Th.S Bá Thị Châm cho biết, sản phẩm này đã được nghiên cứu từ năm 2013, hoàn thiện vào năm 2016, được các công ty dược thử lâm sàng bằng bệnh nhân tình nguyện, được cấp phép vào đầu tháng 9 năm 2017 và đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Theo Th.S Bá Thị Châm, tinh chất mầm đậu nành có khẳ năng khắc phục hiện tượng thiếu hụt estrogen và mất cân bằng estrogen trong cơ thể. Khi kết hợp với bào chế dạng nano, các hoạt chất này có khả năng được hấp thu tốt hơn, luôn duy trì ở nồng độ cao trong máu, tạo hiệu quả tốt cho cơ thể.
Th.S Bá Thị Châm chia sẻ: bởi vì những công dụng tốt cho sức khỏe đã được chứng minh, do đó, sản phẩm nhận được phản hồi tích cực. Tinh chất mầm đậu nành đã mang lại niềm vui cho khoảng 20 cặp vợ chồng hiếm muộn do vô sinh không rõ nguyên nhân và buồng trứng đa nang, cải thiện sức khỏe sinh lý, thay đổi làn da cho hàng nghìn phụ nữ sau sinh và ở độ tuổi trên 30, tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Nói về kỳ vọng của mình, Th.S Bá Thị Châm bày tỏ mong muốn sản phẩm có thể xuất khẩu và đem lại ngoại tệ cho đất nước cũng như cho người lao động. Từ đó, vùng trồng cây thảo dược nguyên liệu sẽ được đầu tư, nhân rộng và phát triển, góp phần bảo vệ môi trường sống bền vững của cộng đồng.
Ngoài sản phẩm tinh chất mầm đậu nành, Th.S Bá Thị Châm còn có sản phẩm viên tiểu đường được sản xuất bằng công nghệ lên men và bào chế dạng nano, là một trong 24 tác phẩm sáng tạo được khen trong Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017.
Bình luận