• Zalo

Công Vinh: Nam vương chuyển nhượng Việt Nam

Thể thao Thứ Sáu, 25/01/2013 03:40:00 +07:00Google News

(VTC News)- Tính đến thời điểm này, Công Vinh có lẽ là cầu thủ Việt Nam nhận được nhiều lời mời ra nước ngoài thi đấu nhất.


(VTC News)- Chuyện CLB Consadole Sapporo đánh tiếng mời Công Vinh sang Nhật thi đấu đã bổ sung vào tấm CV của tiền đạo xứ Nghệ thêm một chiếc gạch đầu dòng sặc sỡ nữa.


Tấm "thành ý" từ đối tác Nhật Bản giúp Công Vinh giữ vững ngôi vị "ông vua chuyển nhượng nước ngoài" của bóng đá Việt Nam- ít nhất là ở khía cạnh... tin đồn.

Ngược dòng lịch sử, sau thành công tại vòng loại Thế vận hội Bắc Kinh 2008 (Công Vinh ghi bàn ở trận gặp Li-băng, Indonesia), CV9 đã được nhiều CLB tại Nhật Bản mời sang thi đấu. Mức lương mà báo giới tiết lộ khi đó là vào khoảng 10.000 USD/tháng.

Công Vinh trong màu áo Leixoes


Tuy nhiên, Công Vinh đã từ chối để ở lại SLNA. Hơn một năm sau, anh phá vỡ kỉ lục chuyển nhượng khi sang Hà Nội T&T với mức giá 8 tỷ đồng. Khởi đầu suôn sẻ ở thủ đô, Công Vinh nhanh chóng chứng tỏ giá trị của mình bằng 14 bàn thắng tại V-League 2009 đồng thời giành luôn danh hiệu vua phá lưới nội năm đó.

Phong độ cao, lại được lòng HLV trưởng Calisto, ngày 21/8/2009, Công Vinh được ông thầy người Bồ lo liệu cho một suất sang "du học" tại Bồ Đào Nha.

Trong 4 tháng chơi cho Leixoes, Công Vinh ghi 1 bàn thắng trong khuôn khổ cúp Quốc gia Bồ Đào Nha, trở thành cầu thủ VN đầu tiên lập công tại đấu trường châu Âu. Khoản lương được nhận tại bán đảo Iberia của Công Vinh cũng ở mức 10.000 euro/tháng

Với cái mác thi đấu nước ngoài, Công Vinh chính thức xác lập danh phận là món hàng "hot" nhất trên thị trường chuyển nhượng. Năm 2011, chân sút Việt Nam nhận thêm hai lời mời giá trị nữa từ Slavia Prague (CH Czech) và Muangthong Utd (Thái Lan). Số tiền mà Công Vinh đút túi nếu gật đầu hiển nhiên không dưới 200 triệu/tháng.

Thậm chí, Steve Darby-tuyển trạch viên cho Everton- đầu năm 2012 cũng tới tận Hàng Đẫy để xem giò chân sút này.

Công Vinh là ngôi sao hấp dẫn nhất của bóng đá Việt Nam

Nhưng Vinh nhanh chóng từ chối để quyết tâm bám trụ lại V-League. Toan tính chiến lược đó sớm phát huy tác dụng khi bầu Kiên bỏ ra 18 tỷ để phá bỏ mối lương duyên giữa Công Vinh cùng Hà Nội T&T.

Đáng ngạc nhiên hơn, ở thời điểm này, người yêu Thủy Tiên rớt phong độ thảm hại, thậm chí, có thời điểm, anh xin HLV trưởng gạch tên khỏi danh sách thi đấu do không chịu nổi sức ép. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính những tác động từ cánh truyền thông, cộng thêm quyết tâm "chơi trội" của bầu Kiên đã biến Công Vinh trở thành ông vua của làng chuyển nhượng Việt Nam.

Giờ đây, khi đang ở vào cảnh "sa cơ, lỡ vận", Công Vinh bằng cách này hay cách khác, vẫn biết cách để tự định giá trị của mình.Consadole Sapporo cùng mức lương 7.000 USD/tháng
hay trước đấy là Selangor (Malaysia), Sriwijaya (Indonesia), Bangkok Utd (Thái Lan) vô tình hay hữu ý trở thành đòn PR đáng đồng tiền bát gạo cho CV9. Hiệu quả thì đo được tức thì: lần lượt Bình Dương, V.Ninh Bình rồi Thanh Hóa xuất hiện, xếp hàng dài ngoài cửa với những vali tiền hấp dẫn.

Tất nhiên, vào thời điểm kinh tế sa sút thế này, chế độ đãi ngộ không thể tốt như xưa. Nhưng tước vị "nam vương" mà người hâm mộ ưu ái dành cho Công Vinh thì chẳng vì thế mà suy chuyển it nhiều.

Cầu thủ Việt nào thành công nhất khi chơi ở nước ngoài?

Câu trả lời là... Lương Trung Tuấn.

Năm 2004. Lương Trung Tuấn tự bỏ tiền túi sang Thai-League khoác áo Cảng Thái Lan. Bằng khả năng chuyên môn vượt trội, Trung Tuấn dễ dàng chiếm được vị trí chính thức và hòa nhập nhanh chóng với đội bóng mới.

Huỳnh Đức- Lương Trung Tuấn

Cùng thời gian ấy, Đồng Tâm Long An đưa Việt Thắng sang Bồ Đào Nha chơi bóng tại giải hạng Nhì. Nhưng thực tế đây chỉ là đợt học việc ngắn hạn theo đề xuất của HLV Calisto nhằm giữ phong độ cho cậu học trò cưng khi đó đang phải thụ án cấm thi đấu của VFF.

Chuyên nghiệp nhất phải kể đến trường hợp của tiền vệ Hữu Thắng. Cuối năm 2008, khi sắp đáo hạn hợp đồng với Bình Dương, tay cò Mae Mua thu xếp cho Hữu Thắng sang tận Mỹ thử việc lại CLB LA Galaxy. Kết quả ra sao thì ai cũng rõ. Hữu Thắng sớm đặt vé khứ hồi trở lại Việt Nam.

Đi tiên phong cho trào lưu thsức ở nước ngoài là cựu tiền đạo của ĐTVN Lê Huỳnh Đức. Năm 2001, anh sang chơi bóng cho Lifan Trùng Khánh
. 4 tháng tại Trung Quốc, Huỳnh Đức chỉ ghi được vỏn vẹn 1 bàn thắng và kết thúc hành trình làm "đại diện hình ảnh cho xe máy Lifan tại Việt Nam".


Nhạc Dương (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn