Những ngày cuối tháng Tư, thầy và trò điểm trường Tiểu học thôn Sán Cố Sủ nằm trên đỉnh núi gần như quanh năm mây mù bao phủ (xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, Hà Giang) có dãy phòng học khang trang tường gạch, mái bờ lô…
Sau những trận mưa lớn, con đường đèo dốc dài 20 km nối trung tâm huyện biên giới Xín Mần với điểm trường Tiểu học Sán Cố Sủ thêm lầy lội. Điểm trường nằm trên đỉnh núi của thôn nghèo có 35 hộ dân tộc Mông chủ yếu trông vào nương ngô, ruộng lúa. Điểm trường có hai hệ mầm non và tiểu học.
Trước đây, thầy trò phải dạy và học có hai dãy nhà xuống cấp tứ bề nứt nẻ. Gắn bó với điểm trường Tiểu học Sán Cố Sủ đã được 4 năm, thầy giáo Tráng Văn Vinh (SN 1972, dân tộc Tày) cho biết: Điều kiện phòng học ở đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Các lớp học không có ánh sáng đèn điện, bàn ghế thiếu, lại chưa phù hợp với độ tuổi của các em. Nhiều lớp phải học ghép.
“Mong mỏi của giáo viên và học sinh là có phòng học không mưa dột, nắng rọi; có bể nước sạch và nhà vệ sinh để phục vụ việc dạy và học, cũng như những thầy cô lưu trú lại tại điểm trường”, thầy Vinh nói.
Những ngày thời tiết mưa lớn, hay rét buốt, giáo viên đều phải cho học sinh nghỉ. Thầy Vinh chia sẻ: “Nhiều khi thời tiết rét lạnh, giáo viên phải đốt lửa trong lớp để sưởi ấm cho học sinh trước khi cho các em nghỉ”.
Những ngày cuối tháng Tư khi chúng tôi lên, điểm trường vẫn còn một dãy nhà tường trình (gồm một lớp học mầm non và một lớp học tiểu học) và “căn phòng” lưu trú của giáo viên mầm non và tiểu học được lợp bằng nứa và căng bạt xanh.
Nhà ở xã Quảng Nguyên (huyện Xín Mần) cách điểm trường gần 40 cây số, cô giáo Hoàng Thị Lợi (dân tộc Tày, SN 1987) dạy lớp 3-4 vẫn hằng ngày đi dạy bằng xe máy.
Cô giáo Lợi chia sẻ: “Những ngày nắng đi lại bình thường, còn những ngày mưa phải gửi xe lại ngoài đường lớn và đi bộ gần hai cây số. Căn phòng là nơi để các giáo viên nghỉ lại và nấu bữa trưa để chiều lại lên lớp. Mưa lớn, phòng dột là chuyện bình thường, biết làm sao được. Ở mãi rồi thì cũng quen”.
Cùng với cô giáo Hoàng Thị Lợi và thầy giáo Tráng Văn Vinh, còn có hai giáo viên mầm non đều hằng ngày đi dạy và ở lại trường buổi trưa.
Là một trong số những người đầu tiên lên khảo sát xây dựng Trường đẹp cho em tại thôn Sán Cố Sủ, Phó giám đốc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia Đỗ Thị Kim Hoa chia sẻ: “Mình lên từ tháng 1/2013. Các dãy học đều xuống cấp. Mưa lớn, các cô giáo phải căng bạt che mưa cho học sinh ngồi học. Lớp học có thể bị tốc mái bất cứ lúc nào. Đợt rồi, dãy lớp học cũ mới bị tốc mái, giáo viên và người dân mới lợp lại…”.
>> ĐỌC TIẾP... Sau những trận mưa lớn, con đường đèo dốc dài 20 km nối trung tâm huyện biên giới Xín Mần với điểm trường Tiểu học Sán Cố Sủ thêm lầy lội. Điểm trường nằm trên đỉnh núi của thôn nghèo có 35 hộ dân tộc Mông chủ yếu trông vào nương ngô, ruộng lúa. Điểm trường có hai hệ mầm non và tiểu học.
Khánh thành dãy nhà “Trường đẹp cho em”. Ảnh: Mai Xuân Tùng. |
“Mong mỏi của giáo viên và học sinh là có phòng học không mưa dột, nắng rọi; có bể nước sạch và nhà vệ sinh để phục vụ việc dạy và học, cũng như những thầy cô lưu trú lại tại điểm trường”, thầy Vinh nói.
Những ngày thời tiết mưa lớn, hay rét buốt, giáo viên đều phải cho học sinh nghỉ. Thầy Vinh chia sẻ: “Nhiều khi thời tiết rét lạnh, giáo viên phải đốt lửa trong lớp để sưởi ấm cho học sinh trước khi cho các em nghỉ”.
Những ngày cuối tháng Tư khi chúng tôi lên, điểm trường vẫn còn một dãy nhà tường trình (gồm một lớp học mầm non và một lớp học tiểu học) và “căn phòng” lưu trú của giáo viên mầm non và tiểu học được lợp bằng nứa và căng bạt xanh.
Nhà ở xã Quảng Nguyên (huyện Xín Mần) cách điểm trường gần 40 cây số, cô giáo Hoàng Thị Lợi (dân tộc Tày, SN 1987) dạy lớp 3-4 vẫn hằng ngày đi dạy bằng xe máy.
Cô giáo Lợi chia sẻ: “Những ngày nắng đi lại bình thường, còn những ngày mưa phải gửi xe lại ngoài đường lớn và đi bộ gần hai cây số. Căn phòng là nơi để các giáo viên nghỉ lại và nấu bữa trưa để chiều lại lên lớp. Mưa lớn, phòng dột là chuyện bình thường, biết làm sao được. Ở mãi rồi thì cũng quen”.
Cùng với cô giáo Hoàng Thị Lợi và thầy giáo Tráng Văn Vinh, còn có hai giáo viên mầm non đều hằng ngày đi dạy và ở lại trường buổi trưa.
Cô giáo Hoàng Thị Lợi dạy các em trong dãy nhà trình tường cũ. |
Bình luận