• Zalo

Cuộc sống xiềng xích của cô bé “ma cà rồng” thích ăn chuột sống ở Thanh Hóa

Phóng sự - Khám pháThứ Ba, 28/02/2017 07:20:00 +07:00Google News

Lúc quay lại đã thấy con “trần như nhộng”, miệng thì nhai nhồm nhoàm, dưới nền nhà thì quần áo tả tơi

“Nhìn con cầm chuột sống cho vào miệng rồi nhai ngấu nghiến mà lòng tôi quặn thắt… Cùng là kiếp người sao con bé lại khổ đến thế hả trời”, chị Quách Thị Thúy nghẹn ngào khi nhắc tới đứa con gái bé bỏng.

Sự nghiệt ngã của số phận

Căn nhà siêu vẹo và chỉ chực đổ ụp xuống của gia đình chị Thúy nằm nép bên sườn đồi, quay mặt ra cánh đồng làng Cán Khê (huyện Như Thanh, Thanh Hóa). Gọi nhà cho “oai” chứ đó là túp lều ọp ẹp, chẳng đủ che mưa che nắng, được dựng lên từ những tấm phên nứa và bùn đất. 

Chị Thúy là cả trong gia đình nông dân nghèo có 5 người con. Ngay từ nhỏ chị đã phải bươn chải kiếm sống và giúp đỡ bố mẹ nuôi các em. Đến năm 2005, khi vừa tròn 22 tuổi chị lập gia đình với anh Lưu Huy Dũng (SN 1980) cùng xã. Gia đình anh Dũng có 8 miệng ăn nên kinh tế chẳng lấy gì làm khá giả. Vợ chồng được gia đình cho ra ở riêng với mảnh đất nhỏ, căn nhà lụp xụp và 14 thước ruộng. 

Mấy tháng sau khi cưới, biết tin chị Thúy có thai đôi, cả hai bên nội ngoại đều vui mừng. Nhưng hơn hết đó là nỗi lo cơm áo gạo tiền. “Cả 2 vợ chồng tôi đều không nghề nghiệp, lại chỉ có mấy thước ruộng nên mùa màng xong chúng tôi tranh thủ đi phụ hồ hoặc ai thuê gì thì làm. 

Từ lúc có bầu, sức khỏe yếu phải nghỉ ở nhà, mọi gánh nặng đều đè lên vai anh Dũng. Anh ấy nói trước có 2 vợ chồng thì sao cũng được có no ăn no, đói ăn đói nhưng giờ thì khác anh phải cố gắng làm để dành dụm chút ít cho con. 

Đời mình đã khổ nên không thể để con tủi như mình. Nhìn thấy chồng vốn đã “thấp bé nhẹ cân” nay gầy gò, ốm yếu hơn tôi thật không đành. Nhưng chẳng thể đỡ đần gì cả”, chị Thúy thở dài.

Chị kể tiếp: “Anh ấy làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt nhưng số tiền kiếm được chẳng là bao. Vợ chồng chủ yếu ăn rau ăn cháo, còn ít đồng làm thuê,  để dành đến khi sinh con. 

Mấy lần đi siêu âm thấy cân nặng của thai nhi quá thấp, bác sỹ khuyên tôi về nhà cố gắng bồi bổ để các cháu sinh ra được khỏe mạnh. Nghe bác sĩ nói, cả đêm anh trằn trọc không ngủ, muốn có thêm con cá, con cua để vợ tẩm bổ.

Có hôm anh về người đầm đìa mồ hôi, mặt mũi lấm lem xách con cá chép hớn hở về để tẩm bổ cho vợ. Khi tôi gặng hỏi, anh mới nói sau khi tan làm, tranh thủ ra chợ bốc vác thuê cho người ta để kiếm thêm.”

1486709110_ma-ca-rong2

 Cuộc sống của gia đình anh Dũng đang đối diện với vô vàn khó khăn chồng chất

Rồi cái ngày mà cả vợ chồng và 2 bên gia đình mong đợi cũng đến. Chị Thúy sinh đôi một gái, một trai. Niềm vui ngắn chẳng tày gang khi cả 2 bé chỉ nặng hơn 3kg và hơi thở đều rất yếu ớt. Riêng bé Hằng còn không hề cất tiếng khóc cũng không chịu bú mẹ. Điều bất thường ấy như báo trước với gia đình chị Thúy những chuyện chẳng lành.

Cuộc sống xiềng xích

Nước mắt lã chã rơi khi chị Thủy kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời khốn khổ của đứa con gái đầu lòng Lưu Thị Hằng. “Hơn 1 tuổi, vợ chồng tôi phát hiện hàm trên của cháu có 2 chiếc răng nanh nhọn, dài, mọc ngược lên phía trên, xuyên thủng lớp da môi đâm ngược ra ngoài. 

Ngày ấy, lũ trẻ trong xóm và những người ác miệng gọi nó bằng cái tên “ma cà rồng”. Mỗi lần tình cờ nghe người ta gọi con mình bằng cái tên quái quỷ ấy, tôi quặn thắt vì thương con và buồn tủi”, chị Thúy sụt sùi kể.

Bị thiếu cân, suy dinh dưỡng ngay từ lúc mới sinh nên Hằng cứ ốm quặt quẹo. Anh Dũng kể: “Khi được gần 2 tuổi, 1 lần khi tôi đang đút cơm cho cháu ăn thì đột nhiên chân tay cháu co quắp lại, toàn thân tím ngắt rồi nằm lăn ra đất và bắt đầu giật từng cơn liên hồi. 

1486709365_ma-ca-rong1

 Từ khi biết đi cuộc sống của Hằng đã gắn liền với xiềng xích

Nhìn thấy con như vậy, vợ chồng tôi vội vay mượn để đưa con xuống bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị. Được các bác sỹ tận tình cứu chữa, sau 3 ngày 3 đêm cháu cũng qua cơn nguy kịch, nhưng rồi bác sỹ lại bảo cháu bị bại não. Sau đó, thỉnh thoảng những cơn co giật lại hành hạ Hằng”.

Cuộc sống của gia đình chị Thúy chưa một ngày bình yên. Khi em trai đã được bố mẹ cho đi học lớp vỡ lòng thì Hằng mới bắt đầu chập chững tập đi. Giờ đã hơn 8 tuổi, đứa em trai sinh đôi đã học lớp 2, vậy mà Hằng thì chưa biết cất tiếng gọi mẹ. Khi đói không biết đòi ăn, cho ăn không biết lúc nào no. 

Còn quần áo bố mẹ mặc lên người chưa đủ ấm thì đã bị em xé tả tơi rồi cho vào miệng nhai ngấu nghiến. “Có lần bác hàng xóm đến chơi, thấy trời lạnh mà Hằng lại không có quần áo mặc nên bác vội chạy về nhà lấy bộ quần áo cũ của cháu mình sang rồi giục tôi mặc cho cháu đỡ lạnh. 

Mặc xong cho cháu, tôi quay ra rót nước mời khách nên không để ý, lúc quay lại đã thấy con “trần như nhộng”, miệng thì nhai nhồm nhoàm, dưới nền nhà thì quần áo tả tơi. Chứng kiến cảnh đó, bác hàng xóm chỉ biết đứng lắc đầu”, anh Dũng buồn rầu kể.

Hằng có “sở thích” đáng sợ là ăn thịt sống. Chị Thúy nói trong nước mắt: “Cách đây ít hôm em để cháu trong nhà rồi ra vườn dọn dẹp. Được một lúc em nghe tiếng gà kêu, chạy vào trong nhà thấy con gái đang cầm con gà nhai ngấu nghiến. Thì ra lũ gà con chạy vào trong nhà nên bị cháu tóm được.

Chứng kiến cảnh tượng đó tôi chỉ còn biết chạy vào ôm lấy con mà khóc. Giờ không xích cháu lại, cứ thả ra, lơ đãng chút thôi là cháu lao xuống bếp rình bắt gà, chuột, thậm chí cả cóc để ăn. Thương con nhưng tôi đành phải xích nó lại.” 

1486709154_ma-ca-rong3

 Ước vọng lớn nhất của vợ chồng chị Thúy là đứa con gái bé bỏng không còn bị những cơn co giật hành hạ

Từ khi Hằng biết đi, chiếc dây xích đã trở thành vật bất ly thân của cô bé tội nghiệp. Biết dùng xích sắt để giữ con gái với cái cột nhà là nguy hiểm nhưng dường như chị Thủy không còn lựa chọn nào khác. 

Tuy nhiên sợi dây xích cũng chỉ giúp được chị giữ con trong nhà chứ không tránh khỏi những hành động vô thức nguy hiểm của Hằng. “Chỉ cần không để ý là nó lại đưa xích lên miệng cắn, có lần còn sứt cả răng. 

Rồi cả chuyện sau khi cháu đi vệ sinh xong mà tôi chưa kịp dọn thì nó lại nhặt lên cho vào miệng. Vậy nên dù đã xích con nhưng vợ chồng tôi vẫn phải cử riêng ra một người túc trực và chăm sóc cháu”.

Vì thương con nên nhiều lần chị Thúy cũng tháo xích để Hằng được thoải mái trong sinh hoạt. Tuy nhiên, mỗi lần “xổng xích” Hằng càng trở nên khó kiểm soát. “Chỉ cần tôi tháo xích ra là nó quay cuồng chạy khắp vườn vồ gà, vịt, chuột… để ăn. 

Có lần nó xé rào chạy ra đường và lao thẳng vào chiếc ô tô đang chạy tới. May mắn thay chiếc xe tải kịp giảm tốc độ, lách sang lề đường để tránh nó nên mới không sao. 

Rồi có lần tự nhiên nó nhảy xuống ao, may có người hàng xóm nhìn thấy nên nhảy xuống cứu không thì… Sau những lần đứng tim như vậy nên dù có thương con đến mấy tôi cũng không dám tháo xích ra nữa”. 

Nhiều lần chị Thúy mang con đến trường mầm non với hy vọng bên cạnh những đứa trẻ cùng trang lứa Hằng sẽ có những tiến triển. Nhưng những cơn co giật bất thường xảy ra với Hằng khiến chị Thúy thường xuyên phải đón con về nhà sớm. Do cũng không ý thức được hành vi của mình nên Hằng thường cắn, xé, cào các bạn khiến nhà trường không dám nhận em.

Nhìn thấy cánh tay anh rớm máu chúng tôi hỏi anh sao không băng bó, anh cho biết đó là vết cắn trong lúc Hằng ngủ say. “Khi cháu cắn, tôi và vợ chỉ biết nằm im, nếu phản ứng cháu sẽ cắn mạnh hơn mà không chịu nhả ra, cháu đã cắn là phải bật máu mới chịu nhả ra”. 

Vừa rồi, cháu Hằng được gia đình đưa đi viện để nhổ 2 chiếc răng nanh mọc xuyên ra ngoài. Giờ không còn ai gọi em là “ma cà rồng” nhưng cuộc sống bên chiếc xích sắt vẫn gắn liền với cô bé tội nghiệp. 

Ông Nguyễn Ngọc Lương, chủ tịch UBND xã Cán Khê cho biết: “Gia đình anh Dũng rất khó khăn và bất hạnh. 2 vợ chồng thường xuyên ốm đau, lại còn cô con gái tật nguyền. Xã đã có những chính sách hỗ trợ, thăm hỏi động viên nhưng vì xã cũng đang thuộc diện khó khăn nên chỉ giúp đỡ được phần nào”.

Video: Dựng tóc gáy với dị nhân thích ăn Bạch Hổ hoạt lạc cao

Nguồn: Tâm sự gia đình

Bình luận
vtcnews.vn