Tại một số cửa hàng ở Hà Nội, không khó để mua cua huỳnh đế giá mềm.
Cứ đến tuần đầu tiên của tháng, 2 cửa hàng hải sản của anh Trần Quân (Hà Đông và Hoàng Văn Thái, Hà Nội) lại đông nghịt khách. Anh cho biết, đây là thời điểm cua huỳnh đế thu mua từ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chuyển về. Cua cấp đông nhưng là loại mới đánh bắt, rất tươi và chắc thịt.
“Cua huỳnh đế nói riêng và hải sản nói chung, càng cấp đông lâu càng mất giá trị. Vì vậy, mỗi tháng, khi hàng vừa về, tôi thông báo ngay cho khách đến chọn mua trực tiếp. Cũng vì thế, thường hơn nửa số cua nhập về sẽ bán hết trong ngày đầu tiên”, anh Quân cho biết.
Trên thị trường, loại cua này được đông lạnh có giá từ 1 đến 1,2 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, tại cửa hàng anh Quân, cua 2 đến 5 lạng mỗi con chỉ có giá 590.000 đồng/kg. Con từ 6 lạng trở lên giá 650.000 đồng/kg. Cua huỳnh đế là mặt hàng cao cấp nhất tại cửa hàng hải sản này, nhưng bán chạy nhất. Mỗi tháng, 2 cửa hàng của anh Quân tiêu thụ khoảng 50 kg.
Khẳng định giá rẻ cạnh tranh trên thị trường, ông chủ cửa hàng hải sản còn đảm bảo 100% chất lượng cua. Anh cho biết, bí quyết bán cua tươi, rẻ của mình chính là nhờ có người quen làm ngư dân ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Người này cũng giúp anh làm đầu mối thu mua, tuyển chọn trực tiếp hải sản ngon nhất tại bến, khi ghe thuyền mới đánh bắt cập bờ.
“Ngay sau khi thuyền về, cua sẽ được đại lý tại cơ sở thu mua và cấp đông rồi chuyển ra Hà Nội ngay. Thời gian vận chuyển ngắn nên đảm bảo độ tươi, mới. Khách mua được tặng kèm công thức chế biến và gia vị theo từng món”, anh Quân chia sẻ.
Bí kíp chọn cua tươi ngon, theo anh Quân là mắt phải trong, mai cứng, càng rắn. Khi mới cấp đông, túi bọc nilon sẽ còn hơi ẩm. Ngược lại, nếu cua để lâu ngày, điều dễ nhận thấy là mắt đục, mai ọp, cân nặng không tương xướng với hình khối bên ngoài. Khi chế biến, mai cua không có màu đỏ rực mà ngả vàng, nước thịt tanh.
Chị Nguyễn Thị Phương, một ngư dân ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, cua huỳnh đế thường bán theo con hoặc dạng rời (từng bộ phận: thân, càng). Muốn mua cua tươi, nguyên con, chị sẽ mua từ thuyền đánh bắt trong ngày. Hiện giá bán cua loại 1 tại bến là 350.000-400.000 đồng/kg.
Với thuyền đánh bắt dài ngày, cua sẽ bị chết, dập mai hoặc rụng càng, loại này bán theo bộ phận, và giá luôn rẻ hơn một nửa so với cua tươi, dao động ở mức 50.000-100.000 đồng/kg.
Cũng theo chị Phương, cua huỳnh đế chỉ phổ biến trong mùa xuân, hè. Loại này rất khó đánh bắt, do sống dưới độ sâu 200 m. Hiện chưa có đơn vị nào có thể nuôi thương phẩm, vì thế, 100% cua trên thị trường là đánh bắt tự nhiên.
Vào những tháng đầu mùa hè, mỗi chuyến biển nếu trúng, vợ chồng chị thu trên chục kg. Nếu bảo quản tốt, bán giá cao, anh chị cũng kiếm được 4-5 triệu đồng.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, chị Phương hiểu rất rõ đặc tính của loài cua này. Chị cho biết, cua hoàng đế có tập tính ăn thịt đồng loại. Nếu bị nhốt quá lâu trong bể chứa, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.
Ngoài ra, cua rất dễ chết do tàu thuyền bị rung lắc. Một vài con chết, xác chúng tạo ra chất độc có thể giết chết những con còn lại. Nên ngư dân đánh bắt phải mang nhiều thùng chứa, để có thể cấp đông ngay trên thuyền.
Bà Phạm Thị Hòa (Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội), một khách quen tại cửa hàng anh Quân cho biết, trước khi cua về một ngày, bà sẽ được chủ hàng báo tin nên luôn mua được cua tươi ngon nhất.
"Cả nhà đều là tín đồ ăn hải sản. Mỗi dịp đặc biệt đi nhà hàng, gọi món cua này cũng mất 4-5 triệu đồng cho 6 người, nhưng mình cũng không chắc chắn đây là cua tươi hay loại đông lạnh", bà Hòa nói.
Cũng theo khách hàng này, cua huỳnh đế là loại thịt ngon nhất bà từng ăn. Cua sau khi chế biến có mai đỏ rực, thịt mềm thơm, nhiều trứng, khi ăn có vị ngọt, khác hẳn so với loại cua khác.
