(VTC News) - Không có loa đài xập xình, rình rang như đám cưới hiện đại, song cũng có màn trao nhẫn và hoa tai để khẳng định tình yêu mãi mãi.
Người đàn bà định mệnh của cuộc đời, mà ông Trần Quang Xê gặp, là bà Nguyễn Thị Thực, 74 tuổi, kém ông 3 tuổi.
Ông Xê quen bà Thực qua một lời giới thiệu. Khi ông ngỏ lời một bà không “đổ”, bà này đã giới thiệu ông với bà Thực ở xã bên. Bà Thực ở xã Thắng Thủy, cách nhà ông Xê chừng 6km.
Hái xong mớ rau ngót, ngồi trước ngôi nhà hạnh phúc, bà Thực vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa kể về cuộc đời mình.
Bà lấy chồng, sinh được 4 người con. Chồng bà mất vì bạo bệnh từ 20 năm trước.
Dù đã cao tuổi, song vẫn có một số người hỏi cưới bà. Tuy nhiên bà nhất định không đi bước nữa, cứ ở vậy lam lũ nuôi con trưởng thành.
Khi con cái phương trưởng, có vợ, có chồng, thì bà lại lẻ bóng một mình. Bà không ở với các con, cũng vì muốn các con được thoải mái.
Nhưng đêm đêm nằm một mình trong ngôi nhà rộng rãi, cứ trở mình mãi mà không ngủ được. Tuổi của bà, chỉ cần có người trò chuyện cho thời gian trôi đi nhanh hơn.
“Hôm 12 tháng Chạp, ông Xê lóc cóc đạp xe đến chơi, tôi cứ buồn cười. Tôi bảo, cái ông này, già thế còn đi tán gái, người ta cười chết. Ông ấy lại bảo, cười thì hở mười cái răng, kệ người ta” – bà Thực tủm tỉm cười kể lại buổi đầu gặp gỡ.
Buổi gặp đầu tiên, ông Xê trình bày gia cảnh của mình, rồi hỏi kỹ lưỡng về gia cảnh của bà Thực. Trình bày, hỏi han tỉ mỉ xong, ông Xê lóc cóc đạp xe ra về.
Bà Thực bảo: “Ông ấy đi rồi, tôi thấy buồn cười quá, cứ như chuyện hài. Nhưng lạ ở chỗ, đêm nằm trằn trọc, nghĩ giá có ông ấy ở cạnh, trò chuyện thì có phải đỡ buồn không. Cái ông này tính hài ước, nói chuyện vui đáo để”.
Tối hôm sau, ông Xê không đến, nhưng lại gọi điện cho bà Thực. Hai ông bà trò chuyện trên trời dưới bể, nóng bỏng cả điện thoại, “cháy” cả sim.
Sau hôm đấy, cứ một ngày thì gọi điện “buôn chuyện”, một ngày ông Xê lại lóc cóc đạp xe 6km dọc sông Luộc đến gặp bà Thực.
Sau một tuần gặp gỡ, thấy “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, ông Xê liền ngỏ lời: “Tôi mến bà lắm rồi. Bà về ở với tôi nhé? Tôi với bà thì chẳng xây dựng tương lai làm gì nữa, nhưng nương dựa vào nhau sống cuộc đời còn lại. Sớm hôm có người chuyện trò vui vẻ, tôi và bà đều bớt cô đơn bà ạ!”.
Nghe ông Xê tỏ tình, bà Thực suy nghĩ lắm. Nếu còn trẻ thì không nói làm gì, đằng này đã già rồi, con cháu, xóm làng dị nghị, nên bà Thực bảo: “Cảm ơn ông thương tình, nhưng tôi xin phép ra Giêng sẽ trả lời”.
Không đợi được đến tháng Giêng, ngày 18 tháng Chạp, sau hôm tỏ tình, sau đúng 6 ngày quen nhau, ông Xê và con cháu đã kéo sang nhà bà Thực định ngày lành tháng tốt để đưa bà về.
Tuy nhiên, có một điều khó là các con bà Thực đều phản đối quyết liệt. Có anh còn khóc lóc xin cụ đừng “bôi gio trát trấu” vào mặt con cái. Rồi thì: “Con cái đề huề, nhà cửa rộng rãi, còn vương vất gì mà bu bỏ nhà ra đi theo người khác?”…
Tuy nhiên, cảm động trước tình cảm của ông Xê, nên bà Thực nhất quyết đi bước nữa.
Hai ngày sau, ngày 20-12, ông Xê làm 10 mâm cơm, với đông đủ con cháu, đại diện họ hàng, chính thức tuyên bố lấy bà Thực về làm vợ.
Không có loa đài xập xình, rình rang như đám cưới hiện đại, song cũng có màn trao nhẫn và hoa tai để khẳng định tình yêu mãi mãi.
Ông Xê giơ ngón tay khoe với tôi chiếc nhẫn vàng chóe to tướng, còn bà Thực ghé tai cho tôi xem đôi hoa tai lấp lánh ánh vàng.
