Chỉ tuân theo pháp luật
Thưa ông, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội tiếp tục khẳng định nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng có thêm điểm mới so với Hiến pháp năm 1992 là giữa các cơ quan này có sự kiểm soát lẫn nhau. Ông bình luận gì về điểm mới này?
- Bất cứ nhà nước nào cũng gặp phải hai vấn đề tiêu cực lớn là lạm quyền và tham nhũng. Nên dưới bất kỳ thể chế nào người ta cũng đề cao chuyện chống tham nhũng ngay trong bộ máy và làm thế nào để hạn chế chuyện lạm dụng quyền lực.
Thực tế vừa qua cho thấy, nếu việc kiểm soát trong nội bộ của bộ máy bị vô hiệu hóa thì sẽ lại tiếp tục dẫn đến những đổ vỡ như xảy ra với Vinashin, Vinalines…
Để làm tốt cơ chế kiểm soát quyền lực, bản dự thảo sửa đổi cũng đã bổ sung ba thiết chế hiến định độc lập mới, trong đó có vai trò KTNN. Cơ quan này vốn đã được thành lập từ lâu nhưng đã phát huy được vai trò gì trong kiểm soát nguồn tài chính quốc gia chưa thưa ông?
KTNN ở Việt Nam xuất hiện đã hơn 20 năm nay, khi nước ta tiến hành đổi mới, gia nhập nền kinh tế thị trường. Với yêu cầu đầu tiên là phải công khai, minh bạch, ban đầu ta chỉ lập hai công ty kiểm toán thuộc Bộ Tài chính.
Dần dà, KTNN ra đời với vị thế độc lập hơn. Mãi tới năm 2005 luật Kiểm toán nhà nước mới được ban hành. Nhưng để xác định cơ quan này đặt ở đâu cũng là vấn đề gây tranh cãi. Vì rõ ràng KTNN không thể thuộc Chính phủ.
Vậy là đi đến quyết định, đây sẽ là cơ quan do QH thành lập.
Mô hình mới này hoạt động đã được 20 năm song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Mà một phần cũng do địa vị pháp lý chưa được quy định trong Hiến pháp.
Vậy Hiến pháp sửa đổi nên xác lập vị thế của KTNN như thế nào để phát huy tốt nhất vai trò?
- Ở các nước, Hiến pháp đều quy định vị thế độc lập của KTNN cũng như ông tổng kiểm toán. Đây là cơ quan kiểm tra về tài chính công, nằm ở nhánh tư pháp chứ không phải ở nhánh lập pháp. Bản thân KTNN không phải là cơ quan giúp việc cho QH, mà nằm độc lập như một phương tiện của Nhà nước, độc lập với QH, độc lập với cơ quan hành pháp. Tất cả đều ghi nhận quy tắc hoạt động độc lập và không chịu sự can thiệp từ các thiết chế quyền lực khác.
Để thực hiện hiệu quả hai chức năng - kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản quốc gia, địa vị pháp lý của cơ quan này phải được đưa vào Hiến pháp.
KTNN phải là cơ quan kiểm tra của nhà nước, bất cứ ở đâu có nguồn lực tài chính nhà nước, sử dụng tài sản quốc gia, KTNN đều phải được quyền sờ đến.
Cũng bởi vì mọi sự kiểm tra tài chính công rộng lớn và phức tạp như vậy sẽ đụng chạm đến lợi ích của nhà nước và quyền lực của cá nhân có chức có quyền, nên hoạt động của cơ quan này phải đứng ngoài hoạt động của hệ thống tài chính, chỉ tuân theo pháp luật.
Quyền năng Tổng Kiểm toán
Tổng Kiểm toán phải được đảm bảo quyền độc lập, quyền bất khả xâm phạm được hiến định như ĐBQH. Cần quy định vị trí của Tổng KTNN tại các kỳ họp của QH, bố trí ghế, bục riêng cho Tổng Kiểm toán ngồi.
Tổng Kiểm toán được dự những phiên liên quan đến thảo luận kinh tế, tài chính, được quyền trình bày những vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính mà ĐBQH yêu cầu.
Hiến pháp sửa đổi lần này nên quy định thêm quyền năng và trách nhiệm của Tổng KTNN trong việc phê chuẩn và phân bổ nguồn lực nhà nước.
Tổng Kiểm toán cũng phải được quyền tham gia ngay trong khâu Chính phủ trình phân bổ nguồn lực của Nhà nước ra QH. Tham gia ý kiến và cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính, ngân sách giúp Chính phủ, QH bố trí nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia một cách chặt chẽ. Ví dụ tiền chỗ này, chỗ kia lâu nay đang được phân bổ thế nào, sắp tới nên ra sao, lỗ hổng ở đâu?
Tổng KTNN cũng phải được toàn quyền về kế hoạch và chương trình kiểm toán trong 1 năm và trong trung hạn.
Thưa ông, lâu nay Quốc hội đã sử dụng kết quả kiểm toán như thế nào trong việc đưa ra các quyết định về tài chính, ngân sách?
Hàng năm, QH thảo luận và quyết định về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách. Kết quả kiểm toán hàng năm cũng là một nguồn thông tin quan trọng giúp QH sử dụng trong quyết định và giám sát ngân sách.
UB Tài chính - Ngân sách đã tổ chức đánh giá và khai thác nội dung các báo cáo KTNN, tổng hợp và chọn lựa các kết quả phục vụ cho việc đưa ra ý kiến thẩm tra các báo cáo của Chính phủ. Nhưng hiện nay vẫn chưa hình thành được quy trình riêng trong việc đánh giá và khai thác, sử dụng nội dung của các loại báo cáo kiểm toán.
Sắp tới, tôi cho rằng QH nên có một ban chuyên môn để phân tích và sử dụng kết quả kiểm toán với những nội dung cụ thể, phục vụ đối tượng cụ thể. Đặc biệt là những vấn đề có tính chiến lược của nền kinh tế, tài chính quốc gia, những vấn đề có nhiều vi phạm, sơ hở trong điều hành và quản lý nhằm giúp đại biểu yên tâm hơn khi sử dụng những thông tin này để phát biểu. Đặc biệt là phục vụ các phiên chất vấn của QH.
Theo VNN
Thưa ông, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội tiếp tục khẳng định nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng có thêm điểm mới so với Hiến pháp năm 1992 là giữa các cơ quan này có sự kiểm soát lẫn nhau. Ông bình luận gì về điểm mới này?
"Chống tham nhũng phải hạn chế được chuyện lạm dụng quyền lực."- Ông Đặng Văn Thanh (người đứng- phát biểu) |
- Bất cứ nhà nước nào cũng gặp phải hai vấn đề tiêu cực lớn là lạm quyền và tham nhũng. Nên dưới bất kỳ thể chế nào người ta cũng đề cao chuyện chống tham nhũng ngay trong bộ máy và làm thế nào để hạn chế chuyện lạm dụng quyền lực.
Thực tế vừa qua cho thấy, nếu việc kiểm soát trong nội bộ của bộ máy bị vô hiệu hóa thì sẽ lại tiếp tục dẫn đến những đổ vỡ như xảy ra với Vinashin, Vinalines…
Để làm tốt cơ chế kiểm soát quyền lực, bản dự thảo sửa đổi cũng đã bổ sung ba thiết chế hiến định độc lập mới, trong đó có vai trò KTNN. Cơ quan này vốn đã được thành lập từ lâu nhưng đã phát huy được vai trò gì trong kiểm soát nguồn tài chính quốc gia chưa thưa ông?
|
Dần dà, KTNN ra đời với vị thế độc lập hơn. Mãi tới năm 2005 luật Kiểm toán nhà nước mới được ban hành. Nhưng để xác định cơ quan này đặt ở đâu cũng là vấn đề gây tranh cãi. Vì rõ ràng KTNN không thể thuộc Chính phủ.
Vậy là đi đến quyết định, đây sẽ là cơ quan do QH thành lập.
Mô hình mới này hoạt động đã được 20 năm song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Mà một phần cũng do địa vị pháp lý chưa được quy định trong Hiến pháp.
Vậy Hiến pháp sửa đổi nên xác lập vị thế của KTNN như thế nào để phát huy tốt nhất vai trò?
- Ở các nước, Hiến pháp đều quy định vị thế độc lập của KTNN cũng như ông tổng kiểm toán. Đây là cơ quan kiểm tra về tài chính công, nằm ở nhánh tư pháp chứ không phải ở nhánh lập pháp. Bản thân KTNN không phải là cơ quan giúp việc cho QH, mà nằm độc lập như một phương tiện của Nhà nước, độc lập với QH, độc lập với cơ quan hành pháp. Tất cả đều ghi nhận quy tắc hoạt động độc lập và không chịu sự can thiệp từ các thiết chế quyền lực khác.
Để thực hiện hiệu quả hai chức năng - kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản quốc gia, địa vị pháp lý của cơ quan này phải được đưa vào Hiến pháp.
KTNN phải là cơ quan kiểm tra của nhà nước, bất cứ ở đâu có nguồn lực tài chính nhà nước, sử dụng tài sản quốc gia, KTNN đều phải được quyền sờ đến.
Cũng bởi vì mọi sự kiểm tra tài chính công rộng lớn và phức tạp như vậy sẽ đụng chạm đến lợi ích của nhà nước và quyền lực của cá nhân có chức có quyền, nên hoạt động của cơ quan này phải đứng ngoài hoạt động của hệ thống tài chính, chỉ tuân theo pháp luật.
Quyền năng Tổng Kiểm toán
Tổng Kiểm toán phải được đảm bảo quyền độc lập, quyền bất khả xâm phạm được hiến định như ĐBQH. Cần quy định vị trí của Tổng KTNN tại các kỳ họp của QH, bố trí ghế, bục riêng cho Tổng Kiểm toán ngồi.
Tổng Kiểm toán được dự những phiên liên quan đến thảo luận kinh tế, tài chính, được quyền trình bày những vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính mà ĐBQH yêu cầu.
Hiến pháp sửa đổi lần này nên quy định thêm quyền năng và trách nhiệm của Tổng KTNN trong việc phê chuẩn và phân bổ nguồn lực nhà nước.
Tổng Kiểm toán cũng phải được quyền tham gia ngay trong khâu Chính phủ trình phân bổ nguồn lực của Nhà nước ra QH. Tham gia ý kiến và cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính, ngân sách giúp Chính phủ, QH bố trí nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia một cách chặt chẽ. Ví dụ tiền chỗ này, chỗ kia lâu nay đang được phân bổ thế nào, sắp tới nên ra sao, lỗ hổng ở đâu?
Tổng KTNN cũng phải được toàn quyền về kế hoạch và chương trình kiểm toán trong 1 năm và trong trung hạn.
Thưa ông, lâu nay Quốc hội đã sử dụng kết quả kiểm toán như thế nào trong việc đưa ra các quyết định về tài chính, ngân sách?
Hàng năm, QH thảo luận và quyết định về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết toán ngân sách. Kết quả kiểm toán hàng năm cũng là một nguồn thông tin quan trọng giúp QH sử dụng trong quyết định và giám sát ngân sách.
UB Tài chính - Ngân sách đã tổ chức đánh giá và khai thác nội dung các báo cáo KTNN, tổng hợp và chọn lựa các kết quả phục vụ cho việc đưa ra ý kiến thẩm tra các báo cáo của Chính phủ. Nhưng hiện nay vẫn chưa hình thành được quy trình riêng trong việc đánh giá và khai thác, sử dụng nội dung của các loại báo cáo kiểm toán.
Sắp tới, tôi cho rằng QH nên có một ban chuyên môn để phân tích và sử dụng kết quả kiểm toán với những nội dung cụ thể, phục vụ đối tượng cụ thể. Đặc biệt là những vấn đề có tính chiến lược của nền kinh tế, tài chính quốc gia, những vấn đề có nhiều vi phạm, sơ hở trong điều hành và quản lý nhằm giúp đại biểu yên tâm hơn khi sử dụng những thông tin này để phát biểu. Đặc biệt là phục vụ các phiên chất vấn của QH.
Theo VNN
Bình luận