Công Phượng sinh ra trong gia đình thuần nông ở Đô Lương, Nghệ An, khi ba mẹ chủ yếu làm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" quanh năm suốt tháng.
Phượng là thành viên thứ 5 trong gia đình 6 anh chị em, nên cuộc sống gia đình cũng không có gì dư dả.
Gia đình hoàn cảnh còn khó khăn, nhưng Công Phượng lại đam mê trái bóng tròn từ nhỏ. Mấy lần Phượng định xin bố mẹ cho xuống TP.Vinh xin thi thử đội trẻ SLNA, nhưng lại thôi vì kinh tế gia đình còn khó khăn. Thế là, Phượng phải xếp ước mơ trở thành cầu thủ sang một bên cũng vì thương bố mẹ.
Đến lúc bầu Đức mở Học viện bóng đá ở phố núi, rồi rầm rộ đăng tin tìm kiếm tài năng trẻ. Công Phượng cũng náo nức như nhiều bạn bè cùng lứa tuổi. Thế là Công Phượng lấy hết tài thuyết phục bố mẹ để được xuống thành Vinh thi tuyển. Công Phượng cũng lý luận rằng nếu làm học viên của Học viện do bầu Đức mở, không chỉ được ăn uống, luyện tập như cầu thủ chuyên nghiệp, mà việc học văn hóa cũng được đảm bảo.
Nhờ tài thuyết phục ấy, Công Phượng được bố mẹ đồng ý đưa xuống Vinh để thử vận may làm cầu thủ chuyên nghiệp một lần trong đời. Không may trước ngày xuống thành Vinh, Công Phượng bị đau nhẹ. Chưa kể do hồi hộp trong lúc thi thử, Công Phượng bị đánh trượt trong ngày thi hôm ấy.
Tưởng chừng thất bại đầu đời ấy làm cầu thủ nhí xứ Nghệ thoái chí. Nhưng chỉ vài ngày sau, Phượng lại xin bố cho mình vào tận TP.Pleiku (Gia Lai) để có thêm cơ hội thi thố tài năng một lần nữa. Hoàn cảnh kinh tế chưa dư dả, nhưng bố Công Phượng cũng là người đam mê bóng đá, lại thương cho đam mê của con.
Thế là 2 cha con Công Phượng lại bắt chuyến xe nữa lặn lội từ Đô Lương (Nghệ An) để vào phố núi Gia Lai lần đầu trong đời.
Khi Công Phượng bước ra sân để thi thêm một lần nữa, các tuyển trạch viên của Học viện HA.GL Arsenal JMG, giật mình thấy gương mặt này quen quen. Đến khi Phượng thổ lộ từng thi rớt ở Vinh, rồi cùng cha bắt xe vào tận đây, tất cả các thầy đều khâm phục ý chí cầu tiến của cậu bé người Nghệ sinh năm 1995 này.
Chỉ khác so với đợt thi ở thành Vinh, Công Phượng giờ đã tự tin và mạnh mẽ hơn hẳn. Trong phần lừa bóng, tâng bóng, sút bóng,... Phượng đều thể hiện xuất sắc và nhận được điểm cao từ các thành viên của ban giám khảo. Cuối cùng, Công Phượng cũng nằm trong số 13 học viên trúng tuyển đợt một của đội bóng phố núi. Riêng 2 cha con Công Phượng ôm nhau khóc trong hạnh phúc, khi vượt qua đến 2 cuộc thi để có được hạnh phúc như ngày hôm ấy.
Thực ra, ngay từ khi mới 10 tuổi, Công Phượng đã được biết đến là một cậu nhóc “đá bóng hay nhất vùng”. Chúng tôi đã được những người dân xóm Vồng Vổng (nay thuộc khối 6 xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) thi nhau kể về thành tích của cậu bé Phượng khi xưa.
Có lẽ để đánh giá chính xác về năng lực thật sự của Công Phượng thì không ai nắm rõ hơn anh Trương Quang Vinh, HLV đội Đô Lương, đồng thời là một trong những tuyển trạch viên cơ sở của lò SLNA.
Anh Vinh cho biết: “Làm công tác tuyển chọn cầu thủ nhi đồng cho đội tuyển của huyện nên tôi có điều kiện quan sát được gần như toàn bộ các em biết đá bóng trong huyện. Công Phượng gây ấn tượng mạnh cho tôi ngay trong lần đầu tiên chơi bóng, khi em có thể dùng kỹ thuật lừa qua 3, 4 hậu vệ đối phương để ghi bàn.
Vì thế, tôi đã không lầm khi điền tên Công Phượng đầu tiên vào bản danh sách thi đấu ở giải bóng đá Nhi đồng toàn tỉnh Cúp báo Nghệ An năm 2006. Và gần như một mình em đã đưa đội tuyển của Đô Lương vào chung kết. Dưới con mắt làm bóng đá trẻ, tôi khẳng định chắc chắn Phượng sẽ được lò SLNA tuyển chọn đầu tiên”.
Ngay sau khi Công Phượng bị lò SLNA trả về sau mấy tháng tập trung, chính thầy Vinh là người tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp cho Công Phượng. Ở thời điểm bấy giờ, cầu thủ nào bị SLNA trả về địa phương thì nghĩa là rất khó để phát triển được tài năng bóng đá, nhưng Công Phượng đã làm được điều đặc biệt để trở thành cầu thủ Công Phượng như hôm nay.
Theo TT&VH
Phượng là thành viên thứ 5 trong gia đình 6 anh chị em, nên cuộc sống gia đình cũng không có gì dư dả.
Gia đình hoàn cảnh còn khó khăn, nhưng Công Phượng lại đam mê trái bóng tròn từ nhỏ. Mấy lần Phượng định xin bố mẹ cho xuống TP.Vinh xin thi thử đội trẻ SLNA, nhưng lại thôi vì kinh tế gia đình còn khó khăn. Thế là, Phượng phải xếp ước mơ trở thành cầu thủ sang một bên cũng vì thương bố mẹ.
Tình yêu với trái bóng đã giúp Công Phượng vượt qua mọi khó khăn (Ảnh: Quang Minh) |
Nhờ tài thuyết phục ấy, Công Phượng được bố mẹ đồng ý đưa xuống Vinh để thử vận may làm cầu thủ chuyên nghiệp một lần trong đời. Không may trước ngày xuống thành Vinh, Công Phượng bị đau nhẹ. Chưa kể do hồi hộp trong lúc thi thử, Công Phượng bị đánh trượt trong ngày thi hôm ấy.
Tưởng chừng thất bại đầu đời ấy làm cầu thủ nhí xứ Nghệ thoái chí. Nhưng chỉ vài ngày sau, Phượng lại xin bố cho mình vào tận TP.Pleiku (Gia Lai) để có thêm cơ hội thi thố tài năng một lần nữa. Hoàn cảnh kinh tế chưa dư dả, nhưng bố Công Phượng cũng là người đam mê bóng đá, lại thương cho đam mê của con.
Thế là 2 cha con Công Phượng lại bắt chuyến xe nữa lặn lội từ Đô Lương (Nghệ An) để vào phố núi Gia Lai lần đầu trong đời.
Khi Công Phượng bước ra sân để thi thêm một lần nữa, các tuyển trạch viên của Học viện HA.GL Arsenal JMG, giật mình thấy gương mặt này quen quen. Đến khi Phượng thổ lộ từng thi rớt ở Vinh, rồi cùng cha bắt xe vào tận đây, tất cả các thầy đều khâm phục ý chí cầu tiến của cậu bé người Nghệ sinh năm 1995 này.
Ý chí và nỗ lực vượt khó đã giúp Công Phượng có được ngày hôm nay và một tương tươi sáng ở phía trước (Ảnh: Quang Minh) |
Thực ra, ngay từ khi mới 10 tuổi, Công Phượng đã được biết đến là một cậu nhóc “đá bóng hay nhất vùng”. Chúng tôi đã được những người dân xóm Vồng Vổng (nay thuộc khối 6 xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) thi nhau kể về thành tích của cậu bé Phượng khi xưa.
Có lẽ để đánh giá chính xác về năng lực thật sự của Công Phượng thì không ai nắm rõ hơn anh Trương Quang Vinh, HLV đội Đô Lương, đồng thời là một trong những tuyển trạch viên cơ sở của lò SLNA.
Anh Vinh cho biết: “Làm công tác tuyển chọn cầu thủ nhi đồng cho đội tuyển của huyện nên tôi có điều kiện quan sát được gần như toàn bộ các em biết đá bóng trong huyện. Công Phượng gây ấn tượng mạnh cho tôi ngay trong lần đầu tiên chơi bóng, khi em có thể dùng kỹ thuật lừa qua 3, 4 hậu vệ đối phương để ghi bàn.
Vì thế, tôi đã không lầm khi điền tên Công Phượng đầu tiên vào bản danh sách thi đấu ở giải bóng đá Nhi đồng toàn tỉnh Cúp báo Nghệ An năm 2006. Và gần như một mình em đã đưa đội tuyển của Đô Lương vào chung kết. Dưới con mắt làm bóng đá trẻ, tôi khẳng định chắc chắn Phượng sẽ được lò SLNA tuyển chọn đầu tiên”.
Ngay sau khi Công Phượng bị lò SLNA trả về sau mấy tháng tập trung, chính thầy Vinh là người tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp cho Công Phượng. Ở thời điểm bấy giờ, cầu thủ nào bị SLNA trả về địa phương thì nghĩa là rất khó để phát triển được tài năng bóng đá, nhưng Công Phượng đã làm được điều đặc biệt để trở thành cầu thủ Công Phượng như hôm nay.
Bình luận