(VTC News) - Kể từ khi Starbucks vào Việt Nam, người ta nhắc nhiều tới cuộc chiến giữa Starbucks và Trung Nguyên mà quên đi The Coffee Bean & Tea Leaf.
Lặng lẽ phát triển
Đầu tháng 2/2013, một hiện tượng gây sốt ở TP HCM khi hàng trăm người đội nắng xếp hàng chờ mua Starbucks trong ngày “ông lớn” cà phê Mỹ khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Khách hàng tranh mua Starbucks dù giá loại nước uống này không hề rẻ chút nào, từ 85.000 - 150.000 đồng một cốc.
Trước buổi khai trương đầy ồn ào, Starbucks cũng nhận được sự chú ý rất lớn từ dư luận khi liên tục nổ ra những “cuộc chiến” trên mặt báo với “Vua cà phê” Việt Nam - Trung Nguyên khi ông chủ của Trung Nguyên chê Starbucks chỉ là “nước đường pha vị cà phê”.
Coffee Bean phát triển khá lặng lẽ |
Tại thời điểm đó, dường như người ta chỉ biết đến Trung Nguyên và Starbucks, cùng lắm là biết thêm Highlands coffee. Nhưng trên thực tế, cả ba ông lớn cà phê này đều có chung một đối thủ không dễ chịu chút nào, đó là The Coffee Bean & Tea Leaf (gọi tắt là Coffee Bean). Khác với các đối thủ của mình, Coffee Bean chọn cách lặng lẽ phát triển.
The Coffee Bean & Tea Leaf thành lập vào năm 1963. Herbert B. Hyman, ông chủ của thương hiệu này trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên của dòng cà phê cao cấp tại California. Bằng niềm đam mê ẩm thực và kỹ năng kinh doanh, hơn 40 năm sau, Herbert B. Hyman góp công đưa The Coffee Bean & Tea Leaf vươn lên vị trí một trong những Công ty tư nhân lớn nhất trên thế giới, với tên gọi thân thiết The Bean.
Phát triển rực rỡ ở Mỹ nhưng phải tới năm 2008, Coffee Bean mới chính thức gia nhập thị trường Việt Nam. Sau 5 năm hoạt động, Coffee Bean nâng số cửa hàng trong hệ thống của mình lên con số 16. Trước đó, Coffee Bean dự kiến tới cuối năm 2013, Coffee Bean sẽ có 18 cửa hàng. Tuy nhiên, tới đầu năm 2014, Coffee Bean vẫn chưa ghi tên thêm 2 cửa hàng nữa vào danh sách của mình.
Có thể với nhiều người, con số kể trên không mấy ấn tượng nhưng ông Andrew Nguyễn, quản lý chuỗi Coffee Bean tại Việt Nam lại nhận xét ngược lại khi cho rằng con số này chứng tỏ The Coffee Bean & Tea Lea phát triển quá nhanh, nhanh hơn mức phát triển về thu nhập của người dân.
Khi vào Việt Nam, Coffee Bean không quảng bá rầm rộ, không gây ra những cuộc “bút chiến” trên mặt báo nên việc tiếp cận với khách hàng của thương hiệu cà phê này cũng mất nhiều thời gian hơn. Ông Andrew Nguyễn thừa nhận, trước đây không có nhiều người biết đến Coffee Bean, nhưng bây giờ họ đã bắt đầu được biết đến. Thời điểm gặp gỡ giữa thương hiệu và nhu cầu khách hàng là đây, nên chúng tôi cứ thế mà phát triển.
Giải thích cho việc lặng lẽ phát triển mà không ồn ào như Starbucks, ông Andrew Nguyễn cho biết Starbucks không phải là một đối thủ cạnh tranh để Coffee Bean đuổi theo. “Thay vì nói, chúng tôi tập trung vào làm” – ông Andrew Nguyễn khẳng định như mỉa mai các đối thủ ưa ồn ào của mình.
Và Coffee Bean hứa hẹn sẽ còn “làm” nhiều hơn nữa khi ông Andrew Nguyễn rất lạc quan vào thị trường cà phê Việt Nam. Ông Andrew Nguyễn nhận xét, chưa có xứ sở nào uống nhiều cà phê như Việt Nam. Mà cứ có người uống cà phê là Coffee Bean sẵn sàng phục vụ.
Tập trung “Coffee”, quên “Tea leaf”
Hệ thống Coffee Bean có 16 cửa hàng nhưng đa số ở TP HCM, Hà Nội chỉ có 2 cửa hàng. Vì thế, Coffee Bean chưa thực sự gây được ấn tượng với khách hàng thủ đô dù cửa hàng có vị trí rất đẹp.
Tại TP HCM, Coffee Bean trở thành điểm đến lý tưởng cho giới trẻ, doanh nhân và cả những người chỉ muốn… "giết" thời gian. Sau 5 năm, Coffee Bean đã chinh phục được khách hàng Sài thành.
Trên các diễn đàn ẩm thức, rất nhiều thành viên rôm rả bình luận về thương hiệu cà phê này. Bên cạnh một số ý kiến chê bai, đa phần khách hàng đều rất hài lòng với Coffee Bean. Nhiều người chia sẻ họ có thể “ngồi đồng” tại Coffee Bean từ ngày này qua tháng khác mà không chán. Có khách hàng khi về quê còn nôn nao vì không được thưởng thức một ly cà phê tại Coffee Bean.
Giải thích cho niềm đam mê Coffee Bean, anh Nguyễn Thành Long, người Hà Nội công tác tại TP HCM cho biết: “Ở Coffee Bean, thức ăn tạm được còn đồ uống thì rất ngon. Giá cả hơi cao một chút nhưng vẫn ở mức chấp nhận được vì đây là quán cà phê nổi tiếng. Nhưng với tôi, điểm Coffee Bean gây ấn tượng nhất lại là tầm nhìn đẹp. Ngồi ở quán, tôi có thể ngắm được khung cảnh rộng, thoáng đãng. Tôi thấy rất dễ chịu. Tôi thậm chí có thể làm việc được ở quán”.
Trên các diễn đàn ẩm thức, nhiều người cũng có cùng suy nghĩ với anh Long. Dù có người thích món này, có người thích món khác nhưng đa số đều công nhận khi đã đến Coffee Bean, họ muốn sớm được quay trở lại lần thứ 2, lần thứ 3”.
Bên cạnh đó, Coffee Bean còn “chiều” khách hàng trẻ tuổi khi tổ chức những đêm nhạc đầm ấm cho khách hàng. Ca sỹ xuất hiện trong đêm nhạc thường là những ca sỹ trẻ như Hồng Phước hay Trung Quân Idol.
Tuy nhiên, có một nhược điểm của Coffee Bean mà nhiều khách hàng phàn nàn nhất đó chính là hay hết chỗ. Nhưng nhược điểm này lại nói lên thành công mà Coffee Bean gặt hái được.
Chính ông Andrew Nguyễn cũng tâm sự cho đến bây giờ Coffee Bean đã trở thành tên tuổi quen thuộc với người dân TP HCM. Bằng chứng là dịp lễ 30/4 và 1/5 năm ngoái, một số cửa hàng không đủ chỗ ngồi cho khách.
Ông Andrew Nguyễn khẳng định, đây mới chính là hạnh phúc và kết quả mà ông và nhân viên mong muốn.
Chính ông Andrew Nguyễn cũng tâm sự cho đến bây giờ Coffee Bean đã trở thành tên tuổi quen thuộc với người dân TP HCM. Bằng chứng là dịp lễ 30/4 và 1/5 năm ngoái, một số cửa hàng không đủ chỗ ngồi cho khách.
Ông Andrew Nguyễn khẳng định, đây mới chính là hạnh phúc và kết quả mà ông và nhân viên mong muốn.
Tuy nhiên, một điểm dễ nhận thấy, The Coffee Bean & Tea Leaf thành công về mặt “Coffee” nhưng lại đang bỏ quên mảng “Tea Leaf”. Mặc dù tên thương hiệu có gắng liền với “trà” nhưng trong thực đơn tại Coffee Bean, trà rất lép vế.
Ông Andrew Nguyễn thừa nhận thiếu sót này và khẳng định sẽ củng cố thị trường trà. Song ông cho biết thêm, bản thân sẽ phải cân nhắc kĩ vì thị trường trà chưa đến điểm phát triển.
Ông Andrew Nguyễn thừa nhận thiếu sót này và khẳng định sẽ củng cố thị trường trà. Song ông cho biết thêm, bản thân sẽ phải cân nhắc kĩ vì thị trường trà chưa đến điểm phát triển.
Bảo Linh
Bình luận