Như vậy, tính ra, từ lúc làm quen, đến lúc hai người về chung sống với nhau, vẻn vẹn chỉ có 8 ngày.
Theo ông Xê, sở dĩ ông “đánh nhanh thắng nhanh” được như vậy là vì các con ông đều nhất trí ủng hộ. Con cái nhìn thấy ảnh bà Thực phúc hậu mà ông Xê chụp trong điện thoại, lại nghe ông kể về tính cách chịu thương chịu khó, ở vậy nuôi con suốt 20 năm trời, thì đồng ý liền.
Hiện tại, 6 người con dâu rể của bà Thực đã chấp nhận cho bà Thực đi bước nữa và đã đến thăm ông bà, vui vẻ gọi ông Xê là dượng. Đám cháu thì vài hôm lại phóng xe máy đèo nhau xuống thăm bà, kêu nhớ bà.
Hiện chỉ còn vợ chồng con út là chưa thèm hỏi thăm. Anh con út này bảo với mẹ: “Mẹ cố tình đi thì con không thiết nữa”. Dù không đồng ý với việc mẹ đi lấy chồng, song vợ chồng anh này cũng không phản đối gay gắt như xưa nữa.
Hỏi về thủ tục đăng ký kết hôn, ông Xê bảo, đã mấy lần ông giục bà về xã xin giấy giới thiệu để làm đăng ký, nhưng bà Thực không đồng tình.
Bà Thực bảo, già rồi, sống với nhau bằng cái tình là chính, chứ đăng ký kết hôn cũng chả để làm gì.
Dù không có đăng ký kết hôn, song ông bà lại có tờ “cam kết hôn ước”. Bản cam kết này do hai bên gia đình soạn thảo, với nội dung, 12 người con của hai cụ đều phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ cho đến khi mất.
Tuy nhiên, theo ông Xê, hiện tại, ông bà vẫn chưa cần phụ thuộc hoàn toàn vào con cái. Con cái chỉ cần cấy hộ ông 2 sào ruộng, để ông bà có đủ thóc gạo ăn. Rau được bà Thực trồng đầy vườn. Cá được người con út của ông Xê thả đầy ao.
Hàng ngày, ông đặt vó cất, được con nào ăn con đó. Cá dưới ao vãn, cậu con út lại mua vài chục kg thả xuống, toàn loại ăn luôn được.
Ngoài ra, ông Xê khoe, bà Quýt, trước khi mất, đã để lại cho ông 70 triệu đồng. Ông gửi số tiền đó vào ngân hàng, mỗi tháng lĩnh mấy trăm ngàn tiền lãi. Số tiền không nhiều nhưng ông bà chắt chiu thì cũng đủ sống nốt cuộc đời đạm bạc.
Kỳ 2: Mối tình siêu tốc
Người đàn bà định mệnh của cuộc đời, mà ông Trần Quang Xê gặp, là bà Nguyễn Thị Thực, 74 tuổi, kém ông 3 tuổi.
Ông Xê quen bà Thực qua một lời giới thiệu. Khi ông ngỏ lời một bà không “đổ”, bà này đã giới thiệu ông với bà Thực ở xã bên. Bà Thực ở xã Thắng Thủy, cách nhà ông Xê chừng 6km.
Hái xong mớ rau ngót, ngồi trước ngôi nhà hạnh phúc, bà Thực vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa kể về cuộc đời mình.
Bà lấy chồng, sinh được 4 người con. Chồng bà mất vì bạo bệnh từ 20 năm trước.
Sau hơn 1 tuần tán tỉnh, bà Thực đã về sống với ông Xê |
Khi con cái phương trưởng, có vợ, có chồng, thì bà lại lẻ bóng một mình. Bà không ở với các con, cũng vì muốn các con được thoải mái.
Nhưng đêm đêm nằm một mình trong ngôi nhà rộng rãi, cứ trở mình mãi mà không ngủ được. Tuổi của bà, chỉ cần có người trò chuyện cho thời gian trôi đi nhanh hơn.
“Hôm 12 tháng Chạp, ông Xê lóc cóc đạp xe đến chơi, tôi cứ buồn cười. Tôi bảo, cái ông này, già thế còn đi tán gái, người ta cười chết. Ông ấy lại bảo, cười thì hở mười cái răng, kệ người ta” – bà Thực tủm tỉm cười kể lại buổi đầu gặp gỡ.
Buổi gặp đầu tiên, ông Xê trình bày gia cảnh của mình, rồi hỏi kỹ lưỡng về gia cảnh của bà Thực. Trình bày, hỏi han tỉ mỉ xong, ông Xê lóc cóc đạp xe ra về.
Bà Thực bảo: “Ông ấy đi rồi, tôi thấy buồn cười quá, cứ như chuyện hài. Nhưng lạ ở chỗ, đêm nằm trằn trọc, nghĩ giá có ông ấy ở cạnh, trò chuyện thì có phải đỡ buồn không. Cái ông này tính hài ước, nói chuyện vui đáo để”.
