Hàng tỷ USD được các hãng hàng không trong nước mạnh tay chi cho những kế hoạch đầu tư tàu bay mới.
Chưa bao giờ “nhộn nhịp” đến thế
Lịch sử ngành Hàng không VN có lẽ chưa bao giờ chứng kiến sự đầu tư ồ ạt đến như vậy. Không hề quá lời đối với nhận định này của các chuyên gia. Thực tế, theo kế hoạch, chỉ riêng trong năm 2015 này thôi, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ chi hơn 21,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 92,3% tổng vốn đầu tư 2015) để đầu tư cho đội tàu bay.
“Trong năm nay, Vietnam Airlines sẽ nhận 12 tàu bay mới gồm: Ba tàu bay A321, bốn tàu bay A350, năm tàu bay B787-9; trả hai tàu bay A330 và bán hai tàu bay B777-200 ER để trẻ hóa và hiện đại hóa đội tàu bay thân rộng; nâng số lượng tàu bay của Vietnam Airlines lên tới 80 chiếc”, Chủ tịch HĐQT Vienam Airlines Phạm Viết Thanh cho biết.
Cũng theo ông Thanh, từ tháng 5/2015, Vietnam Airlines sẽ chính thức khai thác hai dòng máy bay thân rộng thế hệ mới, hiện đại của thế giới là Airbus A350-900 và Boeing 787-9. Ở châu Á, Vietnam Airlines sẽ là hãng đầu tiên đồng thời đưa vào khai thác cùng một lúc hai loại máy bay này.
Với 80 chiếc tàu bay, Vietnam Airlines đang ngày càng củng cố vị trí dẫn đầu danh sách hãng có số máy bay lớn nhất trên thị trường. Khoản tiền mà Vietnam Airlines chi ra cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu nhắc về việc sắm thêm tàu bay mới, có lẽ người ta lại nghĩ ngay đến Vietjet Air - hãng hàng không giá rẻ chỉ mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 năm.
Ngày 25/9/2013, Vietjet Air bất ngờ phát thông cáo ký thỏa thuận nguyên tắc đặt hàng 100 máy bay (mua 92 chiếc và thuê 8 chiếc) với nhà sản xuất Airbus, tổng giá trị lên tới 9,1 tỷ USD.
Có rất nhiều hoài nghi về thông tin này. Không ít người cho rằng đây chỉ là một chiêu PR của hãng hàng không mới ở “tuổi chập chững”. Nhưng rồi, hai chiếc máy bay đầu tiên trong hợp đồng này đã được trao cho Vietjet Air những ngày cuối năm 2014. Sang năm 2015, CEO doanh nghiệp này, ông Lưu Đức Khánh cho biết, hãng sẽ nhận tiếp 10 chiếc và thêm 10 chiếc nữa vào năm 2016.
Tiết lộ về việc thu xếp tài chính để thực hiện hợp đồng “khủng” này, đại diện Vietjet Air cho biết, hãng đã bắt tay hợp tác với các ngân hàng và thể chế tài chính hàng đầu trong khu vực và thế giới. Cùng đó là kế hoạch phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), dự kiến trong khoảng thời gian 2015-2016.
Không quá ồn ào như Vietnam Airlines hay Vietjet Air, song Jetstar cũng âm thầm nâng cấp đội tàu bay của mình. Hồi đầu năm nay, hãng này cho biết, vừa nhận thêm hai máy bay hiện đại Airbus A321, nâng tổng số tàu bay lên 10 chiếc.
Khách hàng chắc chắn được hưởng lợi
Nói về việc đầu tư mạnh mẽ cho đội tàu bay của các hãng hàng không trong nước, người đứng đầu Cục Hàng không VN, ông Lại Xuân Thanh khẳng định, người hưởng lợi đầu tiên chắc chắn sẽ là khách đi máy bay. “Các hãng mua máy bay đương nhiên sẽ mở rộng khai thác, từ đó sẽ thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng”, ông Thanh nói.
Thực tế, khi đầu tư thêm tàu bay, thời gian qua, các hãng hàng không liên tục mở đường bay mới. Vietnam Airlines chú trọng mở rộng mạng đường bay quốc tế, với các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... và sau khi tiếp nhận hai dòng máy bay thân rộng là Boeing 787-9 và Airbus A350, dự kiến, Vietnam Airlines sẽ đưa tàu bay này vào khai thác trên đường bay giữa Việt Nam với Anh, Pháp, Đức.
Phía Vietjet Air, ngoài nhắm tới các đường bay đông khách trong nước cũng bắt đầu khai thác các chuyến bay quốc tế đi: Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Bangkok (Thái Lan). Cuối cùng, Jetstar Pacific ngoài mở rộng mạng đường bay nội địa đã lấn sân ra quốc tế khi mở lại đường bay tới Thái Lan và Singapore.
Ngoài việc có thêm nhiều lựa chọn, giá vé rẻ hơn chính là cái lợi lớn nhất với khách đi máy bay. “Thậm chí nếu khéo thì đi Hà Nội - Sài Gòn bằng máy bay còn rẻ hơn đi tàu”, một chuyên gia khẳng định.
Thống kê cho thấy, riêng trong năm 2014, Vietnam Airlines đã 16 lần tung chương trình “Khoảnh khắc vàng” vốn thường giảm giá tới một nửa các chặng bay nội địa và quốc tế. Không kém cạnh, Vietjet Air cũng mở bán hàng nghìn vé rẻ từ 0 đồng, 19.000 đồng đến 100.000 đồng... Jetstar Pacific, không ngoại lệ, cũng mở bán giá rẻ, vé 0 đồng.
