Thầy không chỉ cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học (không lãi) đến khi tốt nghiệp ra trường, mà khi những sinh viên này đạt điểm học giỏi thầy còn cho mượn thêm tiền học tiếng Anh hoặc mua sắm laptop làm phương tiện học tập.
Các em có chí học lên cao học, thầy vẫn tiếp tục hỗ trợ. Với thầy, tạo điều kiện cho con em gia đình nghèo học tập là giúp các em có cơ hội đổi đời. Người thầy tốt bụng ấy là nhà giáo về hưu Trương Thanh Cảnh.
Trước năm 1975, ông là giám đốc điều hành Trường tư thục Nguyễn Công Trứ và hiệu trưởng Trung học bán công Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông hiện sinh sống ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Ý tưởng, hành động của thầy bắt đầu từ những học sinh nghèo ở quê hương mình.
Các em có chí học lên cao học, thầy vẫn tiếp tục hỗ trợ. Với thầy, tạo điều kiện cho con em gia đình nghèo học tập là giúp các em có cơ hội đổi đời. Người thầy tốt bụng ấy là nhà giáo về hưu Trương Thanh Cảnh.
Trước năm 1975, ông là giám đốc điều hành Trường tư thục Nguyễn Công Trứ và hiệu trưởng Trung học bán công Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông hiện sinh sống ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Ý tưởng, hành động của thầy bắt đầu từ những học sinh nghèo ở quê hương mình.
Thầy Trương Thanh Cảnh |
Từ mượn tiền đóng học phí
Năm 1999, tại xã Hương Mỹ có nhiều học sinh tốt nghiệp THPT, thi đậu ĐH nhưng nhà nghèo đành gác lại ước mơ, ở lại làm nghề nông vất vả. Những cảnh ngộ này giống như hoàn cảnh thầy khi xưa: nhà nghèo, các em thầy không được đi học.
Trong cảnh nghèo khó ấy, thầy nghĩ là phải học giỏi mới có việc làm và giúp gia đình thoát nghèo được. Thầy đã vượt lên cảnh nghèo bằng cố gắng học tập, thi đỗ tú tài 2 (thời bấy giờ người có bằng tú tài rất hiếm) và đi dạy học, nuôi các em của mình ăn học đến thành tài.
Từ kinh nghiệm nuôi các em ăn học, thầy nảy ra ý tưởng tiếp sức cho sinh viên nghèo đến với giảng đường ĐH bằng cách vận động nguồn vốn cho các em mượn tiền đi học. Ý tưởng đó càng thôi thúc thầy khi năm 2001 ở quê thầy có bạn Nguyễn Văn Tiến, học sinh Trường THPT chuyên Bến Tre, thi đậu vào ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) nhưng gia đình rất nghèo, không có tiền đi học.
Gia đình Tiến khuyên con chờ năm sau thi vào Trường ĐH Sư phạm để không phải đóng học phí. Nghe được sự việc này, thầy đến nhà Tiến tìm hiểu. Biết được đây là gia đình nghèo có con học giỏi, thầy bàn với em gái mình là giám đốc một công ty ở huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) giúp bạn Tiến: cho mượn tiền ăn học không tính lãi. Người em gái nhận lời và không chỉ giúp Tiến mà còn giao cho anh mình một số tiền bà dành dụm được, để mỗi năm ông hỗ trợ cho 10 sinh viên nghèo thi đậu ĐH công lập.
Những năm ấy học phí và giá sinh hoạt chưa cao như bây giờ, thầy cho sinh viên mượn 300.000 đồng/tháng, cho mượn đủ 12 tháng trong năm (3,6 triệu đồng/năm học) và cho mượn suốt các năm học ĐH. Số tiền cho sinh viên mượn đi học theo chương trình thiết kế của thầy được nâng lên theo thời giá và mức đóng học phí. Các sinh viên mượn tiền đi học không phải thế chấp mà chỉ làm giấy cam kết sau khi tốt nghiệp đi làm, hoàn lại dần số vốn đã mượn.
Đến hỗ trợ học lên cao học
Năm học 2005-2006, chương trình cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học do thầy Cảnh chủ trì có thêm mạnh thường quân hưởng ứng, đó là bà Võ Thị Hảo - Việt kiều Canada và bà Hoàng Thị Đáo Tiệp - Việt kiều Mỹ, về thăm quê Hương Mỹ.
Hai bà tìm hiểu chương trình cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học ĐH của thầy và gửi tiền nhờ thầy chủ trì thêm chương trình cho thanh niên học nghề trung cấp, cao đẳng mượn vốn đi học. Chương trình cho sinh viên, thanh niên nghèo mượn tiền đi học ban đầu chỉ trong xã Hương Mỹ, sau đó thầy mở rộng cho nhiều em học sinh nghèo ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam... được hưởng chương trình khuyến học này.
Năm 2008, Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay tiền đi học với lãi suất ưu đãi, thầy nghĩ mình “thất nghiệp” vì sẽ không còn sinh viên nào nhờ đến thầy. Nhưng thầy không đóng cửa chương trình mà vẫn giúp thanh niên, sinh viên nghèo, cận nghèo không đủ điều kiện vay tiền ngân hàng ăn học.
Mặt khác, thầy thiết kế một chương trình khác song song là chương trình khuyến tài. Với chương trình này, một sinh viên đã được mượn tiền đi học, sang năm thứ hai có điểm thi học kỳ từ 7,0 trở lên, thầy sẽ cho mượn thêm tiền học tiếng Anh hoặc mua laptop làm phương tiện học tập. Với sinh viên có chí tiếp tục học lên cao học hoặc đi làm rồi học lên cao học, thầy cho mượn mỗi năm 10 triệu đồng.
Mười ba năm qua, âm thầm thực hiện chương trình khuyến học, khuyến tài, thầy đã cho mượn 1,4 tỷ đồng giúp 172 sinh viên, thanh niên nghèo có được cơ hội đổi đời qua học trung cấp, cao đẳng nghề, ĐH, cao học.
Ở tuổi 83 nhưng sau mỗi mùa tuyển sinh, thầy không ngại đường xa tìm đến nhà những sinh viên nghèo ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam... tìm hiểu hoàn cảnh và giúp sinh viên nghèo có tiền đóng học phí. Thầy khuyến khích các bạn học giỏi sẽ hỗ trợ khuyến tài.
Theo Lư Thế Nhã/ Tuổi trẻ
Năm 1999, tại xã Hương Mỹ có nhiều học sinh tốt nghiệp THPT, thi đậu ĐH nhưng nhà nghèo đành gác lại ước mơ, ở lại làm nghề nông vất vả. Những cảnh ngộ này giống như hoàn cảnh thầy khi xưa: nhà nghèo, các em thầy không được đi học.
Trong cảnh nghèo khó ấy, thầy nghĩ là phải học giỏi mới có việc làm và giúp gia đình thoát nghèo được. Thầy đã vượt lên cảnh nghèo bằng cố gắng học tập, thi đỗ tú tài 2 (thời bấy giờ người có bằng tú tài rất hiếm) và đi dạy học, nuôi các em của mình ăn học đến thành tài.
Từ kinh nghiệm nuôi các em ăn học, thầy nảy ra ý tưởng tiếp sức cho sinh viên nghèo đến với giảng đường ĐH bằng cách vận động nguồn vốn cho các em mượn tiền đi học. Ý tưởng đó càng thôi thúc thầy khi năm 2001 ở quê thầy có bạn Nguyễn Văn Tiến, học sinh Trường THPT chuyên Bến Tre, thi đậu vào ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) nhưng gia đình rất nghèo, không có tiền đi học.
Gia đình Tiến khuyên con chờ năm sau thi vào Trường ĐH Sư phạm để không phải đóng học phí. Nghe được sự việc này, thầy đến nhà Tiến tìm hiểu. Biết được đây là gia đình nghèo có con học giỏi, thầy bàn với em gái mình là giám đốc một công ty ở huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) giúp bạn Tiến: cho mượn tiền ăn học không tính lãi. Người em gái nhận lời và không chỉ giúp Tiến mà còn giao cho anh mình một số tiền bà dành dụm được, để mỗi năm ông hỗ trợ cho 10 sinh viên nghèo thi đậu ĐH công lập.
Những năm ấy học phí và giá sinh hoạt chưa cao như bây giờ, thầy cho sinh viên mượn 300.000 đồng/tháng, cho mượn đủ 12 tháng trong năm (3,6 triệu đồng/năm học) và cho mượn suốt các năm học ĐH. Số tiền cho sinh viên mượn đi học theo chương trình thiết kế của thầy được nâng lên theo thời giá và mức đóng học phí. Các sinh viên mượn tiền đi học không phải thế chấp mà chỉ làm giấy cam kết sau khi tốt nghiệp đi làm, hoàn lại dần số vốn đã mượn.
Đến hỗ trợ học lên cao học
Năm học 2005-2006, chương trình cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học do thầy Cảnh chủ trì có thêm mạnh thường quân hưởng ứng, đó là bà Võ Thị Hảo - Việt kiều Canada và bà Hoàng Thị Đáo Tiệp - Việt kiều Mỹ, về thăm quê Hương Mỹ.
Hai bà tìm hiểu chương trình cho sinh viên nghèo mượn tiền đi học ĐH của thầy và gửi tiền nhờ thầy chủ trì thêm chương trình cho thanh niên học nghề trung cấp, cao đẳng mượn vốn đi học. Chương trình cho sinh viên, thanh niên nghèo mượn tiền đi học ban đầu chỉ trong xã Hương Mỹ, sau đó thầy mở rộng cho nhiều em học sinh nghèo ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam... được hưởng chương trình khuyến học này.
Năm 2008, Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay tiền đi học với lãi suất ưu đãi, thầy nghĩ mình “thất nghiệp” vì sẽ không còn sinh viên nào nhờ đến thầy. Nhưng thầy không đóng cửa chương trình mà vẫn giúp thanh niên, sinh viên nghèo, cận nghèo không đủ điều kiện vay tiền ngân hàng ăn học.
Mặt khác, thầy thiết kế một chương trình khác song song là chương trình khuyến tài. Với chương trình này, một sinh viên đã được mượn tiền đi học, sang năm thứ hai có điểm thi học kỳ từ 7,0 trở lên, thầy sẽ cho mượn thêm tiền học tiếng Anh hoặc mua laptop làm phương tiện học tập. Với sinh viên có chí tiếp tục học lên cao học hoặc đi làm rồi học lên cao học, thầy cho mượn mỗi năm 10 triệu đồng.
Mười ba năm qua, âm thầm thực hiện chương trình khuyến học, khuyến tài, thầy đã cho mượn 1,4 tỷ đồng giúp 172 sinh viên, thanh niên nghèo có được cơ hội đổi đời qua học trung cấp, cao đẳng nghề, ĐH, cao học.
Ở tuổi 83 nhưng sau mỗi mùa tuyển sinh, thầy không ngại đường xa tìm đến nhà những sinh viên nghèo ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam... tìm hiểu hoàn cảnh và giúp sinh viên nghèo có tiền đóng học phí. Thầy khuyến khích các bạn học giỏi sẽ hỗ trợ khuyến tài.
Theo Lư Thế Nhã/ Tuổi trẻ
Bình luận