Công Phượng và lứa cầu thủ của HAGL từng được bầu Đức kỳ vọng sẽ được lên sàn chuyển nhượng quốc tế rồi thu về tiền tấn, chứ chẳng phải sang thi đấu cho giải bóng đá hạng hai Nhật Bản với bản hợp đồng cho mượn như bây giờ.
Vẫn chưa thể thoát ra khỏi ao làng Đông Nam Á
Công Vinh chơi cho Consadole Sapporo theo một bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 5 tháng từ SLNA, thời điểm đó, Công Vinh đạt phong độ rất cao trong màu áo SLNA. Thế nhưng, cũng có ý kiến lúc đó cho rằng thương vụ Công Vinh thì hãng bia Sapporo rất có lợi. Đó cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Tuy nhiên, điều cần so sánh ở đây chính là là tiền lương. Công Vinh thời điểm 2013 đã nhận 7.000 USD/tháng khi khoác áo Consadole Sapporo. Còn Công Phượng khi sang Nhật, nghe đâu ngôi sao mai của HAGL sẽ nhận khoảng 3.000 USD/tháng (khoảng hơn 60 triệu đồng) và giá chuyển nhượng khoảng 2,2 tỷ đồng/năm nếu đầu quân cho Mito Hollyhock.
Mức giá này của Công Phượng chẳng là gì so với của Công Vinh. Thậm chí, nếu so sánh với nhiều cầu thủ đang thi đấu ở V-League, giá mà Mito Hollyhock trả cho Công Phượng cũng chẳng nhiều nhặn gì. Ai cũng biết một thời ở V-League, nhiều cầu thủ nội mới tí danh đã chuyển nhượng một năm vài tỷ là bình thường, càng không thể sánh với cầu thủ cỡ ngôi sao như Phượng bây giờ.
Thống kê chưa đầy đủ, 29 tỷ đồng là tổng số tiền chuyển nhượng của Công Vinh trong 4 lần. So sánh vậy để thấy, người Nhật đánh giá đúng năng lực cầu thủ ta và chỉ trả đúng giá.
Với bản thân Công Phượng, cầu thủ này cũng mong muốn được giải thoát khỏi V-League, nên mới phát biểu: “Tôi biết thi đấu ở J-League 2 sẽ là thử thách không nhỏ với một cầu thủ trẻ như tôi. Nhưng dù thế nào, giải đấu của họ cũng chuyên nghiệp hơn và cầu thủ của họ không “chặt chém” như V-League”.
Vì thế, việc đưa Phượng sang Nhật thi đấu đã ở tâm thế khác, có vẻ như để giải thoát cho tiền đạo gốc Nghệ khỏi một giải đấu mà anh dường như “chịu không nổi nhiệt”, để tránh bị thui chột. Hẳn nhiên, trong quyết định này, người ta có quyền đặt câu hỏi về sự cay cú của bầu Đức về sự đối xử chưa tốt với Công Phượng và “đám trẻ” nhà ông.
Cũng có thể là chiêu PR
Dù là J-League 2 nhưng cũng không dễ gì cho các cầu thủ Việt Nam như Phượng thành công. Trong khi đó, Công Phượng sẽ khó có những đồng đội xuất sắc ở Mito Hollyhock vốn nằm trong top đội yếu nhất giải, để học hỏi kỹ năng chơi bóng. Tuy nhiên, nói như Công Phượng, bóng đá Nhật Bản chuyên nghiệp hơn và cầu thủ của họ không chặt chém nên anh sẽ có đất diễn.
Thông tin bầu Đức từng “nổ”, ông khước từ bán Công Phượng cho một CLB nước ngoài với giá 3 triệu USD từng một thời gây “bão”. Nếu thông tin đó là sự thật thì liên hệ lại với bản hợp đồng cho Mito Hollyhock mượn Công Phượng 1 năm giá khoảng 100.000 USD, rõ ràng bầu Đức đang thất bại. Với người hâm mộ, họ có thứ đáng quan tâm hơn đó là liệu Công Phượng có thành công khi sang Nhật thi đấu?
Công Phượng sang Nhật thi đấu lúc này bản chất là một sự giải thoát cho anh. Gia đình anh cung rất vui mừng với chuyến đi của con em mình. Phượng cũng từng tâm sự, không thể còn tâm trí đá bóng, khi mỗi lần có bóng là tưởng tưởng có mấy cái bóng ập vào thô bạo với anh.
Dù sao, người hâm mộ vẫn kỳ vọng Phượng sẽ làm rạng rỡ bóng đá nước nhà, mở ra nguồn cảm hứng xuất khẩu cầu thủ Việt, hay chí ít cũng thành công hơn Công Vinh, Huỳnh Đức.
Nhưng biết đâu đây chỉ là chiêu PR, bởi bầu Đức thừa hiểu sức sống của HAGL đang cậy nhờ rất lớn vào hình ảnh Công Phượng. Anh mà sang Nhật, mấy ai còn muốn xem “Gỗ” thi đấu nữa.
Nguồn: TTVH
Vẫn chưa thể thoát ra khỏi ao làng Đông Nam Á
Công Vinh chơi cho Consadole Sapporo theo một bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 5 tháng từ SLNA, thời điểm đó, Công Vinh đạt phong độ rất cao trong màu áo SLNA. Thế nhưng, cũng có ý kiến lúc đó cho rằng thương vụ Công Vinh thì hãng bia Sapporo rất có lợi. Đó cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Công Vinh-Công Phượng trong màu áo ĐTVN |
Mức giá này của Công Phượng chẳng là gì so với của Công Vinh. Thậm chí, nếu so sánh với nhiều cầu thủ đang thi đấu ở V-League, giá mà Mito Hollyhock trả cho Công Phượng cũng chẳng nhiều nhặn gì. Ai cũng biết một thời ở V-League, nhiều cầu thủ nội mới tí danh đã chuyển nhượng một năm vài tỷ là bình thường, càng không thể sánh với cầu thủ cỡ ngôi sao như Phượng bây giờ.
Thống kê chưa đầy đủ, 29 tỷ đồng là tổng số tiền chuyển nhượng của Công Vinh trong 4 lần. So sánh vậy để thấy, người Nhật đánh giá đúng năng lực cầu thủ ta và chỉ trả đúng giá.
Clip: HAGL kiếm tiền tỷ mùa bóng 2015
Khía cạnh khác, nếu như Công Vinh năm 2013 sang Nhật thi đấu ở vị thế của một danh thủ đang rất thành công thì Công Phượng xuất ngoại lúc này là sự giải thoát. Kỳ vọng của bầu Đức khi đào tạo ra sản phẩm học viện HAGL là còn mong muốn lên sàn chuyển nhượng nước ngoài với tiền tấn, chứ không chỉ vài tỷ đồng như Công Phượng bây giờ.Với bản thân Công Phượng, cầu thủ này cũng mong muốn được giải thoát khỏi V-League, nên mới phát biểu: “Tôi biết thi đấu ở J-League 2 sẽ là thử thách không nhỏ với một cầu thủ trẻ như tôi. Nhưng dù thế nào, giải đấu của họ cũng chuyên nghiệp hơn và cầu thủ của họ không “chặt chém” như V-League”.
Công Vinh trong màu áo Consadole Sapporo |
Cũng có thể là chiêu PR
Dù là J-League 2 nhưng cũng không dễ gì cho các cầu thủ Việt Nam như Phượng thành công. Trong khi đó, Công Phượng sẽ khó có những đồng đội xuất sắc ở Mito Hollyhock vốn nằm trong top đội yếu nhất giải, để học hỏi kỹ năng chơi bóng. Tuy nhiên, nói như Công Phượng, bóng đá Nhật Bản chuyên nghiệp hơn và cầu thủ của họ không chặt chém nên anh sẽ có đất diễn.
Thông tin bầu Đức từng “nổ”, ông khước từ bán Công Phượng cho một CLB nước ngoài với giá 3 triệu USD từng một thời gây “bão”. Nếu thông tin đó là sự thật thì liên hệ lại với bản hợp đồng cho Mito Hollyhock mượn Công Phượng 1 năm giá khoảng 100.000 USD, rõ ràng bầu Đức đang thất bại. Với người hâm mộ, họ có thứ đáng quan tâm hơn đó là liệu Công Phượng có thành công khi sang Nhật thi đấu?
CLB Mito Hollyhock có thể phải xuống chơi ở J-League 3 mùa tới |
Dù sao, người hâm mộ vẫn kỳ vọng Phượng sẽ làm rạng rỡ bóng đá nước nhà, mở ra nguồn cảm hứng xuất khẩu cầu thủ Việt, hay chí ít cũng thành công hơn Công Vinh, Huỳnh Đức.
Nhưng biết đâu đây chỉ là chiêu PR, bởi bầu Đức thừa hiểu sức sống của HAGL đang cậy nhờ rất lớn vào hình ảnh Công Phượng. Anh mà sang Nhật, mấy ai còn muốn xem “Gỗ” thi đấu nữa.
Nguồn: TTVH
Bình luận