này, tội chết, hắn đã không thoát được.
Chờ ngày ra pháp trường tại Trại giam thành phố, Phạm Đình Nên đã không còn hung hãn, côn đồ như trước đây, mà hắn đã tỏ ra hối cải, ăn năn. Đêm nào Nên cũng trằn trọc, thức trắng. Một quản giáo khu buồng giam tử tù, người đã trực tiếp dẫn giải Nên ra trường bắn Xuân Sơn đêm 7/4/1997 kể lại, 2 giờ sáng, ông thực hiện lệnh vào mở cửa dẫn Nên đi. Vừa mở lần cửa thứ nhất Nên đã ngồi bật dậy, lập cập hỏi: “Hôm nay tôi ra trường bắn hả cán bộ? Phải vậy không?”.
Tiến hành lăn tay, Nên lóng ngóng rồi run rẩy như chuột gặp mưa rào. Bữa cuối cùng, hoảng loạn, Nên đã ăn rất ít. Khi các giám thị hỏi có viết gì cho gia đình không, Nên đã lắc đầu rồi mấp máy: “Tôi sợ những dòng chữ ấy sẽ càng làm cho gia đình tôi thêm buồn tủi nhất là mẹ tôi. Bà đã 80 tuổi rồi vậy mà tôi lại là người đi trước!”. Nói đến đây thì Nên ôm mặt khóc.
Trước khi ra trường bắn, Nên đã xin được gặp lãnh đạo trại giam để xin lỗi những vì những hành động không phải của y trong những ngày bị giam giữ tại đây. Và cũng qua lãnh đạo trại, y gửi lời cảm ơn tới toàn thể Ban giám thị trại, cùng các cán bộ quản giáo.
5 giờ 30 phút ngày 7/4/1997 bản án tử hình Phạm Đình Nên đã được thi hành.
Còn tiếp...
Đào Thu Trinh
Kỳ 10: Giang hồ đất cảng: Phạm Đình Nên đền tội
Cứ sau mỗi vụ nổ súng, đâm chém, Phạm Đình Nên (cu Nên) cùng đồng bọn dùng tiền cướp được để “bồi thường” cho người bị hại, cùng với đó là những lời dọa nạt nếu tố cáo với cơ quan công an thì đừng trách chúng không có tình người. Thế nên, tất cả những nạn nhân của Nên vì khiếp sợ mà hoặc từ chối tố cáo hoặc xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho y.
Thấy “chiêu bài” ấy hiệu quả bất ngờ, Nên càng tỏ ra ngông cuồng hung bạo, coi trời bằng vung. Thế nhưng, lưới trời khó thoát, hồ sơ tội ác của y cùng đồng bọn ngày một dày và ngày một rõ ràng trên bàn làm việc của các chiến sĩ công an. Sau việc Nên sai đàn em ngang nhiên nã đạn vào nhà Lâm “già” (11/3/1995), thì lệnh triệt phá băng nhóm này đã không thể trì hoãn dù chỉ một ngày…
Vây bắt
Trong buổi triển khai công tác năm 1995 của lực lượng CSHS-CATP Hải Phòng có sự tham gia của Cục trưởng cục C14-Bộ Nội vụ, thì kế hoạch nhanh chóng triệt phá những ổ nhóm đang nhũng nhiễu gây mất trật tự trị an ở thành phố được vạch ra. Trong kế hoạch đó, băng nhóm của cu Nên được “ưu tiên” hàng đầu.
Nên là kẻ gian manh và rất cứng đầu. Khi thấy các con bạc khát nước tham gia sát phạt tại sới của Bùi Văn Quynh ở Kiến An, sới mà y đã gọi đàn em đến vét sạch tiền trong thùng tẩy (thùng chung tiền của chiếu), lần lượt bị công an triệu tập, y đã biết mình đang bị sờ gáy.
Thêm nữa, nhờ những mối quen thân với một số người có địa vị, thông tin về chuyên án cũng rò rỉ ít nhiều ra ngoài. (Mừng thọ mẹ Nên, đã có sự “góp vui” của những người này và Nên đã không quên chụp ảnh để rồi rêu rao rằng y đã được họ “bảo trợ” nên chẳng sợ bất cứ điều gì). Thấy mình sắp lâm vào nguy khốn, hầu như hôm nào Nên cùng đám đệ tử đều đến tụ tập ở nhà, phòng khi có biến thì sẵn sàng chống trả.