Ông Xê và bà Thực bên ngôi nhà cổ |
Sau hôm đấy, cứ một ngày thì gọi điện “buôn chuyện”, một ngày ông Xê lại lóc cóc đạp xe 6km dọc sông Luộc đến gặp bà Thực.
Sau một tuần gặp gỡ, thấy “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, ông Xê liền ngỏ lời: “Tôi mến bà lắm rồi. Bà về ở với tôi nhé? Tôi với bà thì chẳng xây dựng tương lai làm gì nữa, nhưng nương dựa vào nhau sống cuộc đời còn lại. Sớm hôm có người chuyện trò vui vẻ, tôi và bà đều bớt cô đơn bà ạ!”.
Nghe ông Xê tỏ tình, bà Thực suy nghĩ lắm. Nếu còn trẻ thì không nói làm gì, đằng này đã già rồi, con cháu, xóm làng dị nghị, nên bà Thực bảo: “Cảm ơn ông thương tình, nhưng tôi xin phép ra Giêng sẽ trả lời”.
Không đợi được đến tháng Giêng, ngày 18 tháng Chạp, sau hôm tỏ tình, sau đúng 6 ngày quen nhau, ông Xê và con cháu đã kéo sang nhà bà Thực định ngày lành tháng tốt để đưa bà về.
Tuy nhiên, có một điều khó là các con bà Thực đều phản đối quyết liệt. Có anh còn khóc lóc xin cụ đừng “bôi gio trát trấu” vào mặt con cái. Rồi thì: “Con cái đề huề, nhà cửa rộng rãi, còn vương vất gì mà bu bỏ nhà ra đi theo người khác?”…
Dù không đăng ký kết hôn, nhưng hai cụ đã lập bản 'cam kết hôn ước' |
Tuy nhiên, cảm động trước tình cảm của ông Xê, nên bà Thực nhất quyết đi bước nữa.
Hai ngày sau, ngày 20-12, ông Xê làm 10 mâm cơm, với đông đủ con cháu, đại diện họ hàng, chính thức tuyên bố lấy bà Thực về làm vợ.
Không có loa đài xập xình, rình rang như đám cưới hiện đại, song cũng có màn trao nhẫn và hoa tai để khẳng định tình yêu mãi mãi.
Ông Xê giơ ngón tay khoe với tôi chiếc nhẫn vàng chóe to tướng, còn bà Thực ghé tai cho tôi xem đôi hoa tai lấp lánh ánh vàng.
Như vậy, tính ra, từ lúc làm quen, đến lúc hai người về chung sống với nhau, vẻn vẹn chỉ có 8 ngày.
Theo ông Xê, sở dĩ ông “đánh nhanh thắng nhanh” được như vậy là vì các con ông đều nhất trí ủng hộ. Con cái nhìn thấy ảnh bà Thực phúc hậu mà ông Xê chụp trong điện thoại, lại nghe ông kể về tính cách chịu thương chịu khó, ở vậy nuôi con suốt 20 năm trời, thì đồng ý liền.
Hiện tại, 6 người con dâu rể của bà Thực đã chấp nhận cho bà Thực đi bước nữa và đã đến thăm ông bà, vui vẻ gọi ông Xê là dượng. Đám cháu thì vài hôm lại phóng xe máy đèo nhau xuống thăm bà, kêu nhớ bà.
Hiện chỉ còn vợ chồng con út là chưa thèm hỏi thăm. Anh con út này bảo với mẹ: “Mẹ cố tình đi thì con không thiết nữa”. Dù không đồng ý với việc mẹ đi lấy chồng, song vợ chồng anh này cũng không phản đối gay gắt như xưa nữa.
Hỏi về thủ tục đăng ký kết hôn, ông Xê bảo, đã mấy lần ông giục bà về xã xin giấy giới thiệu để làm đăng ký, nhưng bà Thực không đồng tình.
Bà Thực bảo, già rồi, sống với nhau bằng cái tình là chính, chứ đăng ký kết hôn cũng chả để làm gì.
Dù không có đăng ký kết hôn, song ông bà lại có tờ “cam kết hôn ước”. Bản cam kết này do hai bên gia đình soạn thảo, với nội dung, 12 người con của hai cụ đều phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ cho đến khi mất.
Tuy nhiên, theo ông Xê, hiện tại, ông bà vẫn chưa cần phụ thuộc hoàn toàn vào con cái. Con cái chỉ cần cấy hộ ông 2 sào ruộng, để ông bà có đủ thóc gạo ăn. Rau được bà Thực trồng đầy vườn. Cá được người con út của ông Xê thả đầy ao.
Hàng ngày, ông đặt vó cất, được con nào ăn con đó. Cá dưới ao vãn, cậu con út lại mua vài chục kg thả xuống, toàn loại ăn luôn được.
Ngoài ra, ông Xê khoe, bà Quýt, trước khi mất, đã để lại cho ông 70 triệu đồng. Ông gửi số tiền đó vào ngân hàng, mỗi tháng lĩnh mấy trăm ngàn tiền lãi. Số tiền không nhiều nhưng ông bà chắt chiu thì cũng đủ sống nốt cuộc đời đạm bạc.
Gia Quân
Bình luận