• Zalo

Công ty Việt làm điều khó tin với 4G trên đất nước chùa vàng

Kinh tếThứ Sáu, 08/06/2018 07:39:00 +07:00Google News

Hơn một năm kể từ ngày bắt đầu xây dựng hạ tầng viễn thông tại Myanmar, Tập đoàn Viettel đã phủ sóng 4G tới tận các vùng núi xa xôi, nơi trước dây người dân có smartphone mà không thể vào Internet, Kachin - bang có ngọn núi cao nhất Myanmar là một ví dụ điển hình.

Năm 2016, khi Wai Zin Min ở tuổi 20, đất nước Myanamar của anh đón nhận một trong những điều có thể làm thay đổi lịch sử: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận đã áp dụng lên Myanmar suốt gần 2 thập kỷ. Vốn theo học tại một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Myanmar, Wai Zin Min hiểu, điều đó không chỉ thay đổi tương lai của lớp thanh niên như anh, mà còn là tương lai của nhiều thế hệ người Myanmar sau này.

Sequence 01.00_06_20_08.Still005-2

Chỉ sau hơn 1 năm, các trạm phát sóng 4G của Mytel đã hiện diện trên khắp đất nước Myanmar, ở cả vùng sâu, vùng xa 

Ngay sau đó, kinh tế và xã hội Myanmar bước vào thời kỳ thay đổi mạnh mẽ, cơ hội đến với chàng sinh viên mới hoàn thành chương trình đại học Wai Zin Min cũng nhiều hơn. Nhưng bỏ qua những lời mời gọi của nhiều công ty nước ngoài, Wai Zin Min quyết định đầu quân cho Mytel, công ty khi khi đó mới được thành lập từ liên doanh của Viettel Global đến từ Việt Nam và 2 đối tác khác là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public của Myanmar.

Wai Zin Min trở thành một trong những nhân viên kỹ thuật đầu tiên của Mytel. Tất nhiên, anh không phải người Myanmar duy nhất tham gia vào dự án này. Những người đồng hương của anh, cùng với khoảng 60 chàng trai trẻ khác đến từ Việt Nam tạo nên “đội quân nghìn người”, chạy đua với thời gian để triển khai một trong những mạng lưới hạ tầng viễn thông đặc biệt nhất thế giới: hạ tầng 4G phủ khắp đất nước mà mới vài năm trước đó chỉ có hơn 5% dân số sử dụng điện thoại di động.

Kế hoạch được đặt ra là đến thời điểm khai trương, Mytel phải có mạng lưới khoảng 7.000 trạm thu phát băng rộng di động (4G) và góp phần biến Myanmar trở thành quốc gia có mạng băng rộng thực sự thông qua việc triển khai 33.000 km cáp quang. Khó khăn khi đó không chỉ nằm ở việc liên doanh của Viettel là “người đến sau” trong cuộc chiến về chiếm lĩnh thị phần, mà còn bởi những yếu tố khách quan tác động lên nhóm triển khai hạ tầng, trong đó có khí hậu và giao thông.

Khí hậu Myanmar có 2 mùa mưa – mùa khô. Mùa mưa chỉ kéo dài trong 1 tháng, nhưng mưa cả ngày lẫn đêm, có khi 4-5 ngày không thấy mặt trời, ngập lụt kéo dài trên diện rộng với mức nước nhiều nơi lên tới 2-3m. Mùa nắng chiếm trọn 11 tháng còn lại, gay gắt và khắc nghiệt, đúng như những gì thế giới ví von về Myanmar – “châu Phi trong lòng châu Á”. Trong khi đó, để hoàn thành sứ mệnh kết nối tới từng người dân, địa bàn hoạt động của 1.000 nhân viên Viettel là toàn bộ lãnh thổ lên tới gần 700.000 km2 của đất nước Myanmar.

Mới bước ra khỏi lệnh cấm vận, phần lớn đất nước Myanmar vẫn còn là những vùng đất nghèo, bị chia cắt về giao thông. Hầu hết các vùng nông thôn có hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải thô sơ, đường qua các huyện, bản làng chủ yếu là đường đất, vào mùa mưa lầy lội, không thể dùng xe vận chuyển thiết bị mà phải thay bằng sức người.

Nhưng trở ngại đó không ngăn được tinh thần chiến đấu của những người Việt Nam đến đây sát cánh cùng người an hem Myanmar. Họ không coi đó là khó khăn mà đơn giản chỉ nhắm tới các mục tiêu cần tăng tốc để đạt được qua mỗi ngày. Và qua hơn 1 năm nỗ lực, họ đã làm được những điều khó tin trong việc trồng cột, đặt cáp, kết nối trạm…

Sequence 01.00_15_13_06.Still013-2

 Nếu bạn dùng mạng Viettel và tới Myanmar các vùng xa xôi hẻo lánh của Myanmar vào những ngày này mà sử dụng 4G, bạn vẫn được kết nối Internet siêu băng rộng và cước như ở Việt Nam

Ngày 9/6, mạng Mytel - hãng viễn thông thứ 4 của Myanmar sẽ khai trương. Trong năm đầu tiên kinh doanh, thương hiệu này sở hữu hơn 7.000 trạm BTS, 30.000 km cáp quang. Cùng với Wai Zai Min, hơn 1.000 người Viettel đã làm được một kỷ lục về xây dựng hạ tầng viễn thông mà không nhà mạng nào trước đó ở Myanmar đạt được. Còn trong số 10 quốc gia mà Viettel từng đầu tư, Myanmar là thị trường có tốc độ xây dựng hạ tầng viễn thông nhanh nhất, đặc biệt là 4G.

Tại Kachin, một bang cực bắc của Myanmar (nơi có ngọn núi cao nhất Myanmar), người dân nơi đây rất khó tin khi lần đầu tiên họ có thể sử dụng smartphone để truy cập Interntet với 4G với một mạng di động mới toanh có tên Mytel. Ở một nơi xa xôi, hiểm trở, tình hình phức tạp như Kachin, thật khó tin khi một nhà mạng mới lại sẵn sàng cung cấp dịch vụ 4G cho người dân.

“Cái tên Mytel do Thống tướng Min Aung Hlaing lựa chọn cho chúng tôi, nó có nghĩa là mạng viễn thông của người Myanmar. Vậy thì tại sao người thủ đô được dùng 4G còn những nơi khác lại không? Đó chính là sứ mạng của chúng tôi, đem đến kết nối mạnh mẽ cho người Myanmar trên khắp đất nước”, Wai Zai Min chia sẻ.

Chàng thanh niên Myanmar này cũng như nhiều người Việt Nam khác đến đây xây dựng hạ tầng viễn thông cho Mytel đều khát khao chờ ngày khai trương (9/6). Ông Trương Vũ Sơn, Giám đốc chi nhánh Mytel tại Naypyidaw tâm sự: “Tôi mong chờ cái ngày này từ lâu lắm rồi!”. Thực ra “lâu lắm rồi” của vị giám đốc chi nhánh này mới chỉ khoảng 1 năm 4 tháng kể từ khi ông Sơn đặt chân đến Myanmar.

Thế nhưng, đối với những người từng ngày, từng giờ phải chạy đua thời gian cho một mạng lưới 4G phủ khắp Myanmar, họ thực sự mong ngày khai trương (9/6/2018) đến từng giây.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn