(VTC News) – Tương lai của Công Vinh tới lúc này là một dấu hỏi lớn khi chỉ còn 10 ngày nữa, hợp đồng giữa anh và SLNA sẽ hết hạn.
Giá của 6 mùa trước
Ngày 26/10/2008, Công Vinh sau 4 năm gắn bó với SLNA đã quyết định rời đội, ra nhập T&T Hà Nội với khoản tiền kỉ lục 7 tỉ đồng (3 năm) cùng mức lương không dưới 40 triệu đồng/tháng. Thêm vào đó, T&T Hà Nội còn phải trả cho SLNA số tiền 500 triệu đồng phí đào tạo.
Cái giá mà bầu Hiển bỏ ra để có Công Vinh cũng mở đầu cho một cuộc “đại phá giá” trên thị trường chuyển nhượng Việt Nam dẫn đến một thời kỳ các ông bầu vung tiền quá trán, đẩy giá trị cầu thủ lên giời.
Trước mùa giải 2012, khi hợp đồng giữa Công Vinh và Hà Nội T&T đến hồi đáo hạn, chân sút gốc xứ Nghệ một lần nữa là mục tiêu săn đón của hàng loạt CLB lớn ở V-League và 2 CLB nước ngoài là Muang Thong United, Slavia Prague. Tuy nhiên, sau buổi làm việc với bầu Hiển ngày 19/09/2011, Công Vinh đã quyết định tiếp tục gắn bó với Hà Nội T&T thêm 3 năm nữa với khoản tiền lót tay không được tiết lộ.
Trả lời báo chí thời điểm đó, Công Vinh khẳng định: "Sự nghiệp cầu thủ rất ngắn ngủi, tôi muốn sưu tập đủ những danh hiệu, còn tiền bạc chỉ là vấn đề phụ”.
Nhưng một lần nữa bất ngờ đã xảy ra, Công Vinh “bẻ kèo” phút chót khi từ chối tái ký hợp đồng với Hà Nội T&T để chuyển sang đầu quân cho CLB Hà Nội theo lời mời của bầu Kiên. Lý giải vụ “bẻ kèo” này, Công Vinh cho biết, anh trân trọng lời mời và mong muốn xây dựng đội bóng của bầu Kiên.
Hợp đồng giữa Công Vinh và CLB Hà Nội được ký kết vào chiều 10/10/2011 với thời hạn 3 năm và mức phí lót tay không được tiết lộ song theo nhiều nguồn tin, nó không dưới 12 tỷ.
Giá của mùa trước
Bầu Kiên bị bắt, CLB Hà Nội giải thể, Công Vinh được SLNA cưu mang vài ngày trước khi mùa bóng 2013 khởi tranh. Tất nhiên, ở thời điểm Công Vinh bất ngờ bị “đẩy ra đường” và đang cần chốn “dung thân” ấy thì cái giá để anh trở lại đội bóng quê nhà là rất “bèo” (2 tỷ 2 năm). Nhưng chỉ 5 tháng sau SLNA đã cho đội bóng hạng Nhì của Nhật Bản là Sapporo mượn Công Vinh nửa mùa và lập tức, giá trị Công Vinh tăng trở lại.
Trong buổi liên hoan chia tay trước khi Công Vinh rời Nhật Bản, lãnh đạo CLB Sapporo đã gặp riêng tiền đạo này và họ đưa ra mức đền bù cho SLNA là 50.000 USD (cộng thêm 1 tỷ đồng, số tiền mà đội bóng xứ Nghệ đã trả cho Hà Nội để mua đứt CV9). Và 1 tháng sau, mức giá này đã tăng gấp 5 lần.
Cụ thể, đội bóng đảo Hokkaido đã chuyển 240.000 USD cho phía SLNA giữ để làm tin (giống như tiền đặt cọc). Thậm chí, phái đoàn của Sapporo đã tới Nghệ An để đàm phán và lãnh đạo hai bên liên tục liên lạc qua điện thoại. Đội bóng Nhật gần như sẵn sàng mua lại hợp đồng 1 năm còn lại của Công Vinh với giá 300.000 USD (khoảng 5 tỷ). Thế nhưng ở phút chót, SLNA đã không bán Công Vinh.
Bản hợp đồng cuối cùng trong sự nghiệp
Vào ngày 10/8 tới đây, hợp đồng giữa Công Vinh và SLNA sẽ hết hạn. Không ít đội bóng đã đánh tiếng chiêu mộ Công Vinh song đội trưởng của SLNA hiện tại đã lên tiếng khẳng định, anh muốn kết thúc sự nghiệp cầu thủ của mình tại chính nơi anh lớn lên, được đào tạo và trưởng thành.
“Ưu tiên số một của tôi là tiếp tục cống hiến cho SLNA. Nếu đội bóng quê hương không cần nữa, tôi mới tính tới việc đầu quân cho một CLB khác. Và dù ký với CLB nào, đây cũng là bản hợp đồng cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ của tôi. Sau 3 năm nữa, tôi sẽ giải nghệ, chuyển sang làm một công việc mới để có thời gian sống bên mẹ con Thủy Tiên” – Công Vinh nói.
Phát biểu trên đồng nghĩa với việc, nếu muốn giữ Công Vinh, SLNA sẽ phải ký tiếp một bản hợp đồng có thời hạn 3 năm. Đây thực sự là rào cản lớn cho đội bóng xứ Nghệ khi cái giá mà họ phải trả có thể lên tới 10 tỷ, chiếm 1/3 tổng kinh phí hoạt động mùa giải 2015 của cả đội 1 và khối văn phòng (dự kiến 30 tỷ).
Tiểu Hàn
Ngày 26/10/2008, Công Vinh sau 4 năm gắn bó với SLNA đã quyết định rời đội, ra nhập T&T Hà Nội với khoản tiền kỉ lục 7 tỉ đồng (3 năm) cùng mức lương không dưới 40 triệu đồng/tháng. Thêm vào đó, T&T Hà Nội còn phải trả cho SLNA số tiền 500 triệu đồng phí đào tạo.
Công Vinh về Hà Nội T&T với giá kỷ lục. (Ảnh: Quang Minh) |
Trước mùa giải 2012, khi hợp đồng giữa Công Vinh và Hà Nội T&T đến hồi đáo hạn, chân sút gốc xứ Nghệ một lần nữa là mục tiêu săn đón của hàng loạt CLB lớn ở V-League và 2 CLB nước ngoài là Muang Thong United, Slavia Prague. Tuy nhiên, sau buổi làm việc với bầu Hiển ngày 19/09/2011, Công Vinh đã quyết định tiếp tục gắn bó với Hà Nội T&T thêm 3 năm nữa với khoản tiền lót tay không được tiết lộ.
Trả lời báo chí thời điểm đó, Công Vinh khẳng định: "Sự nghiệp cầu thủ rất ngắn ngủi, tôi muốn sưu tập đủ những danh hiệu, còn tiền bạc chỉ là vấn đề phụ”.
Nhưng một lần nữa bất ngờ đã xảy ra, Công Vinh “bẻ kèo” phút chót khi từ chối tái ký hợp đồng với Hà Nội T&T để chuyển sang đầu quân cho CLB Hà Nội theo lời mời của bầu Kiên. Lý giải vụ “bẻ kèo” này, Công Vinh cho biết, anh trân trọng lời mời và mong muốn xây dựng đội bóng của bầu Kiên.
Công Vinh ra nhập đội bóng của bầu Kiên mùa giải 2012 đầy bất ngờ.(Ảnh: Quang Minh) |
Giá của mùa trước
Bầu Kiên bị bắt, CLB Hà Nội giải thể, Công Vinh được SLNA cưu mang vài ngày trước khi mùa bóng 2013 khởi tranh. Tất nhiên, ở thời điểm Công Vinh bất ngờ bị “đẩy ra đường” và đang cần chốn “dung thân” ấy thì cái giá để anh trở lại đội bóng quê nhà là rất “bèo” (2 tỷ 2 năm). Nhưng chỉ 5 tháng sau SLNA đã cho đội bóng hạng Nhì của Nhật Bản là Sapporo mượn Công Vinh nửa mùa và lập tức, giá trị Công Vinh tăng trở lại.
Công Vinh rời xứ Nghệ sang Nhật Bản (Ảnh: Quang Minh) |
Cụ thể, đội bóng đảo Hokkaido đã chuyển 240.000 USD cho phía SLNA giữ để làm tin (giống như tiền đặt cọc). Thậm chí, phái đoàn của Sapporo đã tới Nghệ An để đàm phán và lãnh đạo hai bên liên tục liên lạc qua điện thoại. Đội bóng Nhật gần như sẵn sàng mua lại hợp đồng 1 năm còn lại của Công Vinh với giá 300.000 USD (khoảng 5 tỷ). Thế nhưng ở phút chót, SLNA đã không bán Công Vinh.
Bản hợp đồng cuối cùng trong sự nghiệp
Vào ngày 10/8 tới đây, hợp đồng giữa Công Vinh và SLNA sẽ hết hạn. Không ít đội bóng đã đánh tiếng chiêu mộ Công Vinh song đội trưởng của SLNA hiện tại đã lên tiếng khẳng định, anh muốn kết thúc sự nghiệp cầu thủ của mình tại chính nơi anh lớn lên, được đào tạo và trưởng thành.
Công Vinh muốn kết thúc sự nghiệp tại SLNA (Ảnh: Quang Minh) |
Phát biểu trên đồng nghĩa với việc, nếu muốn giữ Công Vinh, SLNA sẽ phải ký tiếp một bản hợp đồng có thời hạn 3 năm. Đây thực sự là rào cản lớn cho đội bóng xứ Nghệ khi cái giá mà họ phải trả có thể lên tới 10 tỷ, chiếm 1/3 tổng kinh phí hoạt động mùa giải 2015 của cả đội 1 và khối văn phòng (dự kiến 30 tỷ).
Tiểu Hàn
Bình luận