Trận ra mắt chính thức đầu tiên của HLV Phan Thanh Hùng thuyết phục. Các cầu thủ thi đấu tốt, có quyết tâm, có dấu ấn. Trong bối cảnh đâu đó còn nhắc đến câu chuyện Quốc Long, Văn Quyết…ở trận chung kết Cup QG, chuyện Việt Thắng ở Thanh Hóa và chuyện Huy Hoàng thì chiến thắng của ĐTVN đã mang màu sắc tươi sáng hơn.
Chỉ có điều, nhiều người tiếc, một trận đấu hay như thế, đáng xem như thế tại sao không được phát sóng quảng bá cho đông đảo người hâm mộ quê nhà thưởng thức.
Hỏi ra thì mới biết kế hoạch mua sóng và truyền trực tiếp trận giao hữu Malaysia - Việt Nam của VTV đã không thành vì phía chủ nhà đòi phí đường truyền vệ tinh quá cao khiến VTV không kham nổi, nhất là trong điều kiện không kịp lo tài trợ.
Lúc cần tất cả nhìn vào cái hay cái đẹp để hy vọng, hứng khởi, tạm xa những scandal thì cũng là lúc… "nhà không có điều kiện".
Cũng phải thông cảm cho nhà đài, rằng kinh tế nói chung còn khó khăn các doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng bá nên việc "phục vụ" một chương trình là khá khó khăn.
Sự thật, một trận bóng đá, dù là của đội tuyển ở nước ngoài sẽ không hấp dẫn bằng các chương trình giải trí khác của nhà đài.
Chẳng hạn, chương trình đang rất tai tiếng gần đây là The Voice đang nằm trong Top đầu về số tiền quảng cáo cho mỗi spots trên truyền hình. Thậm chí với scandal mới nhất, cũng chẳng loại trừ chính The Voice sẽ có cơ hội "hút quảng cáo".
Ở đời đôi khi có những cái chéo ngoe như thế. Cái đẹp bị trả giá thấp (tất nhiên là trừ mấy cô chân dài có ý định bán thân) trong khi đó cái xấu lại kiếm ra tiền. Ở cấp độ cao hơn, người ta cố tình dàn dựng ra cái xấu để tăng rating chương trình. Thành thử một số chương trình nhập khẩu, đơn thuần chỉ xem cho vui, giải trí như Vietnam Idol, Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s Got Talent, Vietnam's Next Top Model lại dễ dàng …chiếm sóng, phục vụ người hâm mộ.
Bóng đá có cái thiệt thòi là dù nó không đẹp theo cách người ta vẫn tưởng nhưng đã có lúc các trận đấu bóng đá trở thành đối tượng tranh giành của các nhà đài (vụ bản quyền truyền hình V.League chẳng hạn) nhưng xét cho cùng, nó là thứ hàng ế. Khoản thu mà V.League có được là do hảo tâm, bố thí của cái gọi là Hội đồng bảo trợ- bao gồm rất nhiều đại gia.
Vấn đề có thể lại nằm ở chỗ rất bình thường, vì là khán giả xem miễn phí, tức là không phải trả tiền nên phải lâm vào cảnh "cho ăn gì thì biết cái đó".
Nếu đặt bài toán lợi nhuận thì sẽ thấy không có chuyện chương trình ăn khách The Voice phải dừng theo suy nghĩ của nhiều người.
Một trận đấu của đội tuyển- dù hay và đẹp đương nhiên sẽ bị đánh bại bởi một chương trình giải trí đang bị lên án nhưng mang lại những khoản tiền khổng lồ.
Thì cũng chỉ hy vọng lần sau, trận đấu với tuyển Indonesia của thầy trò Phan Thanh Hùng sẽ không lâm vào cảnh có áo gấm rồi mà vẫn phải đi đêm.
Chỉ có điều, nhiều người tiếc, một trận đấu hay như thế, đáng xem như thế tại sao không được phát sóng quảng bá cho đông đảo người hâm mộ quê nhà thưởng thức.
Hỏi ra thì mới biết kế hoạch mua sóng và truyền trực tiếp trận giao hữu Malaysia - Việt Nam của VTV đã không thành vì phía chủ nhà đòi phí đường truyền vệ tinh quá cao khiến VTV không kham nổi, nhất là trong điều kiện không kịp lo tài trợ.
Lúc cần tất cả nhìn vào cái hay cái đẹp để hy vọng, hứng khởi, tạm xa những scandal thì cũng là lúc… "nhà không có điều kiện".
Cũng phải thông cảm cho nhà đài, rằng kinh tế nói chung còn khó khăn các doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng bá nên việc "phục vụ" một chương trình là khá khó khăn.
Sự thật, một trận bóng đá, dù là của đội tuyển ở nước ngoài sẽ không hấp dẫn bằng các chương trình giải trí khác của nhà đài.
Chẳng hạn, chương trình đang rất tai tiếng gần đây là The Voice đang nằm trong Top đầu về số tiền quảng cáo cho mỗi spots trên truyền hình. Thậm chí với scandal mới nhất, cũng chẳng loại trừ chính The Voice sẽ có cơ hội "hút quảng cáo".
Ở đời đôi khi có những cái chéo ngoe như thế. Cái đẹp bị trả giá thấp (tất nhiên là trừ mấy cô chân dài có ý định bán thân) trong khi đó cái xấu lại kiếm ra tiền. Ở cấp độ cao hơn, người ta cố tình dàn dựng ra cái xấu để tăng rating chương trình. Thành thử một số chương trình nhập khẩu, đơn thuần chỉ xem cho vui, giải trí như Vietnam Idol, Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s Got Talent, Vietnam's Next Top Model lại dễ dàng …chiếm sóng, phục vụ người hâm mộ.
Bóng đá có cái thiệt thòi là dù nó không đẹp theo cách người ta vẫn tưởng nhưng đã có lúc các trận đấu bóng đá trở thành đối tượng tranh giành của các nhà đài (vụ bản quyền truyền hình V.League chẳng hạn) nhưng xét cho cùng, nó là thứ hàng ế. Khoản thu mà V.League có được là do hảo tâm, bố thí của cái gọi là Hội đồng bảo trợ- bao gồm rất nhiều đại gia.
Vấn đề có thể lại nằm ở chỗ rất bình thường, vì là khán giả xem miễn phí, tức là không phải trả tiền nên phải lâm vào cảnh "cho ăn gì thì biết cái đó".
Nếu đặt bài toán lợi nhuận thì sẽ thấy không có chuyện chương trình ăn khách The Voice phải dừng theo suy nghĩ của nhiều người.
Một trận đấu của đội tuyển- dù hay và đẹp đương nhiên sẽ bị đánh bại bởi một chương trình giải trí đang bị lên án nhưng mang lại những khoản tiền khổng lồ.
Thì cũng chỉ hy vọng lần sau, trận đấu với tuyển Indonesia của thầy trò Phan Thanh Hùng sẽ không lâm vào cảnh có áo gấm rồi mà vẫn phải đi đêm.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận