Theo nghiên cứu của Bộ Tài nguyên môi trường, cứ 1% GDP tăng lên thì 3% bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Dự báo tỷ lệ chi trả cho các vấn đề sức khỏe liên quan tới môi trường chiếm 1,2% GDP vào năm 2020 gấp 4 lần so với 2010.
Chính vì vậy, nhiều hãng ô tô đang bắt đầu phát triển các công nghệ sạch để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe trong vấn đề bảo vệ môi trường. Trong đó, công nghệ Hybrid của Toyota nổi lên hơn cả trong việc phát triển công nghệ ô tô sạch.
Mục tiêu của dự án Hybrid là tạo ra một mẫu xe có khả năng sử dụng tiện dụng giống như xe thông thường nhưng đồng thời đáp ứng của những thách thức của xã hội hóa xe hơi trong thế kỷ 21.
Công nghệ Hybrid là gì?
Công nghệ Hybrid là một công nghệ dựa trên việc sử dụng 2 nguồn năng lượng chính là Động cơ xăng và Mô tơ điện. Yếu tố tiên quyết của một mẫu xe Hybrid là mang tới khả năng tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn.
Cơ chế hoạt động của công nghệ Hybird hướng tới việc giảm nhiên liệu một cách tối đa và tuân thủ theo đúng 5 nguyên tắc hoạt động.
Khi xe ở chế độ nghỉ, động cơ điện và động cơ xăng tự động tắt để bảo toàn năng lượng. Nhiên liệu không bị lãng phí khi xe không hoạt động.
Khi xe bắt đầu chuyển động ở tốc độ thấp, năng lượng được cung cấp từ pin hybrid đến động cơ điện. Động cơ xăng vẫn tắt, xe chuyển động êm ái và mượt mà nhờ động cơ điện.
Khi tăng tốc, động cơ điện và động cơ xăng kết hợp cùng hoạt động để đạt được công suất mạnh mẽ. Khi ắc quy Hybrid không còn đủ năng lượng, động cơ xăng sẽ làm quay động cơ điện và sử dụng nguồn điện tạo ra để dẫn động bánh xe.
Khi xe đi ở điều kiện bình thường, xe được dẫn động bởi động cơ xăng ở dải tốc độ mà xe hoạt động hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào điều kiện lái xe, năng lượng được phân phối đến máy phát điện để cung cấp cho động cơ điện nhằm bổ sung cho động cơ xăng.
Khi giảm tốc và phanh, động cơ điện sử dụng động năng của xe làm máy phát quay, lượng điện này sẽ được tích vào pin hybrid.
Theo các nghiên cứu của Toyota, ở thế hệ Hybird đầu tiên (1997), mức tiêu thụ nhiên liệu là 3,6L/100km. Bước sang thế hệ thứ hai (2003) con số tương ứng là 4,3L/100km. Thế hệ thứ ba (2009) là 3,9L/100km. Và thế hệ thứ 4 ra mắt năm 2015 là 3,5L/100km.
Lợi ích của công nghệ Hybrid
Vấn đề tiết kiệm nhiên liệu đang là ý nghĩa sống còn của các hãng xe hơi. Toyota cho biết việc sử dụng động cơ Hybrid sẽ mang tới khách hàng một mẫu xe với các yếu tố nổi bật sau: Tiết kiệm nhiên liệu – Mức khí thải thấp – Vận hành êm ái và yên tĩnh – Và không làm mất đi cảm giác lái.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, nhờ sử dụng xe hybrid của Toyota, thay vì các loại xe chạy bằng xăng thông thường có kích thước và hiệu năng lái xe tương đương, đã giảm thiểu phát thải khoảng 77 triệu tấn khí CO2 và tiết kiệm được khoảng 29 tỷ lít xăng.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, việc tắc đường là chuyện xảy ra quá thường xuyên và ngày càng trầm trọng. Không mấy ai biết ô tô sẽ tốn nghiên liệu hơn rất nhiều trong khi bị tắc đường. Trong trường hợp xe sử dụng cộng nghệ Hybird, khi di chuyển qua những quãnh đường bị tắc hoặc chuyển động ở tốc độ thấp, năng lượng được cung cấp từ pin hybrid đến động cơ điện.
Động cơ xăng vẫn tắt, xe chuyển động êm ái và mượt mà nhờ động cơ điện. Với cơ chế hoạt động như trên, ô tô sử dụng công nghệ Hybird sẽ làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu tối đa và làm giảm mức khí thải CO2 trong không khí.
Việc phổ biến xe Hybrid tại VIệt Nam cần sự hỗ trợ và hợp tác từ nhiều phía
Vào đầu năm 2018, Việt Nam bước vào thời kỳ bùng nổ ô tô khi thuế nhập khẩu ô tô từ các thị trường Đông Nam Á sẽ giảm xuống 0% theo Hiệp định Thương mại AFTA.
Nếu so với các thị trường ô tô trong khu vực, Việt Nam đi sau khá lâu so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia hoặc Singapore. Tuy nhiên, việc đi sau không đồng nghĩa với việc lạc hậu. Đây chính là cơ hội của Việt Nam khi có thể tránh được những thách thức và thiếu sót mà các thành viên ASEAN khác đã phải đối mặt trong quá khứ. Điều này cũng sẽ giúp Việt Nam mở rộng khả năng tiếp cận và cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau.
Theo ông Vince Socco - Phó chủ tịch điều hành của Công ty ô tô Toyota Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam cần phải có một giải pháp đồng bộ tổng hợp sâu hơn và rộng hơn đối với việc phát triển giao thông bền vững và phải kết hợp theo tư thế 3 chân: Đơn vị sản xuất ô tô – người dân – Chính phủ.
Chính phủ Việt Nam đã tổ chức các cuộc hội thảo và các cuộc họp song phương, trong đó các bên liên quan như các chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu và hiệp hội - được tham vấn về quan điểm của họ.
Theo kết quả của các cuộc tham vấn, chính phủ hiểu rằng để có một chính sách tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả và thực tiễn, có thể cân bằng được lợi ích của nhà nước, người sử dụng xe và ngành công nghiệp thì phải xác định được tình hình tiêu thụ nhiên liệu của các loại phương tiện hiện có trên thị trường.
Các bên liên quan đã đề xuất rằng sẽ khả thi hơn khi bắt đầu thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu thông qua việc dán nhãn tiêu thụ nhiên liệu. Nhãn dán nhiên liệu cũng giúp nâng cao nhận thức và giáo dục người tiêu dùng về vấn đề tiết kiệm nhiên liệu.
Ngoài ra, việc nhận thức của khách hàng cũng đóng góp một phần quan trọng trong sự thành công của Toyota. Việc khách hàng lựa chọn các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu sẽ làm giảm chi phí sử dụng nhiên liệu trên xe, làm giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa trạch đang cạn kiệt.
Những nỗ lực của TMV trong việc đóng góp bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Trong nhiều năm qua, Toyota Việt Nam đã thực hiện rất nhiều chương trình bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Nổi bật nhất là Tháng môi trường Toyota với các chương trình như: Cuộc thi “Vườn sinh thái Toyota”, Cuộc thi Ảnh môi trường Toyota, Lễ ký cam kết bảo vệ môi trường, Phát động phong trào Lái xe thân thiện với môi trường,....
Bên cạnh đó, hàng loạt các hoạt động tiết kiệm nhiên liệu dài hạn cũng được triển khai, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, từng bước giải quyết các vấn đề môi trường trong lao động, sản xuất và hướng tới bảo vệ môi trường chung.
Bình luận