(VTC News) - Nó vừa phóng tới thì tui sử dụng thế võ Bình phong lạc nhạn, tung người lên không trung. Con rắn vồ hụt mồi, chưa kịp quay đầu lại, thì chiếc quéo tui cầm trên tay đã cắt đứt đầu nó.
- PV: Trong hoàn cảnh con rắn ngáng đường, định tấn công, sao ông không tìm cách tránh nó?
Đạo sĩ Ba Lưới: Loài hổ mây chạy như gió cuốn, bão giông, nên nó đã chí ăn thịt ai, thì người đó không thể thoát được. Nếu lúc đó tui không vững tâm, mà chạy trốn, thì nó sẽ phóng theo nuốt chửng. Tui chẳng còn cách nào ngoài việc đối mặt với nó.
- PV: Chắc rằng ông sử dụng thế võ mà ông hay gọi là Bình phong lạc nhạn?
Đạo sĩ Ba Lưới: Khi tui thủ thế với chiếc đòn trong tay, nó chuyển động cái đầu, sàng qua sàng lại, rồi đột ngột há miệng chụp thẳng xuống đầu tui. Tui dùng thế Bình phong lạc nhạn tung người lên không trung vừa tránh cú chụp của nó, vừa vung đòn liên tiếp vụt vào sống lưng và cổ nó.
Các cụ bảo đánh rắn đánh vào sống lưng, nhưng con rắn hổ mây to quá, da dày, nên vụt vào sống lưng nó chẳng ăn thua gì. Trúng mấy cú đánh, con rắn càng hung dữ. Nó thu người, cất đầu lên cao, rồi chụp xuống liên tục. Lúc này tui mới hiểu được giá trị của thế võ Bình phong lạc nhạn mà thầy tui truyền cho. Với khả năng bật lên không trung, bay qua vồ (mỏm đá, mỏm núi), tui mới tránh được những cú mổ của con rắn khổng lồ.
Lúc đó, cả cảnh rừng như có giông bão. Cây cối rung bần bật. Con rắn càng đánh càng hăng. Tui dù khỏe thế, nhưng đối phó với nó mãi thì có dấu hiệu đuối sức. Khi đó tui nghĩ nếu không hạ được nó sớm, thì chắc chắn bị nó ăn thịt.
Sau cú mổ trượt, tui phi thân ra phía đuôi nó, để nó mất thời gian đổi hướng. Tui thủ thế, tập trung năng lượng tinh thần để ra đòn quyết định. Con rắn cũng cất đầu lên tận ngọn cây, từ từ hạ xuống cách đầu tui vài mét. Đôi mắt nó đỏ rực. Có vẻ như nó cũng sẽ ra đòn quyết định với tui.
Nó há cái miệng đỏ lòm, rồi chụp xuống rất mạnh. Tui lùi lại 3 bước tránh cú mổ của nó. Tui bật lên tận ngọn cây. Con rắn chụp trượt thì cất đầu lên tính chụp tiếp, còn tui từ trên không rơi xuống. Tui tung liên tiếp 3 cú đánh trúng đầu. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn gãy đôi.
Tui rơi xuống trong tư thế vững vàng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng con rắn thì đổ oặt xuống đất. Đầu nó bất động, nhưng thân còn vùng vẫy mãi mới chịu thôi.
Tui phải ra liền 3 đòn, mới hạ được nó. Đòn thứ nhứt tui đập bể sọ nó, còn đòn thứ nhì, thứ ba, tui đập vỡ óc nó. Lúc đó, tui lại ngộ thêm ra được công năng đặc biệt của thế võ này. Do vậy, sau đó, tui càng tập luyện kỹ càng để hoàn thiện hơn.
- PV: Vậy khi đó có ai chứng kiến việc ông giết con rắn?
Đạo sĩ Ba Lưới: Hạ con rắn rồi, tui xuống núi gọi người dân vào rừng xẻ thịt rắn mang về ăn. Chỉ có hơn chục người dám theo tui vào núi lấy thịt rắn. Phần lớn người dân sợ rắn trả thù, nên không dám vào xem.
Ngày xưa, người dân ở đây sợ rắn hổ mây lắm, họ gọi là ông rắn, ngài rắn, chứ không dám gọi con rắn đâu. Họ sợ ăn thịt hổ mây thì sẽ bị hổ mây đòi mạng. Một số người vào rừng xem con rắn giờ đã già lắm, nhưng hầu hết là chết rồi. Họ có thấy tui giết rắn, họ mới tin tui đánh nhau với hổ mây chứ. Ai ở vùng Bảy Núi này chẳng biết đạo sĩ Ba Lưới đánh hạ hổ mây khổng lồ.
- PV: Vậy cụ thể con rắn đó lớn như thế nào ạ?
Đạo sĩ Ba Lưới: Ngày đó chuyện gặp rắn, trăn lớn và giết chúng rất bình thường, có ai để tâm tính toán hay đem cân đâu. Tuy nhiên, tui cùng những người xẻ thịt con rắn áng chừng nó dài hơn 20 mét, nặng cỡ 500 ký. Thân nó bằng cây thốt nốt già. Tui ôm thử hết một vòng tay.
Chuyện tui hạ rắn hổ mây khổng lồ ở vùng này ai chẳng biết. Cậu không tin thì cứ đi hỏi những người già quanh núi Cấm sẽ rõ.
- PV: Thế còn lần thứ 2 ông hạ rắn khổng lồ...
Đạo sĩ Ba Lưới: Lần thứ hai vào năm 1960, lúc tui 50 tuổi. Ở cánh rừng chỗ tui ở có đàn khỉ đến cả trăm con. Bọn khỉ sống với tui chân tình lắm. Chúng mò vào lều tui xin ăn. Xin không được thì chúng ăn trộm. Tui trồng được bao nhiêu bắp, chúng bẻ trộm hết.
Thế nhưng, một ngày, con hổ mây tìm về khu rừng này. Cứ mỗi lần nghe tiếng ào ào như nổi cơn giông, thì biết ngay con rắn đang săn đàn khỉ. Đàn khỉ bị nó ăn vãn. Sợ con rắn, nên chúng kéo đi nơi khác. Không săn được mồi, con rắn quay sang ăn chó của tui. 10 con chó tui nuôi nó đều ăn hết.
Giống chó tui nuôi là chó săn, bắt được rắn hổ chúa, hổ hèo, nhưng thấy hổ mây thì không kêu nổi, cứ ngồi im run bần bật chờ nó mổ. Nhưng quy luật rừng xanh là thế, nên tui cũng chẳng thù oán gì nó. Chỉ có điều, ăn hết đàn chó, thì nó đòi ăn thịt tui.
Khi đó, công phu của tui đã hoàn thiện, nên coi thường rắn hổ mây lắm. Biết trước sau nó sẽ ăn thịt mình, nên đi đâu tui cũng mang quéo (dao phát rừng). Chiếc quéo này dài 2m, do tui tự rèn.
Bữa đó, đang vào rừng hái thuốc, thì nghe tiếng chạy re re từ xa. Tiếng xào xạc mỗi lúc một gần. Rồi con rắn hổ mây khổng lồ ấy bò đến trước mặt tui. Con rắn này rất hung dữ, lại đói mồi, nên không thèm cất đầu lên rồi mới chụp xuống, mà nó há miệng và nhắm thẳng tui phóng tới.
Trông cái cách tấn công hung hăng của nó, tui biết nó quá chủ quan. Không thể sống hòa bình với con rắn này nữa. Không ăn thịt được tui, thì nó cũng ăn thịt người khác, nên trong tích tắc tui quyết hạ nó.
Nó vừa phóng tới thì tui sử dụng thế võ Bình phong lạc nhạn, tung người lên không trung. Con rắn vồ hụt mồi, chưa kịp quay đầu lại, thì chiếc quéo tui cầm trên tay đã cắt đứt đầu nó.
Tui giết con rắn này quá dễ dàng, chỉ trong chưa đầy một giây. Con rắn này cũng không lớn bằng con đầu tiên tui giết, nhưng cũng phải dài cỡ 15 mét và nặng chừng 300 ký.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, sau vụ giết con hổ mây thứ hai, ông ít gặp lại những con rắn khổng lồ như thế. Ông chỉ còn gặp những con hổ mây nặng cỡ 200 kg mà thôi.
Ông cũng cho biết, ông thường gặp chúng ẩn nấp ở hang Mây trên núi Cấm. Nơi đó ít người qua lại, vách đá hiểm trở, loài rắn hổ mây trú ngụ, nên các đạo sĩ mới gọi là hang Mây.
Tôi hỏi ông rằng, liệu bây giờ trên núi Cấm còn rắn hổ mây hay không, đạo sĩ Ba Lưới cho rằng, có thể vẫn còn hổ mây, nhưng con người chiếm hết môi trường sống, nên chúng lẩn sâu vào trong hang động, không dám ra ngoài.
Cũng có thể chúng đã bỏ sang núi non bên Campuchia từ mấy chục năm trước.
Còn tiếp…
Kỳ 3: Chặt đầu rắn khổng lồ
Như kỳ trước bài báo đã nêu, đạo sĩ Ba Lưới huyền thoại của vùng Thất Sơn khẳng định cả đời rèn đức, học đạo, chứ không bao giờ có ý định giết rắn. Loài hổ mây khổng lồ tuy có sức mạnh vô song, đủ sức nuốt bò, phóng trên đọt cây như giông bão, nhưng hầu như chúng không hại người, nên các đạo sĩ cũng không có lý do gì để giết chúng.
