Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index và HNX-Index được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Trong khi đó, UpCom-Index bị “lãng quên” trong thời gian dài. Sàn UpCom không được đánh giá cao vì thanh khoản thấp. Bên cạnh đó, UpCom còn là nơi “ở ẩn” của nhiều cổ phiếu sau khi buộc phải dừng cuộc chơi trên HSX và HNX.
Tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây, sàn UpCom đã trở thành “mỏ vàng” của một vài nhà đầu tư. Họ âm thầm kiếm được bạc tỷ khi cổ phiếu của nhiều ông lớn bất ngờ tăng vọt. “Con” của Vingroup và Masan là những ví dụ điển hình nhất.
Cách đây mấy tháng, khi tư vấn cho nhà đầu tư, môi giới chứng khoán Lê Tiến đã đưa cổ phiếu SDI - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng – công ty do Vingroup nắm giữ tới 94% vốn. Hiện tại, Vingroup đang muốn nâng tỷ lệ này lên 99%. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng rất được quan tâm vì liên quan đến dự án "hot" ở Hà Nội là Times City.
Lời khuyên của anh Tiến đã giúp một vài nhà đầu tư kiếm được tỷ suất lợi nhuận rất cao trong bối cảnh chỉ số VN-Index giằng co mạnh trong thời gian dài. Cụ thể, tính từ 31/12/2015 tới 31/3/2016, SDI đã tăng 8.600 đồng/CP, tương ứng 32% lên 35.500 đồng/CP. Còn nếu tính theo mức giá cao nhất là SDI đạt được trong ngày 24/3 thì cổ phiếu này đã tăng 16.100 đồng/CP, tương ứng 60%.
Với mức giá “đỉnh” 43.000 đồng/CP, vốn hóa thị trường của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng tăng 1.932 tỷ đồng lên 5.160 tỷ đồng.
SDI chưa phải mã tăng ấn tượng nhất trên sàn UpCom. MSR của Công ty cổ phần Tài nguyên Ma san – công ty do Công ty cổ phần Tầm nhìn Ma San nắm giữ 74,39% vốn mới là “mỏ vàng” khủng của giới đầu tư. Chỉ trong 1 tháng, MSR đã tăng 20.700 đồng/CP, tương ứng 227,5% lên 29.800 đồng/CP.
Nếu tính theo mức giá cao nhất được thiết lập trong ngày 29/3, MSR thậm chí đã tăng 22.400 đồng/CP, tương ứng 246,2%. Với đà tăng này, vốn hóa thị trường Công ty cổ phần Tài nguyên Ma san có thêm 15.759 tỷ đồng và đạt 22.162 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). MSR suýt gia nhập “câu lạc bộ những doanh nghiệp tỷ đô”.
Nếu SDI và MSR đã có “thâm niên” trên sàn chứng khoán thì VGG của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là “lính mới”. Chào sàn ngày 10/3/2016, VGG đã tạo nên cơn sốt nhè nhẹ. Trước ngày niêm yết trên UpCom, VGG có giá dao động từ 30.000 đồng tới 35.000 đồng/CP trên OTC.
Nhưng trong ngày chào sàn UpCom, VGG vọt lên 53.600 đồng/CP. Mức giá cao nhất cổ phiếu này đạt được là 75.100 đồng/CP. Như vậy, so với thời gian ở UpCom, VGG đã tăng 35.000 đồng/CP, tương ứng 116%. Mức vốn hóa thị trường cao nhất của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là 2.103 tỷ đồng.
Sau đó, VGG không duy trì được đà đi lên nhưng so với thời gian ở OTC, VGG vẫn giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận khủng. Cụ thể, tính tới ngày 31/3, VGG vẫn tăng 33.700 đồng/CP, tương ứng 112%.
Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam cũng được xem là công ty con của Vingroup khi Vingroup nắm giữ tới 83,32% vốn. Tính từ 31/12/2015, cổ phiếu VEF đã tăng 44.000 đồng/CP, tương ứng 228% lên 63.300 đồng/CP.
Thậm chí, so với mức giá “đỉnh” được thiết lập ngày 25/3, VEF tăng 58.700 đồng/CP, tương ứng 304% lên 78.000 đồng/CP. Ở mức giá này, vốn hóa thị trường Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam tăng 9.780 tỷ đồng lên 12.995 tỷ đồng.
Khác với các cổ phiếu kể trên, TVN của Tổng Công ty Thép Việt Nam khá èo uột. Chào sàn từ 18/1/2016 nhưng chỉ vài ngày sau đó, TVN đã rơi xuống mệnh giá. Phải tới ngày 22/3, TVN mới bắt đầu “chạy đà” và mang về lợi ích không nhỏ cho nhà đầu tư.
Cụ thể, từ 21/3 đến 31/3, TVN tăng 4.400 đồng/CP, tương ứng 79% lên 10.000 đồng/CP. Đà tăng này của TVN giúp vốn hóa thị trường Tổng Công ty Thép Việt Nam đạt 6.780 tỷ đồng.
Bảo Linh
Tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây, sàn UpCom đã trở thành “mỏ vàng” của một vài nhà đầu tư. Họ âm thầm kiếm được bạc tỷ khi cổ phiếu của nhiều ông lớn bất ngờ tăng vọt. “Con” của Vingroup và Masan là những ví dụ điển hình nhất.
Cách đây mấy tháng, khi tư vấn cho nhà đầu tư, môi giới chứng khoán Lê Tiến đã đưa cổ phiếu SDI - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng – công ty do Vingroup nắm giữ tới 94% vốn. Hiện tại, Vingroup đang muốn nâng tỷ lệ này lên 99%. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng rất được quan tâm vì liên quan đến dự án "hot" ở Hà Nội là Times City.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng rất được quan tâm vì liên quan đến dự án "hot" ở Hà Nội là Times City. |
Với mức giá “đỉnh” 43.000 đồng/CP, vốn hóa thị trường của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng tăng 1.932 tỷ đồng lên 5.160 tỷ đồng.
SDI chưa phải mã tăng ấn tượng nhất trên sàn UpCom. MSR của Công ty cổ phần Tài nguyên Ma san – công ty do Công ty cổ phần Tầm nhìn Ma San nắm giữ 74,39% vốn mới là “mỏ vàng” khủng của giới đầu tư. Chỉ trong 1 tháng, MSR đã tăng 20.700 đồng/CP, tương ứng 227,5% lên 29.800 đồng/CP.
Nếu tính theo mức giá cao nhất được thiết lập trong ngày 29/3, MSR thậm chí đã tăng 22.400 đồng/CP, tương ứng 246,2%. Với đà tăng này, vốn hóa thị trường Công ty cổ phần Tài nguyên Ma san có thêm 15.759 tỷ đồng và đạt 22.162 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). MSR suýt gia nhập “câu lạc bộ những doanh nghiệp tỷ đô”.
Nếu SDI và MSR đã có “thâm niên” trên sàn chứng khoán thì VGG của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là “lính mới”. Chào sàn ngày 10/3/2016, VGG đã tạo nên cơn sốt nhè nhẹ. Trước ngày niêm yết trên UpCom, VGG có giá dao động từ 30.000 đồng tới 35.000 đồng/CP trên OTC.
Nhưng trong ngày chào sàn UpCom, VGG vọt lên 53.600 đồng/CP. Mức giá cao nhất cổ phiếu này đạt được là 75.100 đồng/CP. Như vậy, so với thời gian ở UpCom, VGG đã tăng 35.000 đồng/CP, tương ứng 116%. Mức vốn hóa thị trường cao nhất của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là 2.103 tỷ đồng.
Sau đó, VGG không duy trì được đà đi lên nhưng so với thời gian ở OTC, VGG vẫn giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận khủng. Cụ thể, tính tới ngày 31/3, VGG vẫn tăng 33.700 đồng/CP, tương ứng 112%.
Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam cũng được xem là công ty con của Vingroup khi Vingroup nắm giữ tới 83,32% vốn. Tính từ 31/12/2015, cổ phiếu VEF đã tăng 44.000 đồng/CP, tương ứng 228% lên 63.300 đồng/CP.
Thậm chí, so với mức giá “đỉnh” được thiết lập ngày 25/3, VEF tăng 58.700 đồng/CP, tương ứng 304% lên 78.000 đồng/CP. Ở mức giá này, vốn hóa thị trường Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam tăng 9.780 tỷ đồng lên 12.995 tỷ đồng.
Khác với các cổ phiếu kể trên, TVN của Tổng Công ty Thép Việt Nam khá èo uột. Chào sàn từ 18/1/2016 nhưng chỉ vài ngày sau đó, TVN đã rơi xuống mệnh giá. Phải tới ngày 22/3, TVN mới bắt đầu “chạy đà” và mang về lợi ích không nhỏ cho nhà đầu tư.
Cụ thể, từ 21/3 đến 31/3, TVN tăng 4.400 đồng/CP, tương ứng 79% lên 10.000 đồng/CP. Đà tăng này của TVN giúp vốn hóa thị trường Tổng Công ty Thép Việt Nam đạt 6.780 tỷ đồng.
Bảo Linh
Bình luận