Anh Bùi Văn Đạt, đầu bếp tại một nhà hàng ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, cua huỳnh đế hiện có giá 1,2-1,5 triệu đồng/kg, tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, theo tiết lộ của đầu bếp này, dù khách gọi món theo cân nặng, nhưng không được nhìn trực tiếp con cua, bởi tất cả đều là hàng đông lạnh.
Nguồn: Zing
Cứ đến tuần đầu tiên của tháng, 2 cửa hàng hải sản của anh Trần Quân (Hà Đông và Hoàng Văn Thái, Hà Nội) lại đông nghịt khách. Anh cho biết, đây là thời điểm cua huỳnh đế thu mua từ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chuyển về. Cua cấp đông nhưng là loại mới đánh bắt, rất tươi và chắc thịt.
“Cua huỳnh đế nói riêng và hải sản nói chung, càng cấp đông lâu càng mất giá trị. Vì vậy, mỗi tháng, khi hàng vừa về, tôi thông báo ngay cho khách đến chọn mua trực tiếp. Cũng vì thế, thường hơn nửa số cua nhập về sẽ bán hết trong ngày đầu tiên”, anh Quân cho biết.
Cua huỳnh đế được cấp đông, bán tại thị trường Hà Nội với giá 590.000-650.000 đồng/kg. Ảnh: Ngọc Lan. |
Khẳng định giá rẻ cạnh tranh trên thị trường, ông chủ cửa hàng hải sản còn đảm bảo 100% chất lượng cua. Anh cho biết, bí quyết bán cua tươi, rẻ của mình chính là nhờ có người quen làm ngư dân ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Người này cũng giúp anh làm đầu mối thu mua, tuyển chọn trực tiếp hải sản ngon nhất tại bến, khi ghe thuyền mới đánh bắt cập bờ.
“Ngay sau khi thuyền về, cua sẽ được đại lý tại cơ sở thu mua và cấp đông rồi chuyển ra Hà Nội ngay. Thời gian vận chuyển ngắn nên đảm bảo độ tươi, mới. Khách mua được tặng kèm công thức chế biến và gia vị theo từng món”, anh Quân chia sẻ.
Bí kíp chọn cua tươi ngon, theo anh Quân là mắt phải trong, mai cứng, càng rắn. Khi mới cấp đông, túi bọc nilon sẽ còn hơi ẩm. Ngược lại, nếu cua để lâu ngày, điều dễ nhận thấy là mắt đục, mai ọp, cân nặng không tương xướng với hình khối bên ngoài. Khi chế biến, mai cua không có màu đỏ rực mà ngả vàng, nước thịt tanh.
Cua tươi khi chế biến mai sẽ có màu đỏ rực, thịt chắc. Ảnh: Ngọc Lan. |
Với thuyền đánh bắt dài ngày, cua sẽ bị chết, dập mai hoặc rụng càng, loại này bán theo bộ phận, và giá luôn rẻ hơn một nửa so với cua tươi, dao động ở mức 50.000-100.000 đồng/kg.
Cũng theo chị Phương, cua huỳnh đế chỉ phổ biến trong mùa xuân, hè. Loại này rất khó đánh bắt, do sống dưới độ sâu 200 m. Hiện chưa có đơn vị nào có thể nuôi thương phẩm, vì thế, 100% cua trên thị trường là đánh bắt tự nhiên.
Vào những tháng đầu mùa hè, mỗi chuyến biển nếu trúng, vợ chồng chị thu trên chục kg. Nếu bảo quản tốt, bán giá cao, anh chị cũng kiếm được 4-5 triệu đồng.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, chị Phương hiểu rất rõ đặc tính của loài cua này. Chị cho biết, cua hoàng đế có tập tính ăn thịt đồng loại. Nếu bị nhốt quá lâu trong bể chứa, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.
Ngoài ra, cua rất dễ chết do tàu thuyền bị rung lắc. Một vài con chết, xác chúng tạo ra chất độc có thể giết chết những con còn lại. Nên ngư dân đánh bắt phải mang nhiều thùng chứa, để có thể cấp đông ngay trên thuyền.
Ngư dân tại Lý Sơn, Quảng Ngãi thu nhập khá cao từ đánh bắt cua huỳnh đế. Ảnh: NVCC. |
"Cả nhà đều là tín đồ ăn hải sản. Mỗi dịp đặc biệt đi nhà hàng, gọi món cua này cũng mất 4-5 triệu đồng cho 6 người, nhưng mình cũng không chắc chắn đây là cua tươi hay loại đông lạnh", bà Hòa nói.
Cũng theo khách hàng này, cua huỳnh đế là loại thịt ngon nhất bà từng ăn. Cua sau khi chế biến có mai đỏ rực, thịt mềm thơm, nhiều trứng, khi ăn có vị ngọt, khác hẳn so với loại cua khác.
Anh Bùi Văn Đạt, đầu bếp tại một nhà hàng ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, cua huỳnh đế hiện có giá 1,2-1,5 triệu đồng/kg, tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, theo tiết lộ của đầu bếp này, dù khách gọi món theo cân nặng, nhưng không được nhìn trực tiếp con cua, bởi tất cả đều là hàng đông lạnh.
Nguồn: Zing
Bình luận