Sở dĩ, đạo sĩ Ba Lưới phải hạ thủ rắn hổ mây, vì chúng tìm cách tấn công, đòi ăn thịt ông. Đường cùng, ông mới phải sử dụng quyền cước tu luyện cả đời để chống lại chúng.
Đạo sĩ Ba Lưới. |
- PV: Trong hoàn cảnh con rắn ngáng đường, định tấn công, sao ông không tìm cách tránh nó?
Đạo sĩ Ba Lưới: Loài hổ mây chạy như gió cuốn, bão giông, nên nó đã chí ăn thịt ai, thì người đó không thể thoát được. Nếu lúc đó tui không vững tâm, mà chạy trốn, thì nó sẽ phóng theo nuốt chửng. Tui chẳng còn cách nào ngoài việc đối mặt với nó.
- PV: Chắc rằng ông sử dụng thế võ mà ông hay gọi là Bình phong lạc nhạn?
Đạo sĩ Ba Lưới: Khi tui thủ thế với chiếc đòn trong tay, nó chuyển động cái đầu, sàng qua sàng lại, rồi đột ngột há miệng chụp thẳng xuống đầu tui. Tui dùng thế Bình phong lạc nhạn tung người lên không trung vừa tránh cú chụp của nó, vừa vung đòn liên tiếp vụt vào sống lưng và cổ nó.
Các cụ bảo đánh rắn đánh vào sống lưng, nhưng con rắn hổ mây to quá, da dày, nên vụt vào sống lưng nó chẳng ăn thua gì. Trúng mấy cú đánh, con rắn càng hung dữ. Nó thu người, cất đầu lên cao, rồi chụp xuống liên tục. Lúc này tui mới hiểu được giá trị của thế võ Bình phong lạc nhạn mà thầy tui truyền cho. Với khả năng bật lên không trung, bay qua vồ (mỏm đá, mỏm núi), tui mới tránh được những cú mổ của con rắn khổng lồ.
Đỉnh núi Cấm huyền thoại |
Lúc đó, cả cảnh rừng như có giông bão. Cây cối rung bần bật. Con rắn càng đánh càng hăng. Tui dù khỏe thế, nhưng đối phó với nó mãi thì có dấu hiệu đuối sức. Khi đó tui nghĩ nếu không hạ được nó sớm, thì chắc chắn bị nó ăn thịt.
Sau cú mổ trượt, tui phi thân ra phía đuôi nó, để nó mất thời gian đổi hướng. Tui thủ thế, tập trung năng lượng tinh thần để ra đòn quyết định. Con rắn cũng cất đầu lên tận ngọn cây, từ từ hạ xuống cách đầu tui vài mét. Đôi mắt nó đỏ rực. Có vẻ như nó cũng sẽ ra đòn quyết định với tui.
Nó há cái miệng đỏ lòm, rồi chụp xuống rất mạnh. Tui lùi lại 3 bước tránh cú mổ của nó. Tui bật lên tận ngọn cây. Con rắn chụp trượt thì cất đầu lên tính chụp tiếp, còn tui từ trên không rơi xuống. Tui tung liên tiếp 3 cú đánh trúng đầu. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn gãy đôi.
Đỉnh núi Cấm giờ thành địa danh du lịch nổi tiếng vùng Cửu Long |
Tui rơi xuống trong tư thế vững vàng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng con rắn thì đổ oặt xuống đất. Đầu nó bất động, nhưng thân còn vùng vẫy mãi mới chịu thôi.
Tui phải ra liền 3 đòn, mới hạ được nó. Đòn thứ nhứt tui đập bể sọ nó, còn đòn thứ nhì, thứ ba, tui đập vỡ óc nó. Lúc đó, tui lại ngộ thêm ra được công năng đặc biệt của thế võ này. Do vậy, sau đó, tui càng tập luyện kỹ càng để hoàn thiện hơn.
- PV: Vậy khi đó có ai chứng kiến việc ông giết con rắn?
Đạo sĩ Ba Lưới: Hạ con rắn rồi, tui xuống núi gọi người dân vào rừng xẻ thịt rắn mang về ăn. Chỉ có hơn chục người dám theo tui vào núi lấy thịt rắn. Phần lớn người dân sợ rắn trả thù, nên không dám vào xem.
Ngày xưa, người dân ở đây sợ rắn hổ mây lắm, họ gọi là ông rắn, ngài rắn, chứ không dám gọi con rắn đâu. Họ sợ ăn thịt hổ mây thì sẽ bị hổ mây đòi mạng. Một số người vào rừng xem con rắn giờ đã già lắm, nhưng hầu hết là chết rồi. Họ có thấy tui giết rắn, họ mới tin tui đánh nhau với hổ mây chứ. Ai ở vùng Bảy Núi này chẳng biết đạo sĩ Ba Lưới đánh hạ hổ mây khổng lồ.