Nguồn: GTVT
>> ĐỌC TIẾP... Chưa bao giờ “nhộn nhịp” đến thế
Lịch sử ngành Hàng không VN có lẽ chưa bao giờ chứng kiến sự đầu tư ồ ạt đến như vậy. Không hề quá lời đối với nhận định này của các chuyên gia. Thực tế, theo kế hoạch, chỉ riêng trong năm 2015 này thôi, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ chi hơn 21,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 92,3% tổng vốn đầu tư 2015) để đầu tư cho đội tàu bay.
“Trong năm nay, Vietnam Airlines sẽ nhận 12 tàu bay mới gồm: Ba tàu bay A321, bốn tàu bay A350, năm tàu bay B787-9; trả hai tàu bay A330 và bán hai tàu bay B777-200 ER để trẻ hóa và hiện đại hóa đội tàu bay thân rộng; nâng số lượng tàu bay của Vietnam Airlines lên tới 80 chiếc”, Chủ tịch HĐQT Vienam Airlines Phạm Viết Thanh cho biết.
Chiếc máy bay đầu tiên trong tổng số 14 chiếc máy bay A350 mà Vietnam Airlines đặt hàng Airbus (Ảnh do Vietnam Airlines cung cấp) |
Với 80 chiếc tàu bay, Vietnam Airlines đang ngày càng củng cố vị trí dẫn đầu danh sách hãng có số máy bay lớn nhất trên thị trường. Khoản tiền mà Vietnam Airlines chi ra cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu nhắc về việc sắm thêm tàu bay mới, có lẽ người ta lại nghĩ ngay đến Vietjet Air - hãng hàng không giá rẻ chỉ mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 năm.
Ngày 25/9/2013, Vietjet Air bất ngờ phát thông cáo ký thỏa thuận nguyên tắc đặt hàng 100 máy bay (mua 92 chiếc và thuê 8 chiếc) với nhà sản xuất Airbus, tổng giá trị lên tới 9,1 tỷ USD.
Có rất nhiều hoài nghi về thông tin này. Không ít người cho rằng đây chỉ là một chiêu PR của hãng hàng không mới ở “tuổi chập chững”. Nhưng rồi, hai chiếc máy bay đầu tiên trong hợp đồng này đã được trao cho Vietjet Air những ngày cuối năm 2014. Sang năm 2015, CEO doanh nghiệp này, ông Lưu Đức Khánh cho biết, hãng sẽ nhận tiếp 10 chiếc và thêm 10 chiếc nữa vào năm 2016.
Tiết lộ về việc thu xếp tài chính để thực hiện hợp đồng “khủng” này, đại diện Vietjet Air cho biết, hãng đã bắt tay hợp tác với các ngân hàng và thể chế tài chính hàng đầu trong khu vực và thế giới. Cùng đó là kế hoạch phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), dự kiến trong khoảng thời gian 2015-2016.
Không quá ồn ào như Vietnam Airlines hay Vietjet Air, song Jetstar cũng âm thầm nâng cấp đội tàu bay của mình. Hồi đầu năm nay, hãng này cho biết, vừa nhận thêm hai máy bay hiện đại Airbus A321, nâng tổng số tàu bay lên 10 chiếc.
Chiếc máy bay đầu tiên trong đơn hàng 100 chiếc của Vietjet Air với Airbus |
Nói về việc đầu tư mạnh mẽ cho đội tàu bay của các hãng hàng không trong nước, người đứng đầu Cục Hàng không VN, ông Lại Xuân Thanh khẳng định, người hưởng lợi đầu tiên chắc chắn sẽ là khách đi máy bay. “Các hãng mua máy bay đương nhiên sẽ mở rộng khai thác, từ đó sẽ thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng”, ông Thanh nói.
Thực tế, khi đầu tư thêm tàu bay, thời gian qua, các hãng hàng không liên tục mở đường bay mới. Vietnam Airlines chú trọng mở rộng mạng đường bay quốc tế, với các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... và sau khi tiếp nhận hai dòng máy bay thân rộng là Boeing 787-9 và Airbus A350, dự kiến, Vietnam Airlines sẽ đưa tàu bay này vào khai thác trên đường bay giữa Việt Nam với Anh, Pháp, Đức.
Phía Vietjet Air, ngoài nhắm tới các đường bay đông khách trong nước cũng bắt đầu khai thác các chuyến bay quốc tế đi: Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Bangkok (Thái Lan). Cuối cùng, Jetstar Pacific ngoài mở rộng mạng đường bay nội địa đã lấn sân ra quốc tế khi mở lại đường bay tới Thái Lan và Singapore.
Ngoài việc có thêm nhiều lựa chọn, giá vé rẻ hơn chính là cái lợi lớn nhất với khách đi máy bay. “Thậm chí nếu khéo thì đi Hà Nội - Sài Gòn bằng máy bay còn rẻ hơn đi tàu”, một chuyên gia khẳng định.
Thống kê cho thấy, riêng trong năm 2014, Vietnam Airlines đã 16 lần tung chương trình “Khoảnh khắc vàng” vốn thường giảm giá tới một nửa các chặng bay nội địa và quốc tế. Không kém cạnh, Vietjet Air cũng mở bán hàng nghìn vé rẻ từ 0 đồng, 19.000 đồng đến 100.000 đồng... Jetstar Pacific, không ngoại lệ, cũng mở bán giá rẻ, vé 0 đồng.
Nguồn: GTVT
Bình luận