Chính hôm bị hai đối tượng bịt mặt bắn vào nhà mà Nên nghi là do Lâm “già” xuống tay. Tối 14/3/1995, nghe ngóng thấy động Nên đã cùng đồng bọn nhảy lên ô tô sang Kiến An để qua những con bạc bị triệu tập, Nên cố dò hỏi xem họ biết gì về “số phận” của mình. Nên lo lắng như vậy qủa cũng chẳng thừa, bởi ngay đêm đó, khi lệnh bắt và khám xét nhà được phê chuẩn lúc 0 giờ 30 phút, thì chưa đến 1h sáng, toàn bộ ngôi nhà y đã được bao vây.
Phạm Đình Nên và đồng bọn |
Một phóng viên của báo An ninh Hải Phòng kể lại rằng, sáng sớm ngày 15/3/1995, lên toà soạn ở ngay sát Công an thành phố, thấy phòng CSHS vắng vẻ khác thường. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì thình lình anh thấy xe của đồng chí Phó giám đốc công an tỉnh từ trong sở vọt ra. Nhìn sự vội vã, khẩn trương ấy, biết là công an đang tiến hành một vụ đánh lớn, anh cũng vội vàng vơ đồ nghề lao theo nhưng không kịp.
Linh cảm nghề nghiệp đã mách bảo anh chỉ có thể là “đánh” sào huyệt của cu Nên thì mới có sự khẩn cấp và quy mô đến vậy. Lao về phía Lạch Tray thì quả đúng như anh suy đoán, “lưới trời” đã buông kín khắp các ngả đường, đang chờ tóm “bầy cá” dữ.
Trong nhà, qua rèm cửa, thấy ngoài đường có nhiều người lạ cứ lởn vởn qua lại, Nên đã biết chuyện gì sắp sửa xảy ra. Sai Linh “cu” và Tuyển vờ ra cửa quét hè để do thám tình hình, Nên ở trong nhà cùng Dũng “béo” chuẩn bị vũ khí, bàn “kế hoạch ứng chiến”. Nửa giờ sau, Linh “cu” cùng Tùng “Ngân” lại lò dò bước ra, mắt đảo dọc ngang thao láo. Thế nhưng, chuyến thám thính này chúng đã thất bại bởi vừa khép cửa thì như ở dưới đất chui lên, trinh sát đã quật ngã chúng khi chưa kịp phản ứng gì.
Xộc thẳng vào nhà bắt Nên cùng đồng bọn sẽ là rất nguy hiểm, nhưng để hắn có thời gian nghĩ cách tẩu thoát thì càng nguy hiểm hơn. Và, điều quan trọng hơn nữa là sẽ làm mất niềm tin ở quần chúng, nhân dân bởi đã có những lời xì xào, to nhỏ: “Sự tác yêu tác quái của Nên là do có sự che chở của một số người có chức có quyền!”.
Trước tình thế đó, tại “trung tâm chỉ huy chiến dịch” ở cách nhà Nên khoảng 100 mét, các trinh sát đã đi đến thống nhất: lấy cớ là đến hỏi việc nhà Nên bị bắn mấy hôm trước rồi “điệu” vợ Nên đang bán hàng nước ở đầu ngõ vào cùng để hạn chế sự manh động của Nên cùng đồng bọn. “Chiêu” ấy quả là hiệu nghiệm, một số trinh sát đã ập vào nhà Nên một cách an toàn. Thế nhưng, vào đến nhà thì Nên cùng đám đàn em đã biến mất.
Quan sát cánh cửa ở cầu thang đã dẫn lên sân thượng đã được chốt chặt, các trinh sát biết, Nên cùng đàn em đã “thăng thiên”. Ngay lập tức một mũi trinh sát đã phá khoá vọt lên sân thượng nhưng lục soát mãi mà không thấy Nên đâu. Vừa lúc đó thì có tin từ một “chòi quan sát” ở một điểm cao đối diện báo sang, Nên đã phóng sang nhà bên cạnh và đang ẩn nấp tại đó. Ngôi nhà đó ngay lập tức được bao vây. Nhưng kiếm tìm mọi ngóc ngách vẫn không thấy bóng dáng hắn đâu.
Video: Gây sự nhầm giang hồ đất cảng
Duy chỉ còn góc xép ở gầm cầu thang là chưa ai sờ tới. Ém chặt tất cả các cửa ra vào, một mũi trinh sát đã tiến lại gần phía góc xép ấy. Càng lại gần thì tiếng người thở hổn hển càng nghe rõ mồn một. Chắc chắn Nên đang nằm ở đó. “Nên, nếu muốn sống thì mau buông vũ khí ra hàng!”. Một tiếng quát chắc nịch vang lên. Thế nhưng, cánh cửa góc xép vẫn chẳng hề suy chuyển. “Bắn bỏ!”. Lại tiếp tục một tiếng quát nữa vang lên cùng với tiếng lên đạn súng rôm rốp. Hoảng hốt, cánh cửa gác xép đã từ từ mở ra. Không thể chống cự, Nên cùng hai tên đàn em đành giao nộp khẩu súng K54 cùng 2 băng đạn rồi cùng nhau nhét tay vào khoá.
Phía dưới, Đinh Đình Tuyển bất ngờ cầm súng vọt ra và mất hút sau bể nước ngầm gần đó. Tứ phía đã được bao vây, Tuyển không thể có cánh mà chạy thoát nên một mũi trinh sát đã tập trung hướng vào bể nước ngầm ấy để gọi Tuyển ra hàng. Gọi ba bốn lần không đạt kết quả, chỉ huy mũi trinh sát đó đã hét thật to: “Tất cả lùi ra, quăng lựu đạn xuống bể!”. Ngay sau “mệnh lệnh” đó, thì bất ngờ, như một con chuột cống, Tuyển lóp ngóp từ trong bể cầm súng chui lên. Khém xét trong bể nước, cac trinh sát đã thu giữ 1 khẩu tiểu liên, 1 súng trường đã cưa báng, 47 viên đạn, cùng rất nhiều lê, kiếm, xích…
Đền tội
Có những lời đồn đại cho rằng, khám nhà Nên, công an đã thu được băng hình, sổ sách ghi chép, tranh ảnh, quà tặng mừng nhà mới, mừng thọ mẹ Nên của một số chức sắc thành phố. Nào là, ông công an nọ, ông công chức kia thường xuyên vào nhà Nên ăn nhậu, rồi Nên còn được cả người những người quyền thế đó nhận làm con nuôi… Trước những lời đồn đại đó dư luận Hải Phòng đã dấy lên một câu hỏi: Phải chăng có một “thế lực” nào đó đã bao che, “bảo kê” cho Nên cùng đồng bọn bởi những tội ác mà chúng gây ra, chúng vẫn bình yên vô sự?.
Tận mắt chứng kiến Nên và đồng bọn bị bắt, nhiều người đã khẳng định việc đó không phải Công an thành phố làm mà ấy là “đòn trừng phạt” của Bộ nội vụ. Những lời đồn đại trên là hoàn toàn không đúng sự thật nhưng việc dư luận đặt câu hỏi có hay không sự bảo che cho Nên thì có lô-gic và càng chứng tỏ Nên là một kẻ gian manh. Y đã lợi dụng sự quen biết với một số cán bộ, chiến sĩ công an rồi mời họ ăn nhậu nhiều lần. Tất nhiên, sau những cuộc ăn nhậu đó, Nên lại được đà để cường điệu về mối quan hệ của mình với những cán bộ, công an có phần quan hệ vượt nguyên tắc cho phép ấy là rất gắn bó, thân thiết. Đồng thời với việc khua chiêng gõ mõ ầm ĩ để gây thanh thế nhờ những mối quan hệ ấy, sau những vụ gây án, Nên đã dùng tiền và cả những lời đe dọa “sẽ cắt cổ cả nhà” nếu dám tố cáo chúng với cơ quan pháp luật để “bịt miệng” người bị hại.
Công an Hải Phòng tuần tra ở "phố đường tàu" |
Còn nhớ vụ việc hồi tháng 7/1992, đi tắm ở Đồ Sơn, do va chạm phao bơi với con gái anh Vương Tú Kỳ (Việt kiều) Nên đã cùng đồng bọn hung hãn dùng gạch, vỏ chai bia đánh anh Kỳ cùng hai người bạn bị thương. Trước sự côn đồ quá đáng đó, anh Kỳ đã rất căm phẫn và ngay lập tức anh làm đơn tố cáo tội ác của Nên, đòi các cơ quan pháo luật phải xử lý nghiêm khắc kẻ ngông cuồng đó. Thế nhưng bằng thủ đoạn dùng tiền “bồi thường” kết hợp dọa nạt, thì không ai khác chính anh Kỳ đã lại làm đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho Nên.
Ông Trần Văn Hoà, người thương binh bị mù cả hai mắt, bố của nạn nhân Trần Văn Tuấn, người đã thiệt mạng ở bệnh viện Việt-Tiệp cũng vậy, ông đã không dám làm đơn tố giác gì.
Chính vì những dư luận đó mà phiên toà xét xử băng nhóm do Nên cầm đầu lại hút sự quan tâm đông đảo của quần chúng nhân dân một cách hiếm có. Cả phiên sơ thẩm lẫn phúc thẩm, hàng chục nghìn người đã vây quanh Toà án nhân dân thành phố, chật cứng lòng đường Trần Phú và các phố lân cận. Trước toà sơ thẩm, Nên đã vòng vo rồi trơ trẽn đổ tất cả tội lỗi cho bọn đàn em của mình nhưng tất cả các chứng cớ đều chống lại y.
Kết thúc phần thẩm vấn của phiên phúc thẩm, nghe bản luận tội của Viện KSND tối cao, Phạm Đình Nên đã phải cúi đầu nhận tội. Cũng tại phiên sơ thẩm, mẹ Nên đã khóc lóc rồi ngất lên ngất xuống khi bà biết, con trai bà khó tránh khỏi tội chết bởi những tội ác mà hắn đã gây ra. Thế nhưng, tại phiên phúc thẩm, bà đã bình tĩnh hơn bởi dù xót con mấy bà cũng phải thừa nhận những hành vi của Nên là trái pháp luật, là tội ác tày trời.
Có lẽ chính vì sự thừa nhận ấy mà trong lá đơn xin tha tội chết cho Nên gửi Chủ tịch nước Lê Đức Anh, có đoạn bà viết: “Tôi biết tính cháu ngang tàng, ngỗ ngược từ nhỏ, thôi thì cha mẹ sinh con trời sinh tính. Tôi cũng không bênh che gì cho cháu…”.
Đúng như mong đợi của đông đảo quần chúng nhân dân, Phạm Đình Nên đã phải nhận án tử hình. Đinh Đình Tuyển nhận án chung thân do khai báo thành khẩn. Đinh Văn Lĩnh (Linh “cu”) cùng với Phạm Văn Tùng (Tùng “Ngân”) mỗi tên 20 tù. Các đối tượng còn lại đều phải nhận mức án từ 4 đến 12 năm tù giam.
Trường hợp của Đinh Văn Lĩnh (Linh “cu”) nếu đủ 18 tuổi, y chắc chắn cũng phải nhận mức án như “đại ca” mình. Chính sự khoan dung ấy mà sau này y tiếp tục gây họa. Thụ án ở Thanh Hoá, y đã đánh chết một phạm nhân rồi cùng đồng bọn trốn trại. Liên tục gây ra các vụ cướp, giết rồi đấu súng tay đôi với lực lượng truy bắt. Vất vả lắm công an mới túm lại được hắn ở bến phà An Thái (Hải Dương) khi hắn đang tìm đường chạy về Hải Phòng. Và, lần này, tội chết, hắn đã không thoát được.
Chờ ngày ra pháp trường tại Trại giam thành phố, Phạm Đình Nên đã không còn hung hãn, côn đồ như trước đây, mà hắn đã tỏ ra hối cải, ăn năn. Đêm nào Nên cũng trằn trọc, thức trắng. Một quản giáo khu buồng giam tử tù, người đã trực tiếp dẫn giải Nên ra trường bắn Xuân Sơn đêm 7/4/1997 kể lại, 2 giờ sáng, ông thực hiện lệnh vào mở cửa dẫn Nên đi. Vừa mở lần cửa thứ nhất Nên đã ngồi bật dậy, lập cập hỏi: “Hôm nay tôi ra trường bắn hả cán bộ? Phải vậy không?”.
Tiến hành lăn tay, Nên lóng ngóng rồi run rẩy như chuột gặp mưa rào. Bữa cuối cùng, hoảng loạn, Nên đã ăn rất ít. Khi các giám thị hỏi có viết gì cho gia đình không, Nên đã lắc đầu rồi mấp máy: “Tôi sợ những dòng chữ ấy sẽ càng làm cho gia đình tôi thêm buồn tủi nhất là mẹ tôi. Bà đã 80 tuổi rồi vậy mà tôi lại là người đi trước!”. Nói đến đây thì Nên ôm mặt khóc.
Trước khi ra trường bắn, Nên đã xin được gặp lãnh đạo trại giam để xin lỗi những vì những hành động không phải của y trong những ngày bị giam giữ tại đây. Và cũng qua lãnh đạo trại, y gửi lời cảm ơn tới toàn thể Ban giám thị trại, cùng các cán bộ quản giáo.
5 giờ 30 phút ngày 7/4/1997 bản án tử hình Phạm Đình Nên đã được thi hành.
Còn tiếp...
Đào Thu Trinh
Bình luận