(VTC News) – Chuyên gia giáo dục Việt Nam hoàn toàn có thể áp nhiệm kỳ 5 năm cho chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Việc ĐH Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư, phó giáo sư của trường đã khiến dư luận tranh cãi trong suốt thời gian qua.
Trước đó, trao đổi với báo chí ông Vũ An Ninh, Trưởng phòng tổ chức hành chính trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết “Việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho chuyên gia, nhà khoa học của trường được thực hiện dựa trên quyền tự chủ được cho phép thí điểm theo Quyết định 158 của Thủ tướng Chính Phủ.
Theo ông Ninh, hiện nay chức danh giáo sư, phó giáo sư mà trường bổ nhiệm không phải theo nghĩa học hàm mà Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận.
Để được bổ nhiệm chức danh này thì ứng viên sẽ được một nhóm chuyên gia thẩm định, đánh giá gồm giáo sư trong và ngoài nước.
Từ ý kiến thẩm định của chuyên gia, Hội đồng xét duyệt tiêu chuẩn và bổ nhiệm của trường sẽ phân tích, kết luận để ra quyết định bổ nhiệm. Tuy nhiên nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị bãi nhiệm chứ không tồn tại vĩnh viễn.
Đại diện trường cho rằng điều này khác biệt lớn với học hàm giáo sư, phó giáo sư được Nhà nước phong.
Đồng tình với quan điểm này, TS. Lê Viết Khuyến –Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT thẳng thắn cho rằng việc làm của trường ĐH Tôn Đức Thắng không sai và Bộ nên có những hướng dẫn cụ thể để các trường thực hiện.
“Tự chủ của trường đại học là trong tổ chức, nhân sự, tài chính, học thuật. Việc phong giáo sư, phó giáo sư của trường thể hiện tự chủ về tổ chức, nhân sự”, TS Khuyến phân tích.
Bên cạnh đó, TS Khuyến cho rằng việc tự phong giáo sư, phó giáo sư của trường đại học phải nhìn nhận một cách rộng hơn chứ không nhất thiết căn cứ vào những quy định hiện tại đã được ban hành.
“Nếu quy định mà chưa đúng thì những trường đại học có đề án tự chủ đã được duyệt phải nêu kiến nghị”, ông Khuyến bày tỏ quan điểm.
Nhìn rộng ra trên toàn thế giới, đa số các nước đều có giáo sư, phó giáo sư là của trường đại học. Rất ít nước phong giáo sư của nhà nước.
“Ngày xưa tôi học ở Liên Xô cũ, có những giảng viên ở trường đại học lớn không được công nhận là giáo sư nhưng nếu chịu về những trường đại học ở xa Thủ đô thì có thể được phong giáo sư luôn”, TS Lê Viết Khuyến dẫn chứng.
Trong khi đó, ở Việt Nam có quá nhiều giáo sư, phó giáo sư nhưng lại không gắn cụ thể với một trường đại học nào. Một vị giáo sư tại một trường đại học của Mỹ khi thôi không giảng dạy cũng sẽ mất luôn chức danh giáo sư gắn liền với trường đại học đó.
Về lâu dài, nhà nước nên đưa ra hướng dẫn cho hội đồng trường đại học để nhà trường xây dựng tiêu chuẩn về phong chức danh giáo sư, phó giáo sư của trường.
“Trường đẳng cấp cao thì tiêu chí phải cao, trường top dưới tiêu chí vừa phải nhưng không phải quá thấp. Bộ GD-ĐT chỉ cần đưa ra bộ tiêu chí tối thiểu để các trường dựa vào đó mà xây dựng bộ tiêu chí của từng trường. Yêu cầu đặt ra cho tiêu chuẩn của các trường là không được thấp hơn bộ tiêu chí tối thiểu của Bộ”, ông Khuyến phân tích.
Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ cần cảnh báo các nếu phong giáo sư, phó giáo sư có trình độ thấp là tự trường đang hạ thấp uy tín của mình.
“Tiêu chí để phong giáo sư, phó giáo sư cũng cần được xem xét khi kiểm định, xếp hạng các trường đại học”, TS Khuyến nói thêm.
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng nên bỏ chế độ giáo sư, phó giáo sư được tiêu chuẩn, chế độ của nhà nước mà chỉ được hưởng chế độ của trường đại học.
Những trường đại học khác nhau sẽ có chế độ, tiêu chuẩn cho các giáo sư, phó giáo sư khác nhau. Khi một vị giáo sư không còn công tác ở trường đại học thì những chế độ của người này cũng không còn.
“Nếu quy định các trường đại học phải lo chi trả chế độ, tiêu chuẩn cho các giáo sư, phó giáo sư của trường thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của trường. Vì vậy, các trường sẽ không dại gì mà phong quá nhiều giáo sư, phó giáo sư khi không có nhu cầu”, TS Khuyến phân tích.
Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng quy định của nhiều nước khi chức danh giáo sư, phó giáo sư cũng phải có nhiệm kỳ. Sau 5 năm, trường đại học có thể bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm người đó làm giáo sư, phó giáo sư.
“Việc này nhằm làm cho các giáo sư, phó giáo sư vẫn phải phấn đấu liên tục để xứng đáng với danh hiệu đó chứ không chỉ ngồi một chỗ mà hưởng quyền lợi”, ông Khuyến lý giải.
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học phân tích thêm: “Việc phong giáo sư, phó giáo sư phải do hội đồng trường thực hiện mà không phải là hiệu trưởng. Việc làm này để tránh dùng quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến việc phong giáo sư, phó giáo sư”.
Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường. Hội đồng trường phải bỏ phiếu quá bán thì quyết định mới có hiệu lực. Trong đó, vị hiệu trưởng cũng chỉ có một lá phiếu.
Phạm Thịnh
Việc ĐH Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư, phó giáo sư của trường đã khiến dư luận tranh cãi trong suốt thời gian qua.
Việc Đại học Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư, phó giáo sư đã gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua |
Theo ông Ninh, hiện nay chức danh giáo sư, phó giáo sư mà trường bổ nhiệm không phải theo nghĩa học hàm mà Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận.
Để được bổ nhiệm chức danh này thì ứng viên sẽ được một nhóm chuyên gia thẩm định, đánh giá gồm giáo sư trong và ngoài nước.
Từ ý kiến thẩm định của chuyên gia, Hội đồng xét duyệt tiêu chuẩn và bổ nhiệm của trường sẽ phân tích, kết luận để ra quyết định bổ nhiệm. Tuy nhiên nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị bãi nhiệm chứ không tồn tại vĩnh viễn.
Đại diện trường cho rằng điều này khác biệt lớn với học hàm giáo sư, phó giáo sư được Nhà nước phong.
TS Lê Viết Khuyến ủng hộ việc ĐH Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư, phó giáo sư (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Đồng tình với quan điểm này, TS. Lê Viết Khuyến –Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT thẳng thắn cho rằng việc làm của trường ĐH Tôn Đức Thắng không sai và Bộ nên có những hướng dẫn cụ thể để các trường thực hiện.
“Tự chủ của trường đại học là trong tổ chức, nhân sự, tài chính, học thuật. Việc phong giáo sư, phó giáo sư của trường thể hiện tự chủ về tổ chức, nhân sự”, TS Khuyến phân tích.
Bên cạnh đó, TS Khuyến cho rằng việc tự phong giáo sư, phó giáo sư của trường đại học phải nhìn nhận một cách rộng hơn chứ không nhất thiết căn cứ vào những quy định hiện tại đã được ban hành.
“Nếu quy định mà chưa đúng thì những trường đại học có đề án tự chủ đã được duyệt phải nêu kiến nghị”, ông Khuyến bày tỏ quan điểm.
Nhìn rộng ra trên toàn thế giới, đa số các nước đều có giáo sư, phó giáo sư là của trường đại học. Rất ít nước phong giáo sư của nhà nước.
“Ngày xưa tôi học ở Liên Xô cũ, có những giảng viên ở trường đại học lớn không được công nhận là giáo sư nhưng nếu chịu về những trường đại học ở xa Thủ đô thì có thể được phong giáo sư luôn”, TS Lê Viết Khuyến dẫn chứng.
Trong khi đó, ở Việt Nam có quá nhiều giáo sư, phó giáo sư nhưng lại không gắn cụ thể với một trường đại học nào. Một vị giáo sư tại một trường đại học của Mỹ khi thôi không giảng dạy cũng sẽ mất luôn chức danh giáo sư gắn liền với trường đại học đó.
Về lâu dài, nhà nước nên đưa ra hướng dẫn cho hội đồng trường đại học để nhà trường xây dựng tiêu chuẩn về phong chức danh giáo sư, phó giáo sư của trường.
“Trường đẳng cấp cao thì tiêu chí phải cao, trường top dưới tiêu chí vừa phải nhưng không phải quá thấp. Bộ GD-ĐT chỉ cần đưa ra bộ tiêu chí tối thiểu để các trường dựa vào đó mà xây dựng bộ tiêu chí của từng trường. Yêu cầu đặt ra cho tiêu chuẩn của các trường là không được thấp hơn bộ tiêu chí tối thiểu của Bộ”, ông Khuyến phân tích.
Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ cần cảnh báo các nếu phong giáo sư, phó giáo sư có trình độ thấp là tự trường đang hạ thấp uy tín của mình.
“Tiêu chí để phong giáo sư, phó giáo sư cũng cần được xem xét khi kiểm định, xếp hạng các trường đại học”, TS Khuyến nói thêm.
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng nên bỏ chế độ giáo sư, phó giáo sư được tiêu chuẩn, chế độ của nhà nước mà chỉ được hưởng chế độ của trường đại học.
Những trường đại học khác nhau sẽ có chế độ, tiêu chuẩn cho các giáo sư, phó giáo sư khác nhau. Khi một vị giáo sư không còn công tác ở trường đại học thì những chế độ của người này cũng không còn.
“Nếu quy định các trường đại học phải lo chi trả chế độ, tiêu chuẩn cho các giáo sư, phó giáo sư của trường thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của trường. Vì vậy, các trường sẽ không dại gì mà phong quá nhiều giáo sư, phó giáo sư khi không có nhu cầu”, TS Khuyến phân tích.
Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng quy định của nhiều nước khi chức danh giáo sư, phó giáo sư cũng phải có nhiệm kỳ. Sau 5 năm, trường đại học có thể bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm người đó làm giáo sư, phó giáo sư.
“Việc này nhằm làm cho các giáo sư, phó giáo sư vẫn phải phấn đấu liên tục để xứng đáng với danh hiệu đó chứ không chỉ ngồi một chỗ mà hưởng quyền lợi”, ông Khuyến lý giải.
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học phân tích thêm: “Việc phong giáo sư, phó giáo sư phải do hội đồng trường thực hiện mà không phải là hiệu trưởng. Việc làm này để tránh dùng quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến việc phong giáo sư, phó giáo sư”.
Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường. Hội đồng trường phải bỏ phiếu quá bán thì quyết định mới có hiệu lực. Trong đó, vị hiệu trưởng cũng chỉ có một lá phiếu.
Phạm Thịnh
Bình luận