Tiêu bản rắn hổ mây ở trại Đồng Tâm. Ảnh Internet |
- PV: Vậy cụ thể con rắn đó lớn như thế nào ạ?
Đạo sĩ Ba Lưới: Ngày đó chuyện gặp rắn, trăn lớn và giết chúng rất bình thường, có ai để tâm tính toán hay đem cân đâu. Tuy nhiên, tui cùng những người xẻ thịt con rắn áng chừng nó dài hơn 20 mét, nặng cỡ 500 ký. Thân nó bằng cây thốt nốt già. Tui ôm thử hết một vòng tay.
Chuyện tui hạ rắn hổ mây khổng lồ ở vùng này ai chẳng biết. Cậu không tin thì cứ đi hỏi những người già quanh núi Cấm sẽ rõ.
- PV: Thế còn lần thứ 2 ông hạ rắn khổng lồ...
Đạo sĩ Ba Lưới: Lần thứ hai vào năm 1960, lúc tui 50 tuổi. Ở cánh rừng chỗ tui ở có đàn khỉ đến cả trăm con. Bọn khỉ sống với tui chân tình lắm. Chúng mò vào lều tui xin ăn. Xin không được thì chúng ăn trộm. Tui trồng được bao nhiêu bắp, chúng bẻ trộm hết.
Thế nhưng, một ngày, con hổ mây tìm về khu rừng này. Cứ mỗi lần nghe tiếng ào ào như nổi cơn giông, thì biết ngay con rắn đang săn đàn khỉ. Đàn khỉ bị nó ăn vãn. Sợ con rắn, nên chúng kéo đi nơi khác. Không săn được mồi, con rắn quay sang ăn chó của tui. 10 con chó tui nuôi nó đều ăn hết.
Cặp rắn bê-tông ông Sơn đắp ở núi két để... dọa rắn hổ mây. |
Giống chó tui nuôi là chó săn, bắt được rắn hổ chúa, hổ hèo, nhưng thấy hổ mây thì không kêu nổi, cứ ngồi im run bần bật chờ nó mổ. Nhưng quy luật rừng xanh là thế, nên tui cũng chẳng thù oán gì nó. Chỉ có điều, ăn hết đàn chó, thì nó đòi ăn thịt tui.
Khi đó, công phu của tui đã hoàn thiện, nên coi thường rắn hổ mây lắm. Biết trước sau nó sẽ ăn thịt mình, nên đi đâu tui cũng mang quéo (dao phát rừng). Chiếc quéo này dài 2m, do tui tự rèn.
Bữa đó, đang vào rừng hái thuốc, thì nghe tiếng chạy re re từ xa. Tiếng xào xạc mỗi lúc một gần. Rồi con rắn hổ mây khổng lồ ấy bò đến trước mặt tui. Con rắn này rất hung dữ, lại đói mồi, nên không thèm cất đầu lên rồi mới chụp xuống, mà nó há miệng và nhắm thẳng tui phóng tới.
Trông cái cách tấn công hung hăng của nó, tui biết nó quá chủ quan. Không thể sống hòa bình với con rắn này nữa. Không ăn thịt được tui, thì nó cũng ăn thịt người khác, nên trong tích tắc tui quyết hạ nó.
Nó vừa phóng tới thì tui sử dụng thế võ Bình phong lạc nhạn, tung người lên không trung. Con rắn vồ hụt mồi, chưa kịp quay đầu lại, thì chiếc quéo tui cầm trên tay đã cắt đứt đầu nó.
Núi Két, cách núi Cấm không xa, được đồn đại vẫn còn rắn hổ mây khổng lồ |
Tui giết con rắn này quá dễ dàng, chỉ trong chưa đầy một giây. Con rắn này cũng không lớn bằng con đầu tiên tui giết, nhưng cũng phải dài cỡ 15 mét và nặng chừng 300 ký.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, sau vụ giết con hổ mây thứ hai, ông ít gặp lại những con rắn khổng lồ như thế. Ông chỉ còn gặp những con hổ mây nặng cỡ 200 kg mà thôi.
Ông cũng cho biết, ông thường gặp chúng ẩn nấp ở hang Mây trên núi Cấm. Nơi đó ít người qua lại, vách đá hiểm trở, loài rắn hổ mây trú ngụ, nên các đạo sĩ mới gọi là hang Mây.
Tôi hỏi ông rằng, liệu bây giờ trên núi Cấm còn rắn hổ mây hay không, đạo sĩ Ba Lưới cho rằng, có thể vẫn còn hổ mây, nhưng con người chiếm hết môi trường sống, nên chúng lẩn sâu vào trong hang động, không dám ra ngoài.
Cũng có thể chúng đã bỏ sang núi non bên Campuchia từ mấy chục năm trước.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận