(VTC News) – Có hay không việc Công an Hà Nội đề nghị Trường Đại học Lâm Nghiệp kỷ luật cán bộ trả lời báo chí về vụ chặt cây?
Mới đây, trên một số trang mạng đăng tải một văn bản được cho là của Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội liên quan đến “việc phát ngôn liên quan đến việc chặt cây xanh ở Hà Nội.”
Nội dung văn bản này cho biết, vừa qua nhân sự việc chặt cây xanh ở Hà Nội, có một số cán bộ viên chức của Nhà Trường đã trả lời phỏng vấn báo chí với chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm Nghiệp mà không đúng quy chế về việc thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin.
Đáng chú ý, văn bản này còn cho biết Công an TP Hà Nội đã thông báo và đề nghị Đại học Lâm Nghiệp kỷ luật đối với trường hợp cán bộ trả lời báo chí nói trên.
"Sự việc đã được cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho nhà trường và đề nghị xử lý các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỉ luật theo đúng quy định nếu có vi phạm," văn bản được cho là của Đại học Lâm Nghiệp ghi rõ.
Liên quan đến vụ việc, chiều 27/3, trả lời trên VOV.VN, Đại tá Đinh Hữu Tân - Trưởng phòng PA83 – Công an Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin, PA83 đã thực hiện rà soát toàn bộ văn bản và hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào gửi cho trường Đại học Lâm nghiệp.
Đại tá Tân khẳng định: “Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệp”.
Đồng thời, Đại tá Tân cũng cho biết, PA83 đã có công văn gửi Đại học Lâm nghiệp yêu cầu nhà trường cải chính thông tin liên quan đến PA83 được nêu trong Công văn số 373/TB-ĐHLN-HCTH tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công an.
Có dấu hiệu vi phạm quyền tự do ngôn luận?
Phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla xung quanh n văn bản "kỳ lạ" được cho là của Đại học Lâm Nghiệp.
Ông Hòe cho biết, nếu văn bản nói trên đúng là do Đại học Lâm Nghiệp ban hành thì trường hợp này cần phải làm rõ là cán bộ thuộc Đại học Lâm Nghiệp khi trả lời báo chí có nhân danh trường đại học hay không.
Nếu cán bộ này nhân danh, đại diện cho trường Đại học Lâm Nghiệp khi chưa được sự cho phép của trường thì người này mới vi phạm, có dấu hiệu mạo danh Đại học Lâm Nghiệp.
“Nếu họ nói ‘tôi là Nguyễn Văn A, chức danh gì, tôi nhân danh trường Đại học Lâm Nghiệp tuyên bố cái này cái khác’ thì như vậy mới là nhân danh, mạo danh trường đại học. Khi đó, Trường Đại học Lâm Nghiệp xem xét xử lý cán bộ này là có cơ sở,”, ông Hòe phân tích.
Tuy nhiên, Luật sư Trương Quốc Hòe khẳng định rằng, nếu cán bộ Đại học Lâm Nghiệp trả lời báo chí mà chỉ nhân danh cá nhân của họ. Tức họ nêu tên, lấy chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm Nghiệp, nhưng không nhân danh trường Đại học Lâm Nghiệp để trả lời thì họ không vi phạm.
Theo Luật sư Hòe, khi báo chí hỏi về một vấn đề mà xã hội đang quan tâm, một người có thể sử dụng kiến thức, sự hiểu biết của họ để nói về vấn đề đó. Họ được quyền nhân danh bản thân để nói về việc đó. Họ chịu trách nhiệm trước phạm luật về nội dung mà họ nói.
“Họ nhân danh chính họ để nói về vấn đề mà xã hội đang quan tâm, không xâm phạm đến quyền, lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì thì họ không bị truy cứu trách nhiệm. Đó là quyền tự do ngôn luận,” ông Hòe khẳng định.
Minh Quyết
Mới đây, trên một số trang mạng đăng tải một văn bản được cho là của Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội liên quan đến “việc phát ngôn liên quan đến việc chặt cây xanh ở Hà Nội.”
Nội dung văn bản này cho biết, vừa qua nhân sự việc chặt cây xanh ở Hà Nội, có một số cán bộ viên chức của Nhà Trường đã trả lời phỏng vấn báo chí với chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm Nghiệp mà không đúng quy chế về việc thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin.
Đáng chú ý, văn bản này còn cho biết Công an TP Hà Nội đã thông báo và đề nghị Đại học Lâm Nghiệp kỷ luật đối với trường hợp cán bộ trả lời báo chí nói trên.
"Sự việc đã được cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho nhà trường và đề nghị xử lý các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỉ luật theo đúng quy định nếu có vi phạm," văn bản được cho là của Đại học Lâm Nghiệp ghi rõ.
Văn bản được cho là của Đại học Lâm Nghiệp. |
Liên quan đến vụ việc, chiều 27/3, trả lời trên VOV.VN, Đại tá Đinh Hữu Tân - Trưởng phòng PA83 – Công an Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin, PA83 đã thực hiện rà soát toàn bộ văn bản và hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào gửi cho trường Đại học Lâm nghiệp.
Đại tá Tân khẳng định: “Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệp”.
Có dấu hiệu vi phạm quyền tự do ngôn luận?
Phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla xung quanh n văn bản "kỳ lạ" được cho là của Đại học Lâm Nghiệp.
Ông Hòe cho biết, nếu văn bản nói trên đúng là do Đại học Lâm Nghiệp ban hành thì trường hợp này cần phải làm rõ là cán bộ thuộc Đại học Lâm Nghiệp khi trả lời báo chí có nhân danh trường đại học hay không.
Nếu cán bộ này nhân danh, đại diện cho trường Đại học Lâm Nghiệp khi chưa được sự cho phép của trường thì người này mới vi phạm, có dấu hiệu mạo danh Đại học Lâm Nghiệp.
“Nếu họ nói ‘tôi là Nguyễn Văn A, chức danh gì, tôi nhân danh trường Đại học Lâm Nghiệp tuyên bố cái này cái khác’ thì như vậy mới là nhân danh, mạo danh trường đại học. Khi đó, Trường Đại học Lâm Nghiệp xem xét xử lý cán bộ này là có cơ sở,”, ông Hòe phân tích.
Tuy nhiên, Luật sư Trương Quốc Hòe khẳng định rằng, nếu cán bộ Đại học Lâm Nghiệp trả lời báo chí mà chỉ nhân danh cá nhân của họ. Tức họ nêu tên, lấy chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm Nghiệp, nhưng không nhân danh trường Đại học Lâm Nghiệp để trả lời thì họ không vi phạm.
Theo Luật sư Hòe, khi báo chí hỏi về một vấn đề mà xã hội đang quan tâm, một người có thể sử dụng kiến thức, sự hiểu biết của họ để nói về vấn đề đó. Họ được quyền nhân danh bản thân để nói về việc đó. Họ chịu trách nhiệm trước phạm luật về nội dung mà họ nói.
“Họ nhân danh chính họ để nói về vấn đề mà xã hội đang quan tâm, không xâm phạm đến quyền, lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì thì họ không bị truy cứu trách nhiệm. Đó là quyền tự do ngôn luận,” ông Hòe khẳng định.
Minh Quyết
Bình luận