(VTC News) - Cơ quan lập pháp lưỡng viện của chính quyền liên bang Mỹ vừa thông qua sơ bộ biện pháp cấm vận kinh tế, không những gây tác động tới ngành công nghiệp ô tô Triều Tiên mà còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đối tác trong liên doanh với quốc gia này.
Những hình phạt này là hậu quả Triều Tiên phải hứng chịu sau cuộc thử nghiệm tên lửa, được cho là che đậy dưới một vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo hồi tháng 1/2016.
Theo đó, Mỹ ra lệnh cấm mọi giao dịch giữa các ngân hàng Mỹ với Triều Tiên, các doanh nghiệp tại Mỹ cũng không được phép giao thương với doanh nghiệp Triều Tiên. Chưa hết, bất kỳ doanh nghiệp bên ngoài nào tiếp tục bắt tay hợp tác với Triều Tiên cũng sẽ bị Mỹ liệt vào danh sách đen.
Trong tình thế hết sức nan giải hiện nay, các lệnh trừng phạt của Mỹ giống như "mồi châm" đẩy ngành công nghiệp ôtô tại Triều Tiên vốn đã trì trệ nay càng lún thêm vào bế tắc.
Trên thực tế, 90% phụ tùng ngành công nghiệp ô tô Triều Tiên có xuất xứ Trung Quốc. Năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư xấp xỉ 9 triệu USD năm vào nhà máy xe tải ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Pyeonghwa Motors là một liên doanh ô tô được thành lập năm 1999 dưới sự hợp tác của Triều Tiên và Hàn Quốc. Pyeonghwa có nghĩa là “hòa bình” và xe hơi Pyeonghwa Motors được xây dựng là nỗ lực chung vun đắp hòa bình giữa hai nước.
Hãng xe này được độc quyền sản xuất, mua bán ô tô nội địa ở Triều Tiên. Tuy vậy, số người có thể sở hữu ô tô ở Triều Tiên rất ít, giới thượng lưu thì lại chỉ thích xe nhập ngoại nên mỗi năm hãng xe này chỉ bán được dưới 1.000 chiếc mặc dù công suất cực đại của nhà máy lên tới 1 vạn xe mỗi năm.
Việt Nam từng là thị trường duy nhất ngoài Triều Tiên bán xe của Pyeonghwa Motors. Được phân phối qua Mekong Auto, 2 mẫu xe Pronto và Premio đều có giá rất phải chăng. Chỉ khoảng 300 - 450 triệu đồng cho một chiếc SUV 7 chỗ, thế nhưng số lượng bán ra rất ít ỏi.
Những hình phạt này là hậu quả Triều Tiên phải hứng chịu sau cuộc thử nghiệm tên lửa, được cho là che đậy dưới một vụ phóng vệ tinh lên quỹ đạo hồi tháng 1/2016.
Theo đó, Mỹ ra lệnh cấm mọi giao dịch giữa các ngân hàng Mỹ với Triều Tiên, các doanh nghiệp tại Mỹ cũng không được phép giao thương với doanh nghiệp Triều Tiên. Chưa hết, bất kỳ doanh nghiệp bên ngoài nào tiếp tục bắt tay hợp tác với Triều Tiên cũng sẽ bị Mỹ liệt vào danh sách đen.
Một tấm biển quảng cáo mẫu xe Pyeonghwa Junjie. |
Trên thực tế, 90% phụ tùng ngành công nghiệp ô tô Triều Tiên có xuất xứ Trung Quốc. Năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư xấp xỉ 9 triệu USD năm vào nhà máy xe tải ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Pyeonghwa Motors là một liên doanh ô tô được thành lập năm 1999 dưới sự hợp tác của Triều Tiên và Hàn Quốc. Pyeonghwa có nghĩa là “hòa bình” và xe hơi Pyeonghwa Motors được xây dựng là nỗ lực chung vun đắp hòa bình giữa hai nước.
Hãng xe này được độc quyền sản xuất, mua bán ô tô nội địa ở Triều Tiên. Tuy vậy, số người có thể sở hữu ô tô ở Triều Tiên rất ít, giới thượng lưu thì lại chỉ thích xe nhập ngoại nên mỗi năm hãng xe này chỉ bán được dưới 1.000 chiếc mặc dù công suất cực đại của nhà máy lên tới 1 vạn xe mỗi năm.
Việt Nam từng là thị trường duy nhất ngoài Triều Tiên bán xe của Pyeonghwa Motors. Được phân phối qua Mekong Auto, 2 mẫu xe Pronto và Premio đều có giá rất phải chăng. Chỉ khoảng 300 - 450 triệu đồng cho một chiếc SUV 7 chỗ, thế nhưng số lượng bán ra rất ít ỏi.
Trần Anh
Bình luận